Bài học về lòng hiếu thảo, sự biết ơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện thiếu nhi của nhà văn lê phương liên (Trang 52 - 60)

II. PHÂN NỘI DUNG CHÍNH

2.2.1. Bài học về lòng hiếu thảo, sự biết ơn

Như đã nói, để xây dựng thành công nhân vật trẻ em của mình, Lê Phương Liên có một hướng đi mới, tác giả đã đặt nhân vật của mình trong hoàn cảnh đặc biệt của đất nước - đất nước đang có chiến tranh để khắc họa và làm nổi bật lên những tính cách, phẩm chất đáng quý của nhân vật. Trong cuộc sống thời chiến tranh, điều quý giá nhất có lẽ chính là tình người và lòng dũng cảm. Thông qua những câu chuyện nhỏ của mình, Lê Phương Liên muốn khẳng định và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp ấy ở các em. Sự hiếu thảo, lòng biết ơn là một nét đẹp, là phẩm chất cao quý mà tác giả muốn nhấn mạnh, muốn nuôi dưỡng ở những tâm hồn trẻ thơ trong trắng. Truyện ngắn Chùm hoa nhãn đã khắc họa nhân vật bé Thương - là một cô bé lớp bốn đảm đang, hiếu thảo, giàu tình cảm. Thương là con liệt sĩ, mẹ đi bước nữa, bé phải ở với ông - người ông đã già, ốm yếu quanh năm. Mọi việc trong nhà đều một mình bé Thương lo toan, nhưng dù bận rộn thế nào em cũng không quên giúp đỡ các bạn học tập.

cho nhà các chú thương binh… những buổi sáng các bạn thay phiên nhau tới nhà em quét sân, dọn chuồng lợn. Và những buổi tối, có hôm trời mưa, có hôm trời tạnh, có hôm trăng sáng, có hôm tối mịt mùng em đi tới nhà bạn, em học với

bạn từ những bài dễ nhất đến những bài khó nhất.” (25, tr. 74). Và cùng với các

bạn, em hăng say làm công tác “Trần Quốc Toản” - một phong trào lớn của Đội thiếu niên Tiền phong ra đời từ những năm chống thực dân Pháp. Nội dung của phong trào là thành lập nhóm từ 5 - 10 em thành một đội giúp đỡ nhau học hành, giúp đồng bào, giúp những nhà chiến sĩ, thương binh, giúp những nhà neo người. Công việc của các em cụ thể là: quét nhà, gánh nước, lấy củi, giữ em, dạy chữ quốc ngữ, giúp đỡ đồng bào tham gia kháng chiến… như lời Bác Hồ căn dặn:

“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Những “chiến sĩ Trần Quốc

Toản” như bé Thìn, bé Bích (Chùm hoa nhãn) sẵn sàng giúp đỡ những gia đình liệt sĩ, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Các bạn đến nhà Thương, thấy ông em ốm, nhà thì neo người chỉ có hai ông cháu, các bạn tự nguyện giúp việc nhà “Cái Thìn, cái Bích đang đứng ở thềm, tay ôm túi sách, tay xách chổi.

- Ông của bạn lại bị ốm đấy à? - Thìn, Bích lo lắng hỏi rồi đưa mắt nhìn nhau.

Bích nhanh nhảu bảo ngay: - Còn việc gì để chúng tớ làm cho” (tr.59)

Rồi sau đó lại: “Một đoàn trẻ em tết vòng lá trên đầu, gậy vác trên vai đang đi dằng sau Giang, vừa đi vừa hát. Thầy Hương rảo bước qua ngõ. Đầu ngõ này là nhà anh Vạn, thương binh loại 6, cụt cả hai tay. Qua ánh điện sáng trong khung cửa sổ, thầy thấy rõ em Thìn và một em nữa trong lớp Bốn của thầy

đang chơi với thằng cu con - đứa con đầu lòng của anh Vạn”… Các em sang

nhà Thoa (bố của Thoa cũng là liệt sĩ) giúp Thoa học tập... Cứ như thế, những “Chiến sĩ Trần Quốc Toản” tuy tuổi còn rất nhỏ ấy đã vượt lên hoàn cảnh gia đình khó khăn của mình, sẵn sàng giúp đỡ người khác: “Ông tớ đã già, bố tớ đã hi sinh, còn tớ cũng là một chiến sĩ Trần Quốc Toản. Phân đội chúng tớ đi đâu,

làm gì cũng có nhau, như những chùm hoa nhãn ở quê tớ đó” (25, tr.75)….

Những hành động đó của các em đã làm xúc động lòng người. Những việc làm nhỏ bé ấy của những em bé (như Thương, Bích, Thoa)… đã làm ấm lòng bao người mẹ, người vợ ở hậu phương, bao gia đình thương binh, liệt sĩ - bởi họ đã có được sự đùm bọc, yêu thương và chia sẻ từ các em nhỏ nhưng đã biết làm những việc có ý nghĩa lớn lao này.

Lòng biết ơn luôn là một trong những phẩm chất đáng trân trọng ở mỗi con người, là nét đẹp tâm hồn, là phẩm chất cao quý mà nhà văn Lê Phương Liên muốn dung dưỡng ở lứa tuổi thiếu nhi. Khi miêu tả những hành động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn từ Công tác Trần Quốc Toản, từ Phong trào thiếu nhi

làm nghìn việc tốt… của các em, nhà văn muốn biểu dương lòng biết ơn, tình

cảm nhân ái của các em. Từ đó, giúp các em nhận thức được cuộc sống hiện tại mà mình đang có chính là nhờ lớp cha anh đi trước xây dựng, giữ gìn, bảo vệ cho dù hy sinh bao xương máu. Bên cạnh việc giáo dục về lòng biết ơn các thế hệ cha anh, nhà văn còn chú ý nhấn mạnh đến lòng biết ơn, sự kính trọng của các em đối với thầy, cô giáo - những người luôn bên cạnh các em,

hàng ngày, hàng giờ dạy bảo, rèn luyện các em trưởng thành, khôn lớn. Không phải ngẫu nhiên mà Lê Phương Liên có nhiều sáng tác viết về mái trường về tình cảm thầy cô, bè bạn (31 Truyện nhỏ/12 Tập truyện được xuất bản) ví dụ như các tác phẩm: Ngày em tới trường, Khi mùa xuân tới, Câu hỏi

trẻ thơ, Người chỉ đạo thực tập, Thầy tôi …. Qua những sáng tác này, Lê

Phương Liên đã ghi lại những cảm xúc, những kỷ niệm, lòng yêu mến, kính trọng và biết ơn học trò đối với các thầy cô giáo.

Ở lứa tuổi nào cũng vậy, thầy cô giáo luôn là hình mẫu lý tưởng của các em khi cắp sách đến trường, trong tâm hồn ngây thơ của các em, thầy cô giáo luôn là đối tượng gần gũi, nhưng cũng rất nghiêm khắc, khiến các em vừa yêu kính, vừa nể sợ. Ví dụ như tâm lý của cu Tý khi nghe chị nói về thầy giáo lớp

Một của mình: “Thầy Thu sẽ dạy em, năm nào thầy cũng dạy lớp một, hồi chị học lớp một, chị cũng học thầy . Cu Tý nghe thế mà tim đập thình thịch, từ thuở bé, nghĩa là từ nhà trẻ cho đến mẫu giáo, Tý toàn học các cô, bây giờ học thầy…

mà lại thầy già… chắc là nghiêm phải biết” (25, tr. 6); hay như trong suy nghĩ

rất ngộ nghĩnh của cậu học sinh lớp sáu về cô giáo mới: “Khải nghĩ thầm: Cô

giáo này nom thế nào ấy, không có dáng cô giáo mấy” (27, tr. 18), hoặc qua

những lời bình phẩm rất hồn nhiên về một cô giáo thực tập của các em: “A!cô giáo thực tập chúng maỳ ơi/ Cô giáo này chỉ bằng chị tớ là cùng/ Chị tớ còn lớn

hơn cô này/ Cô giáo này trông bé như trẻ con” (25, tr.25)… qua những đối thoại

này như hiện lên trước mắt người đọc “Những đôi mắt như muôn vàn mảnh

gương nhỏ” tò mò, ngạc nhiên - thật đáng yêu và ngộ nghĩnh của trẻ em khi nhìn

các thầy cô giáo của mình.

Thầy tôi là một truyện ngắn thể hiện một cách xúc động tình thầy trò trong

những năm tháng chiến tranh gian khổ:Thầy tôi dạy văn, vào hàng không có tiếng tăm gì ở huyện, ở tỉnh. Nhưng chúng tôi thích học thầy, vì thầy dạy dễ hiểu và không bắt chúng tôi khiếp sợ môn văn học. Thầy không bắt chúng tôi làm bài theo công thức “ Yêu - căm - chiến - lạc” để rồi mụ mị cả đầu óc chỉ còn nhớ

“lạc” (25, tr.98). Ấn tượng đẹp đẽ về người thầy gắn liền với những kỷ niệm

không thể quên của một thời gian khổ: “Những đêm trăng, mùa lạc rộ. Thầy gọi cả lớp tôi đi dỡ lạc cho hợp tác xã. Mùi lạc tươi đầy quần áo. Thế rồi phủi chân tay đập vào vai nhau cười ha hả, cả lớp đứng lên, hát vang lừng. Thầy bắt nhịp cho chúng tôi hát, bàn tay thầy thô, đầy chai sạn, chúng tôi vây quanh thầy ríu

rít như một bầy kiến con quanh kiến chúa” (25, tr. 97). Những kỷ niệm ấy hằn

sâu vào trí nhớ học trò - nhân vật Tôi (Thầy tôi) trong những đêm trăng thưở nhỏ. Những ấn tượng sâu sắc, lòng biết ơn thầy cô mãi mãi đi cùng năm tháng, những cô cậu học trò nay đã trưởng thành vẫn luôn nhớ đến thầy mà luôn gọi thầy bằng cái tên kính trọng xen lẫn niềm tự hào “ Thầy tôi”! Lòng biết ơn sâu

sắc về người thầy được thể hiện qua những dòng tâm tình đầy xúc cảm: “Thầy tôi kia rồi. Thầy ngồi nghiêng nghiêng. Thầy đang vá áo, cái áo sơ mi đã sờn vai. Đôi kính thầy đeo trễ xuống. Thầy ngẩng lên, cắn chỉ và trông thấy tôi.

- Thầy! em chào Thầy!

Thế là tôi lại ngồi bên thầy như thuở bé, như chưa bao giờ tôi lớn lên, chưa từng bao giờ tôi đi xa. Trên bàn, một hộp phấn đầy những mẩu vụn và lọ

mực đỏ đã gần cạn” (25, tr.104).Những kỷ niệm về người thầy, về mái trường,

về tình bạn đối với các em nói riêng và chúng ta nói chung mãi mãi không thể nào quên, đó cũng là bài học về lòng kính trọng, sự biết ơn và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” , “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Câu chuyện của em Tẹo (Đi nhổ lạc) cũng để lại cho người đọc nỗi xúc động sâu sa. Ai cũng muốn có một người bố cao lớn, khỏe mạnh - vậy mà “bố của Tẹo lại là người ốm yếu. Bố không đi cày được, không gánh nước được… cánh tay của bố thật là gầy, yếu ớt như một cành lá héo, còn đôi mắt thì mờ đục như phủ một làn sương. Cái Tẹo nói “Bố ơi! giá con không lên sáu mà con mười

sáu rồi thì sướng bố nhỉ?”(25, tr. 89). Sự hiếu thảo, yêu thương bố mẹ của Tẹo

chứa đựng trong câu nói vừa ngây thơ vừa chín chắn của bé. Bé thương bố ốm yếu nên khát khao mình đã là mười sáu tuổi để có thể làm nhiều việc và đỡ đần cho bố được nhiều hơn! Nghĩ là làm, Tẹo hăm hở tự giác đi nhổ lạc với mẹ, quên cả việc bé chưa có gì “lót bụng từ sáng”: “Tẹo cũng quờ tay nắm lấy cây lạc mà nhổ, ôi chà, nặng ơi là nặng, nhổ được một cây, Tẹo ngã ngồi phệt xuống đất… Tẹo thấy người nóng ran lên, bàn tay rát bỏng mồ hôi hòa với nước mưa, thấm mùi lạc tươi, mùi đất nồng. Bỗng Tẹo thấy hoa mắt lên, nó ngã xuống trong đám

dây lạc ướt. Từ sáng nó chưa ăn gì.”( 25, tr. 90).

Nhân vật bé Hà (Những tia nắng đầu tiên) là một cô bé sớm trưởng thành, ở em có sự điềm đạm và chững chạc của người lớn. Em được các bạn tín nhiệm làm Đội trưởng Đội Thiếu niên tiền phong, em vừa tự hào lại vừa lo lắng về

trách nhiệm của mình, về tính gương mẫu của mình trước các bạn.Những suy nghĩ của em thật nghiêm túc, đúng đắn “già trước tuổi”: “ Làm đội trưởng. Từ bé đến giờ Hà chưa hề làm đội trưởng… Làm đội trưởng! Có phải học hộ, làm hộ, ngoan hộ được đâu. Có phải hò hét bắt buộc các bạn được đâu… Mình phải làm gì để xứng đáng với lòng tin của các bạn? Chúng ta còn lười học, chúng ta còn vô số cái dở. Nhưng chúng ta đều yêu Đội. Các bạn ơi. Chúng ta sẽ thay đổi. Những cái xấu sẽ bớt đi. Những cái tốt sẽ thêm nhiều, thêm nữa. Tôi tin như thế! Bởi chúng ta sẽ bảo ban nhau, giúp đỡ nhau. Bởi

chúng ta là bạn bè trong một tập thể cơ mà” (27, tr 28).

Chính vì thế, tác giả Trần Lê Văn khi đọc câu chuyện này đã nhận xét rằng: “Tôi thiết nghĩ những dòng văn của Lê Phương Liên không chỉ là truyện văn chương mà cốt lõi là tâm sự của một người con gái, một cây bút

hiếu thảo” (Lời tựa cho tập Những tia nắng đầu tiên (Nxb Kim Đồng,

2006). Điều đó đúng bởi phần lớn nhân vật trữ tình trong sáng tác của Lê Phương Liên thường là những cô bé ngoan ngoãn, chăm chỉ, hiếu thảo, luôn có ý thức tự giác và sống rất có trách nhiệm. Đó là những nhân vật em bé như Thương (Chùm hoa nhãn), Tẹo (Đi nhổ lạc), Hà (Những tia nắng đầu tiên) … các em rất giàu lòng yêu thương cha mẹ, bạn bè, người thân, sẵn sàng giúp đỡ và sống có trách nhiệm với bản thân và với mọi người. Đây chính là nền móng, là cơ sở vững chắc - để sau này khi trưởng thành các em sẽ trở thành những người có tinh thần yêu nước, biết sống, làm việc, thậm chí là hi sinh vì quê hương, đất nước của mình.

2.2.2. Bài học về tình yêu với thiên nhiên, trân trọng và có ý thức bảo vệ thiên nhiên

Bài học về tình yêu với thiên nhiên, trân trọng và có ý thức bảo vệ thiên nhiên cũng là một nội dung hướng tới qua những sáng tác của nhà văn. Nhiều trang văn đẹp của Lê Phương Liên đã giành cho việc mô tả về cảnh sắc thiên

nhiên tươi đẹp trên khắp mọi miền đất nước, trước hết để mở rộng tầm nhìn, nuôi dưỡng tình cảm yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên của các em.

Đối với thế giới tuổi thơ, thiên nhiên muôn sắc mầu luôn hấp dẫn các em và luôn khiến các em muốn được khám phá để nhận thức, để hiểu biết, để yêu quý như những người bạn thân thiết với chúng. Nắm được tâm lý này của các em, nhà văn đã dùng ngòi bút của mình để đưa các em đến với thiên nhiên diệu kỳ đầy thơ mộng, gần gũi, hòa đồng với cuộc sống con người. Tác giả đã say đắm miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của núi rừng khi mùa xuân đến: “Ngày xuân đến, những dãy núi trùng điệp và hiểm trở đang khoác những làn mây mỏng, đây đó trên triền núi những cây đào cổ thụ đang nở hoa, những cánh đào phai hồng nhẹ nở hé bên chồi non lộc biếc. Tưởng như núi rừng đang sửa soạn

đi dự hội xuân” (33, tr. 5); “ Rồi mùa xuân đến, cây đào ra hoa, màu hồng tươi

thắp sáng cả rừng già. Cánh hoa đào mỏng như cánh bướm, nở giữa lá cây còn

đọng sương trong, thật là một món quà tuyệt sắc của mùa xuân” ( 33, tr.43).

Nhà văn đã nuôi dưỡng tâm hồn tình cảm của con trẻ bằng những bức tranh thiên nhiên tươi sáng tràn đầy sức sống, rực rỡ sắc màu cùng với những âm thanh ríu rít của các loài chim trong buổi sáng bình minh ló rạng: “Rồi mùa xuân như tan dần trong ánh nắng lên. Chim chóc vào mùa sinh nở. Những tổ chim xinh xắn kín đáo nép mình trong bóng lá, thân cây. Ong bướm rủ nhau hát vơ vẩn bên những chiếc lá nhỏ. Nắng, nắng chan hòa. Một buổi bình minh đến, nắng vàng tươi rắc phấn óng ánh lên cỏ khắp cây rừng. Chú vành khuyên mở

mắt hót vang lên” (33, tr.47).

Còn đây là cảnh biển cả mênh mông với một loài chim đặc trưng của biển - chim Hải Âu, với những con sóng vỗ dạt dào - lúc hiền hòa, khi dữ dội “biển lồng lên những con sóng cao quá đầu người đổ cuồn cuộn vào bờ cát trắng, bọt

vỡ tan trên những hòn đá lớn đầy vỏ hà sắc bám”, khi dịu êm: “từng làn sóng

cát thành những viên nhỏ xíu” (31, tr. 85)... Có một điều rất thú vị ở đây là nhà văn đã miêu tả, đã cảm nhận thiên nhiên, lý giải mọi sự vật hiện tượng bằng chính con mắt và tâm hồn của trẻ thơ. Điều đó giúp tác giả luôn có cái nhìn tươi non, trong trẻo, hồn nhiên, phán đoán và suy nghĩ theo con mắt và “cái lý” của các em. Bởi vậy, thiên nhiên trong sáng tác của bà nhiều khi rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh. Chẳng hạn: trong tâm trạng náo nức của cu Tý khi vào lớp Một, Tý nhìn thấy cảnh sắc xung quanh cũng rạo rực, náo nức như lòng mình: “Đồng lúa hai bên đường đang ngả vàng. Gió sớm thổi rì rào, rì rào, thảm lúa vồng lên những làn sóng. Ngay cả đồng lúa ấy, Tý cũng không thấy bình thường như mọi khi. Hình như những cây lúa đang trổ bông reo lên trong gió xôn xao náo nức hơn. Hương lúa đang chín có vị thơm, vị ngọt ngào, mùi thơm ấy cứ làm cho trẻ con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện thiếu nhi của nhà văn lê phương liên (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)