Khái niệm Thế giới nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện thiếu nhi của nhà văn lê phương liên (Trang 33 - 35)

II. PHÂN NỘI DUNG CHÍNH

2.1.1. Khái niệm Thế giới nhân vật

Trước tiên, để có thể hiểu một cách chung nhất về khái niệm Thế giới

nhân vật, chúng ta cần tìm hiểukhái niệm về "Thế giới nghệ thuật". Về “Thế

giới nghệ thuật” có khá nhiều những quan niệm khác nhau. Ví dụ như: Thế giới nghệ thuật “Là chỉnh thể của hình thức văn học”“Thế giới nghệ thuật là một sản phẩm sáng tạo của con người. Về mặt tâm lý học nó phục tùng quy luật sau: con người sống trong thế giới khách thể bốn chiều (ba chiều không gian và một chiều thời gian), nó phải thích nghi với ba chiều không gian và sự biến đổi của thời gian. Mọi cảm xúc, tri giác đều gắn với thế giới đó, không thể miêu tả sự sống mà không miêu tả thế giới của con

người” ( 60, tr.29, 30)

Nhà phê bình văn học người Nga Biêlinxki nhận xét:“Mọi sản phẩm nghệ thuật đều là thế giới riêng, mà khi đi vào nó, ta buộc phải sống theo

các quy luật của nó, hít thở không khí của nó”; nhà văn Sêđơrin cũng nói:

Tác phẩm văn học là vũ trụ thu nhỏ, mỗi sản phẩm nghệ thuật là một thế

giới khép kín trong bản thân nó” (dẫn theo 60, tr.135).

Các tác giả của Từ điển Thuật ngữ văn học quan niệm: Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một trào lưu)... Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lý riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị

riêng... (11, tr.302). Qua thế giới nghệ thuật, người đọc thấy được tính độc đáo về tư duy nghệ thuật của từng tác giả, tức là thấy được cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ:“khái niệm thế giới nghệ thuật giúp chúng ta hình dung tính độc đáo về tư duy nghệ thuật của các sáng tác nghệ thuật, có cội nguồn trong thế giới quan, văn hóa chung, văn hóa nghệ thuật và cá tính

sáng tạo của người nghệ sĩ” (60, tr.302, 303).

Từ những quan niệm trên, cho phép ta hiểu Thế giới nghệ thuật là sự thống nhất của các yếu tố: Đề tài, chủ đề, nhân vật, thời gian và không gian, ngôn từ và giọng điệu... Trong đó yếu tố nhân vật vừa là linh hồn,

vừa là hình tượng nghệ thuật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật thể hiện

“Quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người”

(11) qua sáng tác của nhà văn.

Theo “Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học (năm 1992), thì

nhân vật là đối tượng (thường là con người) được miêu tả thể hiện trong

tác phẩm nghệ thuật”. Bản chất của văn học là mối quan hệ với đời sống,

nó chỉ tái hiện được đời sống qua những hình tượng nghệ thuật, mà hình tượng nhân vật là cốt lõi. Nhân vật là then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện những quan niệm của nhà văn về cuộc sống, về con người. Nếu trong tác phẩm văn học, nhà văn không khắc họa được hệ thống nhân vật phù hợp với ý đồ tư tưởng của mình thì sáng tác ấy trở nên vô nghĩa. Vì thế, khi xây dựng nhân vật các nhà văn bao giờ cũng có ý đồ nghệ thuật nhất định để thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình.

Với tác giả Lê Phương Liên cảm hứng chủ đạo xuyên suốt trong sự

nghiệp sáng tác của bà là cảm hứng viết về các nhân vật thiếu niên, nhi đồng trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc. Đó là giai đoạn cả

đất nước ta bước vào thời kỳ vừa chống Mỹ, vừa xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc và tiếp tục đấu tranh giải phóng, thống nhất đất nước ở miền Nam

- đây cũng là giai đoạn hào hùng, gian khổ nhưng vô cùng vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Lấy bối cảnh xã hội đặc biệt như vậy để khắc họa nhân vật thiếu niên nhi đồng - những mầm non tương lai của đất nước với những nét đẹp vốn có - Lê Phương Liên đã góp phần lý giải về Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, về vẻ đẹp, sự bất khuất của con người Việt Nam từ những nhân vật em bé rất đỗi đáng yêu và bình dị như thế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện thiếu nhi của nhà văn lê phương liên (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)