Một thế giới nhân vật trẻ em phong phú, đa dạng với đủ mọi lứa tuổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện thiếu nhi của nhà văn lê phương liên (Trang 35 - 51)

II. PHÂN NỘI DUNG CHÍNH

2.1.2. Một thế giới nhân vật trẻ em phong phú, đa dạng với đủ mọi lứa tuổ

những nét tâm lý và tính cách khác nhau

Qua những tác phẩm: Những tia nắng đầu tiên, Khi mùa xuân đến, Hoa dại, Khúc hát hạnh phúc, Kỷ niệm của người phụ trách thiếu nhi, Bức tranh còn vẽ, Chiếc nhãn vở mong, Mưa xuân Hồ Gươm, Chim Hải Âu ở đảo Hòn Dấu,

Ngày em tới trường, Chùm hoa nhãn … của nhà văn Lê Phương Liên, ta thấy cả

thế giới nhân vật trẻ em của bà được hiện lên thật đa dạng, phong phú với đủ mọi lứa tuổi, mọi cấp học với những nét tính cách và tâm lý khác nhau. Với từng lứa tuổi trẻ em, Lê Phương Liên lại có những nét khắc họa riêng gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Trước hết có thể thấy, thế giới nhân vật trẻ thơ của nhà văn Lê Phương Liên là cả một thế giới của các cô cậu học trò đủ các cấp học. Từ những bước chân đầu tiên khi các em vào lớp Mẫu giáo, rồi vào lớp Một (Ngày em đến

trường), rồi lên cấp Hai - trở thành những đội viên Đội thiếu niên Tiền phong

(Những tia nắng đầu tiên); và theo năm tháng các em dần dần trưởng thành,

thành những người Đoàn viên ưu tú (Khi mùa xuân đến) ở cấp Ba.

Có thể nói, truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn là cả một dòng chảy về thời niên thiếu của mỗi con người. Bắt đầu là từ thuở ấu thơ, buổi đầu tiên được đến trường (Ngày em tới trường) với biết bao bỡ ngỡ, mới lạ và háo hức. Chùm truyện ngắn: Ngày em tới trường, Câu hỏi trẻ thơ, Chiếc nhãn vở mong manh… chứa đựng trong đó bao điều lý thú về các bé.

Thế giới nhân vật trẻ em thời thơ ấu của Lê Phương Liên thật đa dạng, mỗi em mỗi hoàn cảnh, mỗi cá tính khác nhau, ở những vùng miền khác nhau. Đó là những em bé ở bản làng miền núi xa xôi, có hoàn cảnh khó khăn, tội nghiệp như nhân vật cu Non (Chiếc nhãn vở mong manh): “bố nó bị cây đổ đè

chết trong rừng, mẹ nó đi lấy chồng bên kia biên giới”, nó phải ở với ông, ông

nó cũng già yếu lắm rồi; hoàn cảnh của Thương, của Thoa (Chùm hoa nhãn)

cũng tội nghiệp không kém, các em đều là trẻ mồ côi bố - bố của các em đã hi sinh ở chiến trường. “Ngày bố lên đường chiến đấu, Thương chưa có mặt trên đời, em mới được hai tháng trong bụng mẹ… và mẹ cũng đã đi xa hơn năm nay, vào một ngày tháng giêng… trời mưa lâm thâm, những chùm nhãn lay động

trong gió, rỏ xuống những hạt nước trong” (25, tr. 57). Thương ở với ông nội

già yếu quanh năm, hai ông cháu nương tựa vào nhau, mọi việc trong nhà đều đến tay cô bé học mới học lớp bốn. Ở Thương sớm có sự tự giác trong công việc, trong ý thức chăm sóc ông: “Hôm nay,… đổi thời tiết, chắc ông lại đau xương. Kìa ông toan ra sân. Ông ơi, trời mưa, sân nhà trơn lắm ông ạ. Ông đi nằm đi, ông để cháu. Cháu làm được. Cháu cho gà ăn, rồi cháu cho lợn ăn. Rồi

cháu nấu cơm, còn sớm, thế nào cháu cũng kịp giờ học ông ạ” - Những lời

ngoan hiền của cô bé với ông trào dâng trong lòng người đọc biết bao cảm xúc: vừa thương cảm, vừa xót xa về cô bé đáng yêu đảm đang, chăm ngoan, hiếu thảo mà phải sống trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn tình cảm của cả cha lẫn mẹ.

Thế giới nhân vật trẻ em của Lê Phương Liên thật đa dạng, mỗi em mỗi hoàn cảnh, mỗi cá tính khác nhau. Nếu nhân vật Hà, Vân (Những tia nắng đầu

tiên) là những cô bé chăm ngoan, học giỏi thì ngược lại - mối quan tâm lớn nhất

của các em Khải, Lực…lại là chơi chơi, chúng hay nghĩ ra những trò đối phó với thầy cô, với cha mẹ trong việc học hành - những trò mà chỉ trẻ con mới có. Hay nhân vật Phương và Bùi… (Khi mùa xuân đến) sớm có những suy nghĩ chín chắn, sống rất nội tâm thì nhân vật Quang, Sơn lại là những cậu bé bồng bột,

hiếu động, nghịch ngợm. Đã học đến lớp Tám, nhưng Quang chỉ ước giá mình học có lớp Hai, vì theo Quang: “học lớp hai thích thật”, “để chẳng phải lo gì” chuyện bài vở”… “Tụi trẻ sơ tán cùng cơ quan, gọi nó đi đá bóng, nó có mặt ngay. Mãi đến khi những ngọn gió bấc đầu tiên kéo về, Quang mới sực nhớ: Bài chưa học! Cơm chưa thổi! Chả hiểu thằng Minh chạy đâu! Quang hấp tấp chạy

về, gọi em ơi ới và bắt đầu đốt rạ mù mịt”. ( 27, tr. 104)…

Đã từng là một cô giáo gắn bó với sự nghiệp “trồng người” nhiều năm, nhà văn rất hiểu tâm lý và cá tính của học trò- nên khi viết về kiểu nhân vật này, tác giả như được sống lại những năm tháng trong sự nghiệp “trồng người” ấy. Là “người trong cuộc” nên khi miêu tả cá tính, tâm lý, hành động từng lứa tuổi học trò - người đọc vẫn thấy đâu đó sự cảm thông và nụ cười hóm hỉnh, nhân hậu của nhà văn đối với nhân vật học trò thiếu nhi của mình.

Khảo sát 12 tập truyện viết cho thiếu nhi của Lê Phương Liên, trong đó có ba tập truyện viết về đời sống tình cảm của những em bé chuẩn bị vào lớp Một, hoặc đang học lớp Một (Ngày em tới trường, Câu hỏi trẻ thơ, Chiếc nhãn vở

mong manh). Điều rất lý thú ở các truyện này là ta bắt gặp sự ngộ nghĩnh đáng

yêu của các bé qua từng câu chuyện nhỏ. Đó là chuyện nhà Cu Non (Chiếc nhãn

vở mong manh) sống ở miền núi xa xôi, gần một khu du lịch nổi tiếng. Có một

lần, bé chỉ đường cho một người hỏi thăm lên khu du lịch, được người ta cho một cái nhãn vở. Cái nhãn vở mong manh kia có sức hấp dẫn gì mà sao nhân vật Cu Non kia cứ “mỗi lần đem ra dùng, tay nó run run như một báu vật thần kỳ”. Và Cu Non đã vẽ một cái nhãn vở với bao tưởng tượng về một cái lớp học mà nó có thể được ngồi vào để học như bao bạn khác: “một vuông giấy nhỏ xíu như lá rừng thôi mà… nếu Non được đi học nó sẽ vào lớp Một, nhưng lớp Một là như thế nào nhỉ? Có lẽ lớp một giống cái tổ chim đang tập nói, cô giáo thì giống như chim mẹ… Lớp của Non là tổ chim, nhiều chim nhỏ đang há miệng, Non là một chú lớn hơn, to gần bằng cô giáo. Non chưa bao giờ trông thấy cô giáo nên nó

vẽ một người cao bằng cây ngô” (33, tr.13); Hay chuyện về một chú bé bị mẹ mắng trốn xuống gầm bàn, chú thấy mẹ hoảng hốt đi tìm, chú vừa sợ vừa buồn cười đến nỗi… tè cả ra sách của ông (Ngày tôi 6 tuổi)... Và rất nhiều những câu chuyện nhỏ về thế giới xung quanh các em, như chuyện về các loài hoa, loài cây, về loài vật... Qua những câu chuyện kể đượm màu sắc cổ tích, màu sắc ngụ ngôn của nhà văn, các em bé tha hồ thả trí tưởng tượng về cuộc sống của thiên nhiên, về cuộc sống của muôn loài. Giai điệu du dương của “Bài hát dỗ em” của trẻ em miền núi qua lời hát bằng tiếng dân tộc của một em bé vùng cao đã gây một ấn tượng mạnh và gợi tò mò cho nhân vật “tôi”, bởi các hình tượng những con vật vừa lạ, vừa quen trên vùng núi xa xôi kia. Lời bài hát tạm dịch là:

“Nín đi em, cưng ơi Đừng khóc nữa em nhé Khóc ban đêm sợ con thù thì

Khóc buổi chiều sợ con cáo đến bắt Khóc ban trưa sợ con quạ nhòm đầu hồi Khóc ban mai sợ con cò lò dò bờ suối”.

Thôi thì đủ cái “sợ” nếu khi em bé khóc, cách vừa dỗ, vừa dọa của lời “Bài hát dỗ em” khiến cho tác giả - qua nhân vật “tôi” cảm thấy thích thú và như muốn được hóa thân thành những con vật trong bài hát kia vậy:“ Tôi cảm thấy mình có lẽ giống một con cáo, một con quạ, hay một con thù thì nào đó thật đáng sợ trong ánh mắt của em bé vùng cao kia. Chẳng biết có phải thế không?

(33, tr. 7).

Với trẻ thơ, sự khám phá cuộc sống sự vật, sự việc xung quanh các em luôn là một nhu cầu cần thiết. Lúc nào các bé cũng muốn hỏi “Tại sao? Sao lại là thế này, mà không phải là thế kia?...”. Nắm được tâm lý háo hức, tò mò ham học hỏi này của các em - nhà văn Lê Phương Liên lại có những câu chuyện thật thú

vị để giải đáp vô vàn những thắc mắc của em. Và qua đó, người đọc thấy được sự ngây thơ, trong sáng, thông minh, đáng yêu của những nhân vật “nhí” này.

Đây là chuyện về một cậu bé - lần đầu tiên nhìn thấy em bé mà mẹ em vừa đẻ ra, cậu ngạc nhiên vô cùng “ Sao lại có con người bé bỏng như thế? Tôi cầm lấy đôi bàn tay, bàn chân nhỏ hồng, mềm mại của em tôi mà sao tôi cảm thấy thật mong manh? Nhiều lần khi học bài xong, mẹ bảo tôi đi rửa tay sạch và tôi được bế em. Thoạt đầu tôi chỉ dám ngồi khoanh chân lại để đặt bé vào lòng. Tôi không dám bế em trên tay, lại không dám đi đi lại lại như người lớn. Tôi sợ

đánh rơi em” (33, tr.7). Hay câu hỏi: Tại sao cây chanh trong vườn của bà muốn

nhân giống lại phải chiết cành? hái lá trầu lại phải đánh thức trầu tỉnh giấc?

(Cây chanh); Tại sao cây ngải cứu lại là cây báo bão(Cây báo bão); hay chuyện

về cuộc phiêu lưu kỳ thú của cô bé Ốc Sên (Cô bé Ốc sên); chuyện về một loài hoa nở muộn (Hoa nở chậm mùa), chuyện về chim Lạc Việt (Chim Lạc Việt trở về)… Mỗi một câu chuyện là cả một thế giới vừa được khám phá dưới con mắt của trẻ thơ. Các em thật hồn nhiên, giàu trí tưởng tượng, giàu tình cảm và rất dễ tin vào những điều kỳ diệu chỉ có ở trong thế giới cổ tích - đây cũng chính là đặc điểm tâm sinh lý nổi bật của trẻ thơ đặc biệt ở lứa tuổi Mẫu giáo và cấp Một.

Trong cuộc đời con người, mỗi khi nhớ lại tuổi ấu thơ, ta không thể quên lần đầu tiên đi học, được đến trường. Dấu ấn đậm nét ấy mỗi khi nhớ lại, ai trong chúng ta cũng cảm thấy thú vị, vui và cảm động. Có lẽ vì thế mà chủ

đề đến trường được nhà văn đặc biệt quan tâm phản ánh khi viết về thế giới

trẻ thơ qua các sáng tác: Ngày em tới trường, Chiếc nhãn vở mong manh, Ngày tôi sáu tuổi...

Với các bé, đến trường là cả một vấn đề quan trọng, “ to lớn” - bởikhi bé bước chân vào lớp Một, cả chân trời mới mở ra trước mắt đối với các em. Nhà văn đã quan sát tỉ mỉ và miêu tả rất tinh tế tâm trạng nhân vật cu Tý lần đầu đi tới trường: Vẫn là những cảnh đồng ruộng quen thuộc nhưng sao hôm nay cu Tý

cảm thấy cái gì cũng tươi tắn, rực rỡ thơm tho và đẹp đến thế: “Hôm nay là ngày 5 tháng 9, ngày khai trường của tất cả trẻ em mình đấy. Hôm nay không phải là một ngày hè chơi nhởn nhơ trên bãi cỏ với cánh bướm, cánh chuồn chuồn nữa. Hôm nay là một ngày đầu thu nắng đẹp khắp bờ tre, ngọn cỏ. Hương thơm mùa lúa chín bay dâng dâng vào các lớp học. Và sáng nay là ngày cu Tý đứng dậy lễ phép nói với thầy giáo: Em thưa thầy, em tên là Nguyễn Văn Thắng, chứ không

phải là cu Tý ạ” (25, tr.11). Trong con mắt của các cô bé, cậu bé lần đầu tiên đến

lớp - cô giáo trong luôn là một thần tượng đẹp đẽ nhất: “Trước những đôi mắt ấy, cô giáo của các em là người giỏi nhất, người đúng nhất, có khi còn là người

xinh nhất nữa cơ đấy” (25,tr.11). Bởi trước đó, các cô cậu nhỏ tuổi này chỉ biết

có mẹ - mẹ là cả thế giới của các em - nay lại có cô giáo thay mẹ chăm sóc, dạy dỗ, yêu thương các em.

Viết cho lứa tuổi học trò, nhà văn Lê Phương Liên bỗng nhiên trở thành “nhà tâm lý học” và “nhà sinh vật học”. Bởi qua các câu chuyện của bà cả một bầu trời chứa đựng những tri thức mới mẻ đối với trẻ thơ. Đó là chuyện trồng cây chanh của bé Mai, cây chanh đã bị chiết cành đau như thế nào? (Cây chanh);

Hoa Phượng không nở vào mùa xuân mà lại nở vào mùa hè? (Hoa nở chậm

mùa); Chuyện về cái Đài Nghiên bên Hồ Gươm: “Mỗi khi ánh mặt trời từ đằng

đông chiếu rọi thì bóng của ngọn tháp bút bao giờ cũng chấm đúng vào giữa

Đài Nghiên” (Mưa xuân bên Hồ Gươm); hay chuyện của cô bé Ốc Sên mãi mới

biết đặc điểm riêng của loài mình là đi đâu cũng để lại vệt nước dãi trên đường, hoặc tại sao Ốc Sên lại không bay được như loài bướm?(Cô bé Ốc Sên). Sao

mùa xuân chim én mới về? (Én nhỏ); Sao chim Lạc Việt chỉ đến đêm giao thừa

mới trở về đất kinh kỳ Thăng Long đón Tết? (Chim Lạc Việt trở về)… Và biết

bao, biết bao câu chuyện hấp dẫn về muôn loài được nhà văn giải đáp một cách thật nhẹ nhàng, dễ hiểu - khiến các bé vô cùng thích thú, muốn khám phá, muốn tìm hiểu nhiều hơn về thế giới xung quanh của mình.

Điều làm nên những thành công trong các truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Lê Phương Liên có lẽ là do chính tác giả đã hòa mình vào thế giới trẻ thơ để cùng học, cùng vui chơi, cùng quan sát thế giới xung quanh bằng “cặp mắt xanh non” của con trẻ. Bà viết về thế giới hiện thực với cái nhìn háo hức khám phá tìm hiểu của tuổi thơ. Ví dụ như khi viết về những tập quán quen thuộc của dân tộc, bà viết một cách tự nhiên, thú vị, cuốn hút - khiến cho trẻ dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc các phong tục truyền thống tốt đẹp này. Cả chùm truyện:

Chú Tễu kể chuyện tết bánh trôi, bánh chay và tết Thanh minh, Chú Tễu kể chuyện Tết Đoan ngọ, Chú Tễu kể chuyện Tết Vu Lan, Chú Tễu kể chuyện Tết Nguyên Đán, Chú Tễu kể chuyện Tết Trung Thu, Cuộc phiên lưu của chú rối

Tễu,… được bà kể với giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, hài hước với lối kết cấu

khá độc đáo: Truyện kể là những lời thoại nhẹ nhàng, dễ hiểu qua cách đối đáp

của chú rối Tễu (một nhân vật trong Múa rối nước truyền thống của người Việt)

với nhân vật cánh diều. Trẻ thơ sẽ có một kho tri thức về các ngày Tết trong năm

với những nét đặc trưng riêng của từng cái Tết. Tết có từ bao giờ? Vì sao lại có Tết Nguyên đán với phong tục Chúc Tết, tại sao lại có cây nêu ngày Tết? Trẻ em sao lại được lì xì? Tại sao có tết Trung Thu, có Chị Hằng, có tục cúng trăng? Tại sao lại có cây đa, chú Cuội? Tại sao Tết Trung thu lại có múa Lân, có rước đèn ông sao? Tại sao lại có Tết Đoan Ngọ, Tết Vu Lan?… Chùm truyện cổ tích của Lê Phương Liên (Sưu tầm và biên tập) đã giải thích thật thú vị sâu sắc, mang nhiều ý nghĩa thiết thực đối với việc mở mang kiến thức và lòng tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc đối với các em.

Cũng trong chùm truyện này, thú vị nhất là câu chuyện Cuộc phiêu lưu

của chú rối Tễu - qua cách kể hài hước, dí dỏm, đậm chất dân gian, tác giả dẫn

dắt bạn đọc nhí cùng phiêu lưu với chú rỗi Tễu: Nào là khi biểu diễn sân khấu, nào là khi lưu lạc dưới đáy biển làm bạn với cá heo, nào là khi được xem bác Rùa đẻ trứng, rùa con được ra đời ra sao… cùng thả hồn phiêu lưu với chú rối Tễu đã giúp các em hiểu biết thêm về thế giới xung quanh - để yêu hơn môi

trường các em đang sống, tạo cho các em có ý thức giữ gìn môi trường từ thuở nhỏ. Và sâu xa hơn, qua câu chuyện nhẹ nhàng thú vị ấy là bài học về cuộc sống, về tình bạn, về bản thân mỗi con người, bên cạnh đó còn có tác dụng bồi đắp cho các em tình yêu đối với một môn nghệ thuật dân gian truyền thống của dân tộc -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện thiếu nhi của nhà văn lê phương liên (Trang 35 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)