Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh lào cai (Trang 40 - 43)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài

1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Việc sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa (công cụ phái sinh hàng hóa) để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu luôn là đối tượng quan tâm của nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Vì vậy đã có nhiều nhà khoa học, quản lý kinh tế trên thế giới quan tâm nghiên cứu về vấn đề này. Các nghiên cứu của họ thường thiên về khía cạnh phân tích bản chất, ưu nhược điểm của các công cụ tài chính phái sinh, đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng các công cụ phái sinh hàng hóa để quản trị rủi ro về giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên một số công trình:

Tác giả Hellyette Geman đã viết một cuốn sách có tên “Commodities and commodity derivative Modeling and Pricing for Agricuturals, Metals and Energy” xuất bản năm 2005, đã tập trung phân tích cấu trúc thị trường và các nhân tố tác động đến việc xác định giá thực hiện trong các hợp đồng phái sinh hàng hóa.

Công trình nghiên cứu “Commonlity derivative market opportunities and challenges” của tác giả Bookwell Publication viết năm 2007, trình bày cụ thể cơ hội và thách thức của thị trường phái sinh hàng hóa trong tổng thể phát triển của thị trường. Nghiên cứu chú trọng đến các nhân tố ảnh hưởng đến giao dịch phái sinh hàng hóa và các điều kiện cần thiết để phát triển giao dịch này.

Theo tác giả Deutche Boerse & Eurex với bài báo “The global derivative market - an introduction” năm 2008 đã chỉ ra nguyên tắc cơ bản và đặc điểm của thị trường phái sinh cũng như hiệu quả của việc sử dụng sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Công trình đã tập trung nghiên cứu về thị trường phái sinh Châu Âu và đưa ra các ví dụ cụ

thể về việc sử dụng sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho các hợp đồng giao dịch có tài sản cơ sở là nông sản, nhiên liệu, kim loại quý và các loại tiền tệ.

Được đăng tải trên tạp chí kinh tế của Mỹ, bài báo “The price risk management in China agricultural products” của tác giả Joel Bessis viết năm 2012, trình bày những rủi ro trong biến động giá nông sản Trung Quốc, nguồn gốc của những rủi ro biến động giá hàng nông sản, đặc điểm ngành nông nghiệp Trung Quốc. Nghiên cứu chỉ ra các rủi ro trong biến động giá đối với sản phẩm nông nghiệp Trung Quốc và các phương pháp nhằm quản trị rủi ro biến động giá nông sản trong đó nhấn mạnh việc phát triển thị trường phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro.

Hoạt động phái sinh hàng hóa không phải là đề tài mới trên thế giới, có rất nhiều nghiên cứu để phát triển giao dịch này tại các nước đang phát triển nhưng vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu cụ thể về thị trường Việt Nam.

1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Việt Nam là một trong số những quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu nông sản với danh mục sản phẩm đa dạng từ cà phê, cao su, đến hạt điều, đậu tương,... Đặc điểm của các mặt hàng nông sản là giá cả biến động nhanh, mạnh, khiến việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, định giá rất bị động, giá nông sản xuất khẩu phụ thuộc vào biến động giá thế giới mà giá này được người mua là các doanh nghiệp nước ngoài “sắp đặt sẵn” cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nước ta, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam luôn phải bán dưới giá bình quân thế giới. Để khắc phục khó khăn và quản lý rủi ro biến động giá hàng hóa, giới lý luận và quản trị doanh nghiệp bắt đầu quan tâm phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp sử dụng sản phẩm hàng hóa phái sinh để phòng ngừa rủi ro biến động giá cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam. Đặc biệt trong những năm gần đây xuất hiện một số công trình nghiên cứu sâu về sản phẩm hàng hóa phái sinh đăng trên các tạp chí như:

Nguyễn Lương Thanh, 2009, “Thị trường hàng hóa nông sản giao sau và vai trò của nó đối với việc tiêu thụ nông sản ở nước ta” trình bày về hàng hóa nông sản tại Việt Nam và thực trạng giao dịch hàng nông sản từ đó chỉ ra những rủi ro trong giao dịch hàng nông sản Việt Nam. Nghiên cứu trình bày về giao sau hàng hóa và thị trường giao sau, vai trò của thị trường này trong việc hạn chế rủi ro biến động giá nông sản.

Phạm Thị Xuân Thọ, 2010, “Nông sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, thực trạng và giải pháp”, đã phân tích thuận lợi, khó khăn và đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng cường hiệu quả kinh tế cho xuất khẩu nông sản Việt Nam.

Hoàng Quốc Tùng, 2012,“Đánh giá thực trạng phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” đã nêu lên một số vấn đề chung về thực trạng sử dụng sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro tại các ngân hàng thương mại, các kết quả đạt được cũng như những tồn tại cần khắc phục để thúc đẩy phát triển nghiệp vụ phái sinh tại Việt Nam.

Bên cạnh sách chuyên khảo và các bài báo, cũng có nhiều đề tài nghiên cứu về việc sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Một số đề tài nghiên cứu được thực hiện trong những năm gần đây như:

Nguyễn Phước Kinh Kha (2015) “Phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài chính tại Việt Nam” tổng hợp cơ sở lý thuyết liên quan đến giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài chính, làm nổi bật đặc điểm riêng biệt của thị trường này từ đó đề xuất một số giải pháp làm điều kiện để phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa tại Việt Nam, tạo ra các công cụ tốt để bảo hiểm biến động giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Cao Hữu Lộc (2011) “Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam”

tập trung nghiên cứu những rủi ro tài chính mà các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam phải đối diện và việc sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp này.

Hầu hết các bài viết, các luận văn trên đều khái quát những nét cơ bản về sản phẩm phái sinh hàng hóa và việc sử dụng các sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa, né tránh và giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói riêng. Tuy nhiên số lượng các nghiên cứu ở Việt Nam về đề tài này còn khá khiêm tốn, nhiều đề tài nghiên cứu giao dịch phái sinh tại Việt Nam nhưng chủ yếu là giao dịch phái sinh ngoại hối, phái sinh

nông sản với tài sản gốc là cà phê, gỗ, cao su… mà chưa có nghiên cứu về việc sử dụng sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro về giá cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè. Hơn nữa, thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước, những năm qua ngành chè nước ta đã có những bước tiến đáng kể. Chè là một trong những nông sản mũi nhọn của Việt Nam trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu ra nước ngoài. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan trong 2 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu chè ước tính đạt gần 18 nghìn tấn với kim ngạch ước tính đạt 254,54 triệu USD. Với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trên, Việt Nam tiếp tục đứng vị trí thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè. Bên cạnh đó trong bối cảnh tình hình tài chính thể giới có nhiều biến động khó lường như ngày nay thì các rủi ro xảy ra đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa lại càng nhiều và nghiêm trọng hơn. Bởi vậy, để có thể tồn tại và phát triển được, các doanh nghiệp xuất khẩu phải biết né tránh hoặc giảm thiểu những tác động xấu do rủi ro đem lại. Do đó nghiên cứu “Tăng cường sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh Lào Cai” là rất cần thiết trong tình hình hiện nay.

Đề tài “Tăng cường sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh Lào Cai tổng hợp cơ sở lý thuyết về các công cụ phái sinh hàng hóa, làm nổi bật đặc điểm riêng biệt của từng công cụ, đồng thời phân tích, nhận diện được các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu và việc sử dụng các công cụ phái sinh để bảo hiểm cho các rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu chè của các doanh nghiệp Lào Cai hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh lào cai (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)