Nhận diện rủi ro tài chính và nguyên nhân tác động của rủi ro tà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh lào cai (Trang 61 - 66)

5. Bố cục của luận văn

3.2.1. Nhận diện rủi ro tài chính và nguyên nhân tác động của rủi ro tà

Trong những năm gần đây bên cạnh những thành quả đạt được, các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại Lào Cai vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, phải đối diện nhiều với rào cản tại các thị trường, đặc biệt là làm thế nào để có thể nâng cao giá trị xuất khẩu chè theo đúng tiềm năng của tỉnh. Do đó cần phải có một sự nhìn nhận phân tích hết sức tỉ mỉ các loại rủi ro và tác động của nó đến các doanh nghiệp xuất khẩu chè Lào Cai. Việc phân tích những yếu tố này sẽ giúp cho chúng ta nhìn nhận được rõ hơn những khó khăn còn đang tồn tại, để từ đó làm cơ sở cho việc sử dụng các công cụ phái sinh thích hợp, khắc phục khó khăn hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu chè tại Lào Cai.

3.2.1.1. Rủi ro biến động giá cả hàng hóa

Với các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại Lào Cai thì phòng ngừa rủi ro về biến động giá cả hàng hóa phải là mục tiêu cao nhất, nếu không muốn doanh nghiệp phải thua lỗ, thậm chí phá sản.

Mặc dù là nước xuất khẩu chè lớn thứ 5 thế giới, diện tích trồng chè và sản lượng chè thu hoạch không ngừng tăng qua các năm nhưng giá chè xuất khẩu của Việt Nam nói chung và giá chè xuất khẩu tại Lào Cai nói riêng lại rơi xuống đáy của thị trường chè thế giới. Tính đến đầu năm 2016, giá chè xuất khẩu Việt Nam trung bình đạt 1.789 USD/tấn, giá chè xuất khẩu Lào Cai đạt 2.510 USD/tấn tuy cao hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành nhưng giá bình quân thế giới là 3.000 - 4.000 USD/tấn. Giá chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 60-70% giá chè xuất khẩu thế giới.

Biểu đồ 3.1: Biến động giá chè xuất khẩu Việt Nam năm 2012-2016

Có thể thấy rằng giá chè xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng giảm không ổn định. Biến động nhiều nhất là năm 2012 và năm 2013. Sau đó giá cả có xu hướng tăng giảm nhẹ và ổn định hơn.

Biểu đồ 3.2: Biến động giá chè Lào Cai xuất khẩu giai đoạn 2012-2016

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Lào Cai 2016)

Biểu đồ trên cho thấy giá chè xuất khẩu tỉnh Lào Cai có xu hướng tăng theo thời gian. Tuy nhiên năm 2014 giảm mạnh và sau đó tăng đều. Hiệp hội chè Việt Nam cho hay, liên tục trong năm 2014 và gần nửa đầu năm 2015, khá nhiều lô hàng sản phẩm chè Việt Nam khi xuất sang Đài Loan đã bị trả lại hoặc bị ép bán giá thấp do nồng độ 2 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật là Acetamiprid và Imidacloprid vượt quá mức cho phép. Ngoài 2 hoạt chất này, hiện còn có thêm 4 hoạt chất khác (Fipronil, Carbendazim, Cypermethrin, Buprofezin) cũng đang bị các nước nhập khẩu chè, đặc biệt là EU và Đài Loan nghiêm cấm sử dụng, nhưng vẫn chưa bị các cơ quan chức năng Việt Nam loại khỏi danh sách cấm sử dụng trên cây chè. Hậu quả, giá chè xuất khẩu giảm mạnh đã khiến cho doanh nghiệp xuất khẩu chè bị thua lỗ lớn. Các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam đều giảm nhập khẩu, chẳng hạn như thị trường Pakistan giảm 39% về lượng trong 7 tháng đầu 2015 so với cùng kỳ 2014, thị trường Đài Loan giảm 26%, thị trường Trung Quốc giảm 26%.

2500.0 2016 2015 2014 2013 2012 .0 500.0 2000.0 1500.0 1000.0

Giá chè xuất khẩu biến động gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu chè nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại Lào Cai nói riêng. Vì không thể lường trước được sự biến động của giá cả, nên các doanh nghiệp không thể chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình, gặp rủi ro trong các hợp đồng xuất khẩu chè với đối tác. Hơn nữa, chất lượng sản phẩm chè chưa đồng đều, còn dư lượng chất bảo vệ thực vật kéo giá chè xuống thấp hoặc bị các đối tác nhập khẩu ép giá. Vì vậy, có thể nhận định rằng rủi ro về giá chè là một rủi ro lớn đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại Lào Cai. Các doanh nghiệp cần có những biện pháp chủ động, tích cực để phòng ngừa rủi ro này nhằm giảm thiểu tác động của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của mình.

3.2.1.2. Rủi ro tỷ giá

Biểu đồ 3.3: Diễn biến tỷ giá từ tháng 01/2012 đến tháng 05/2015

(Nguồn: diendan.vnpress.vn)

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu chè, tỷ giá tăng giảm tác động nhiều đến thu nhập của doanh nghiệp. Với những diễn biến phức tạp của tỷ giá, hoạt động của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu chè thực sự rơi vào khó

khăn. Các doanh nghiệp xuất khẩu chè sẽ gặp phải những tác động từ độ nhạy cảm giao dịch khi mà VND lên giá, các doanh nghiệp xuất khẩu thua lỗ khi chuyển đổi USD sang VND. Giờ đây tỷ giá đã trở thành một nguồn rủi ro mà các doanh nghiệp xuất khẩu chè cần phải tốn nhiều công sức để xem xét phòng ngừa.

Mặt khác rủi ro về tỷ giá đang lớn dần khi mà Việt Nam đang tham gia ngày càng sâu rộng vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) và đã ký kết hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), môi trường kinh doanh rộng mở, hoạt động thanh toán có sự góp mặt ngày càng nhiều của các đồng ngoại tệ mạnh, không chỉ tập trung ở đồng USD.

Trong Quý I/2015, nối tiếp đà tăng giá trong năm 2014, đồng USD hầu như duy trì liên tục xu hướng tăng so với các đồng tiền khác. So với cuối tháng 3/2014, đồng USD đã tăng khoảng 17% so với đồng Euro; 12,5% so với đồng Yên Nhật. Sự lên giá của đồng USD trong quý I/2015 được hỗ trợ mạnh mẽ bởi diễn biến tích cực của kinh tế Mỹ từ Quý III/ 2014 đến nay, đồng thời sự thay đổi trong quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của FED theo hướng có những bước đi thận trọng như chấm dứt thực hiện các gói nới lỏng định lượng và việc điều chỉnh tăng lãi suất điều hành trong năm 2015.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại Lào Cai, mặc dù hoạt động xuất khẩu chỉ chiếm 30%, tuy nhiên những biến động về tỷ giá có thể gây ra những tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Vì thế, có thể nhận định rằng rủi ro về tỷ giá là một trong những rủi ro lớn tác động đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại Lào Cai. Doanh nghiệp xuất khẩu chè có thể sử dụng sản phẩm phái sinh phù hợp để phòng ngừa rủi ro về tỷ giá vừa giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro tỷ giá, vừa có thể tận dụng được cơ hội thị trường.

Nhận định thị trường Kỳ vọng USD tăng giá Kỳ vọng USD giảm giá Không rõ xu hướng biến động Doanh nghiệp

xuất khẩu chè Bán kỳ hạn Bán giao ngay

Mua quyền chọn bán

3.2.1.3. Rủi ro lãi suất

Biểu đồ 3.4: Diễn biến lãi suất 2013-2014

(Nguồn: sbv.gov.vn)

Khó khăn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu chè hiện nay là vấn đề về nguồn vốn. Việc thiếu vốn làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè gặp khó khăn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó lãi suất tiền vay, chi phí sử dụng vốn trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng trong chi phí sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch, phương án kinh doanh, lãi suất tiền vay đã được doanh nghiệp dự tính. Tuy nhiên, có nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp tác động đến lãi suất tiền vay. Năm 2012 khi mà tỷ lệ lạm phát ở mức cao, lãi suất cho vay của các ngân hàng áp dụng đối với doanh nghiệp vẫn đang ở mức cao khoảng 15%/năm dẫn đến những tính toán, dự kiến trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp bị thay đổi, đảo lộn. Đây là một rủi ro lớn đã xảy ra và ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lượng tiền đi vay càng lớn, tác động tiêu cực của rủi ro này càng nghiêm trọng và thậm chí có thể dẫn đến phá sản doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không thể trụ vững trong khoảng thời gian dài này.

Từ ngày 01/06/2016, Ngân hàng nhà nước đã mở lại tín dụng ngoại tệ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu bằng ngoại tệ, quyết định này được các doanh nghiệp cần vốn để trang trải chi phí sản xuất, chế biến trong nước cho là tích cực hỗ trợ sản xuất kịp thời. Điều này cũng được hiệp hội chè Việt Nam chia sẻ niềm vui về việc các doanh nghiệp sẽ tiếp tục được các ngân hàng thương mại cho vay ngoại tệ để trang trải các chi phí. Như vậy với việc cho vay ngoại tệ với lãi suất 3%/năm thì doanh nghiệp giảm được chi phí lãi vay nhiều so với mức lãi vay tiền đồng là 10%/năm. Quyết định mở lại cửa vay ngoại tệ cho khối doanh nghiệp xuất khẩu là một quyết định đúng và kịp thời của ngân hàng nhà nước. Bởi chỉ sau 2 tháng khép lại nguồn vốn vay này, hàng loạt các doanh nghiệp đã rất lo lắng và tính đến chuyện thu hẹp sản xuất, cân đối lại các kế hoạch kinh doanh.

Vì vây, qua những phân tích trên có thể nhận định rằng rủi ro về lãi suất là một rủi ro khá lớn đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu chè của Việt Nam.

Như vậy, sự biến đổi khó lường của biến động giá cả, tỷ giá và lãi suất trên thị trường là những nguyên nhân gây ra rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại Lào Cai nói riêng. Để hạn chế thấp nhất những rủi ro thua lỗ có thể xảy ra các doanh nghiệp xuất khẩu nên sử dụng các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh lào cai (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)