Hàng hóa cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh lào cai (Trang 98 - 100)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng sản phẩm pháisinh hàng

3.3.5. Hàng hóa cơ sở

Việt Nam là một quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp nên hàng hoá nông nghiệp Việt Nam chiếm một vị trí nhất định trên thị trường hàng hoá nông nghiệp thế giới. Nó đảm bảo cho nguồn cung hàng hóa cơ sở ổn định và chất lượng. Những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn hơn 1 tỉ USD mỗi năm có thể kể đến như: Thuỷ sản, gạo, cà phê, điều, chè... Những mặt hàng chiếm thị phần lớn trên thế giới như: Điều (51,63%), tiêu (22,8%), gạo (19,7%), cà phê (11%),... Về vị trí xuất khẩu, nhiều năm liền Việt Nam đứng số một thế giới về xuất khẩu tiêu, điều; đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê, gạo; đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu cao su, đứng thứ năm thế

giới về xuất khẩu chè. Có thể nói, hàng hoá cơ sở của Việt Nam đa dạng và có thế mạnh nhất định trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng cho hoạt động phái sinh hàng hoá tại Việt Nam, có hai ảnh hưởng nổi trội:

Một là, chưa hoạch định tổng thể một cách kiên quyết về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, đáp ứng được nhu cầu thế giới.

Hai là, chưa tập trung được hàng hoá cơ sở Việt Nam một cách có kế hoạch. Theo bài học kinh nghiệm từ Brazil, hoạt động của bộ phận tư vấn sản phẩm là cầu nối giữa sàn giao dịch và những thành viên tham gia thị trường. Có thể phát huy vai trò các hiệp hội ngành nghề ở Việt Nam.Làm được điều này là nền tảng vững chắc để phát triển hoạt động phái sinh hàng hoá tại Việt Nam.

Nói riêng về nông sản chè, hiện tại thị trường chủ yếu ở một số tỉnh vẫn là trong nước.Chất lượng chè không đảm bảo, không thể xuất khẩu ra thế giới với yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn. Riêng Lào cai, hiện tại đã có hơn 1.000 ha chè đạt tiêu chuẩn VietGap. Diện tích chè Lào Cai đứng thứ 6 trong 18 tỉnh trồng chè ở khu vực miền Bắc, là loại cây trồng được quy hoạch sản xuất hàng hoá sớm nhất trên địa bàn tỉnh, diện tích ngày càng được mở rộng với hơn 5.000 ha, khoảng 13.000 hộ trồng chè.

Diện tích chè tập trung chủ yếu ở các huyện: Bảo Thắng, Mường Khương, Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Yên và thành phố Lào Cai. Trong đó, chè kinh doanh gần 3.000 ha với năng suất bình quân 50 tạ/ha, sản lượng đạt 13.600 tấn chè búp tươi. Thực tế cho thấy, chè Lào Cai có chất lượng tương đối tốt, song sản phẩm có giá trị xuất khẩu không cao, chỉ đạt 1,8- 2,2 USD/kg. Nguyên nhân chính là do sản xuất manh mún, chưa thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật, nên chất lượng không ổn định, giá bán thấp so với các nước.

Trong điều kiện tự do thương mại toàn cầu hiện nay, việc kiểm soát độ an toàn của sản phẩm nông nghiệp còn nhiều bất cập và gây tranh cãi. Để hạn chế tranh chấp thương mại giữa các nước, gây lãng phí không cần thiết, nhiều nước trong khu vực đã xây dựng tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practice), đối với Việt Nam, tiêu chuẩn VietGAP đã ra đời. Tiêu chuẩn VietGAP ra đời thể hiện tính tất yếu của nền nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập. Trước thực tế đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt, giao cho ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập dự án xây dựng 1.000

ha chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Mường Khương, với mục tiêu là phát triển và mở rộng diện tích chè đồng thời tăng giá trị kinh tế, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho nông dân.

Chi cục Bảo vệ thực vật là đơn vị được giao trực tiếp triển khai dự án đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, khảo sát đánh giá các tiêu chí đầu kỳ, lập kế hoạch chi tiết và xác định rõ các bước tiến hành. Công tác tuyên truyền, vận động được tăng cường, đẩy mạnh dưới nhiều hình thức nhằm giúp người sản xuất hiểu được ý nghĩa và những lợi ích mang lại từ việc sản xuất theo quy trình VietGAP. Đồng thời, thể hiện rõ quan điểm, thái độ quyết tâm xây dựng vùng sản xuất chè theo VietGAP để làm chỗ dựa cho bà con trồng chè.

Được sự chỉ đạo của Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Bảo vệ thực vật đã tổ chức hội nghị triển khai dự án, lấy mẫu đất, nước phân tích các chỉ tiêu như kim loại nặng, chì, asen, cadimi, đồng, kẽm, thuỷ ngân… Tổ chức các đợt tập huấn nâng cao nhận thức cho nông dân sản xuất chè, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, đến nay đã mở 28 lớp tập huấn với 1.400 nông dân tham gia. Xây bể thu gom rác bảo vệ thực vật, các bảng nội quy, quy định tại nơi sản xuất, với khẩu hiệu "5 cấm, 6 phải" trong sản xuất chè an toàn. Chi cục đẩy mạnh công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật trong vùng dự án, tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên thuốc ngoài danh mục, thuốc cấm sử dụng, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng. Qua thực tế khảo sát, đánh giá vùng dự án, hầu hết các tiêu chí, như đất, nước, giống, phân bón, thu hái, bảo quản đều thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, một số tiêu chí, như thuốc bảo vệ thực vật, vận chuyển, lưu trữ hồ sơ cần tiếp tục quan tâm thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh lào cai (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)