Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh lào cai (Trang 52 - 54)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Vấn đề & Mục

đích nghiên cứu Cơ sở lý luận

Kết luận và kiến nghị, đề xuất

Phân tích

Tìm kiếm thông tin, dữ liệu sơ cấp và thứ cấp

Tổng hợp thông tin

Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu là việc thu thập những tài liệu, số liệu được công bố và những tài liệu số liệu mới liên quan đến việc sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại Lào Cai.

2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là các số liệu đã được xử lý và công bố chính thức trên các ấn phẩm, tài liệu, báo cáo,…

Cụ thể trong luận văn này tác giả chủ yếu phân tích nguồn dữ liệu từ các văn bản, các báo cáo tổng kết hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh Lào Cai. Các dữ liệu, số liệu này sẽ được khái quát thành bảng, biểu, sơ đồ để tiến hành phân tích, đánh giá. Ngoài ra, tác giả tổng hợp dữ liệu thu thập từ các nghiên cứu, nguồn sách báo, tạp chí phương tiện truyền thông để tìm các thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên quan trực tiếp đến giao dịch phái sinh hàng hóa. Tác giả thực hiện bảng khảo sát các doanh nghiệp xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Kết quả khảo sát làm cơ sở để nghiên cứu việc sử dụng sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro về giá cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh Lào Cai.

Hoạch định công tác thu thập số liệu sơ cấp:

- Soạn thảo bảng hỏi nghiên cứu: Bảng hỏi được thiết kế theo câu hỏi trắc nghiệm (bao gồm cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở) để đánh giá nhu cầu sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh Lào Cai và quan điểm của doanh nghiệp cũng như ngân hàng về những khó khăn khi sử dụng và cung ứng sản phẩm phái sinh hàng hóa.

- Mẫu điều tra: Do trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 9 doanh nghiệp xuất khẩu chè. Để đảm bảo tính chính xác, phù hợp và đạt hiệu quả cao tác giả sử dụng điều tra tổng thể, điều tra toàn bộ 9 doanh nghiệp trên

+ Phương pháp chọn mẫu: Chọn toàn bộ các doanh nghiệp xuất khẩu chè + Cách thức thực hiện: Tiến hành gửi email, phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp chủ doanh nghiệp và nhân viên phòng kế toán của các doanh nghiệp.

+ Mục đích điều tra: Tìm hiểu thực trạng nhu cầu của các doanh nghiệp về sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa và thực trạng cung cấp sản phẩm phái sinh hàng hóa của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai để đánh giá về mức độ sử dụng và áp dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để ngăn ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh Lào Cai

+ Thời gian thực hiện: 8/2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh lào cai (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)