Điều kiện kinh tế tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh lào cai (Trang 92 - 93)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng sản phẩm pháisinh hàng

3.3.1. Điều kiện kinh tế tài chính

Thị trường phái sinh là một bộ phận của nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, muốn phát triển thị trường này thì nền kinh tế của Việt Nam cần phải ổn định và tăng trưởng sao cho phù hợp với sự phát triển của khu vực và thế giới. Hiện nay Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng không ổn định, giá cả sản phẩm trên thị trường tăng cao, nền kinh tế đang trong giai đoạn bất ổn. Sự thay đổi mạnh ở thị trường chứng khoán thế giới ảnh hưởng đến sự biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam, gây tăng áp lực lên lạm phát. Bên cạnh đó, sự phát triển của các thị trường Xuất khẩu chính của Việt Nam suy giảm đến chậm lại tốc độ tăng Xuất khẩu và đà tăng trưởng GDP. Chính vì vậy Việt Nam cần duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời xây dựng khả năng vững chắc của nền kinh tế nhằm duy trì sự tăng trưởng kinh tế bền vững ở tầm trung và dài hạn. Bên cạnh đó, cần phải phối hợp chặt chẽ giữa chính sách giá, tiền tệ và tài khóa, giảm thiểu những xáo trộn và gánh nặng đối với các ngân hàng và cả nền kinh tế.

Bất kì bộ phận nào trên thị trường muốn phát triển đều cần sự ổn định của n ền kinh tế. Đối với thị trường phái sinh nói riêng và thị trường sản phẩm tài chính nói chung trong tương lai muốn phát triển thì rất cần sự hỗ trợ của nền kinh tế thị trường, có như thế mới hỗ trợ và thúc đẩy nhau đi lên.

Hiện tại, thị trường tài chính Việt Nam còn tồn tại rất nhiều yếu kém. Ví dụ như trên thị trường chứng khoán vẫn còn ít các định chế tài chính quan trọng như quỹ hưu trí, quỹ đầu tư tương hỗ, các nhà đầu tư chứng khoán chưa đóng vai trò tạo nhà tạo lập thị trường.

.Về thị trường vốn ngắn hạn hay còn gọi là thị trường tiền tệ thì chưa phát triển và NHNN chưa thực sự can thiệp hiệu quả và thị trường

.Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là công cụ dự trữ bắt buộc còn thiếu linh hoạt

. Về thị trường chứng khoán: Tiềm năng tham gia của các Ngân hàng thương mại là rất lớn.

Việc các Ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán, các Ngân hàng thương mại cổ phần hóa thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng sẽ tạo đà phát triển cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, số lượng các Công ty niêm yết trên sở giao dịch chưa nhiều làm hạn chế tính sôi động của thị trường, tính thanh khoản chưa cao và thông tin chưa thật sự minh bạch.

Trên đây là những nhận xét cơ bản về điều kiện kinh tế tài chính Việt Nam hiện nay. Để phát triển được thị trường chứng khoán nói chung và thị trường phái sinh nói riêng thì Việt Nam không thể đẩy quá nhanh việc xây dựng thị trường tài chính lên trên sự phát triển chung của nền kinh tế. Việc này đòi hỏi sự phát triển đồng bộ, có sự ưu tiên đối với tiền đề này, cơ sở kia nhưng phải trong một quy trình đồng bộ, có sự nghiên cứu, hướng dẫn thi hành của các cơ quan chủ quản, nhằm tạo sự ổn định cho thị trường tài chính và sự phát triển của thị trường phái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh lào cai (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)