Hệ thống cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh lào cai (Trang 94 - 95)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng sản phẩm pháisinh hàng

3.3.3. Hệ thống cơ sở pháp lý

Hệ thống cơ sở pháp lý cho thị trường phái sinh tại Việt Nam hiện mới đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện.

Ngoài ra tại Việt Nam, hệ thống văn bản pháp lý về thị trường phái sinh nói chung và thị trường phái sinh hàng hoá nói riêng còn thiếu tính rõ ràng và chi tiết để hướng dẫn các chủ thể tham gia thị trường. Các sàn giao dịch hàng hóa hiện nay đa phần chưa đạt chuẩn, lỏng lẻo về cơ sở pháp lý và thể lệ hoạt động nên nguy cơ bất ổn và xảy ra tranh chấp là khó tránh khỏi. Trong khi thị trường phái sinh hàng hoá tại

các nước đều nhận được sự hỗ trợ phát triển của Chính phủ thì tại Việt Nam, chưa có một hành lang pháp lý đầy đủ để khuyến khích và hỗ trợ các sàn giao dịch phát triển thị trường cũng như bảo vệ nhà đầu tư thông qua các quy định về ký quỹ, bảo lãnh, hỗ trợ thanh toán hoặc các biện pháp quản lý rủi ro khác.

Quyết định số 366/QĐ-TTg, ngày 11/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam” nêu rõ việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh cần theo lộ trình phát triển các sản phẩm phái sinh từ đơn giản đến phức tạp, đảm bảo khả năng quản lý, giám sát các rủi ro trên thị trường. Cụ thể, qua từng giai đoạn sau:

- Giai đoạn 2013 -2015: Xây dựng khung pháp lý, hoàn thiện hạ tầng cơ sở vật chất, công nghệ bao gồm hệ thống giao dịch, thanh toán bù trừ chứng khoán phái sinh, hệ thống giám sát và công bố thông tin tại các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán và thành viên thị trường, bảo đảm phù hợp với các sản phẩm phái sinh cơ bản và chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để đưa vào hoạt động.

- Giai đoạn 2016- 2020: Tổ chức vận hành thị trường chứng khoán phái sinh. Trước mắt là các sản phẩm phái sinh dựa trên chỉ số chứng khoán, trái phiếu Chính phủ và cổ phiếu.

- Giai đoạn sau 2020: Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh, từng bước đa dạng hóa các sản phẩm giao dịch. Mở rộng đối tượng thành viên tham gia thị trường, cải tiến hạ tầng công nghệ, nâng cao chất lượng cơ sở nhà đầu tư, tiến tới xây dựng một thị trường chứng khoán phái sinh thống nhất dựa trên các tài sản cơ sở theo thông lệ quốc tế, hoạt động công khai, minh bạch, hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của thị trường tài chính.

Như vậy có thể thấy hệ thống cơ sở pháp lý của Việt Nam còn đang trong giai đoạn hình thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh lào cai (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)