Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội tỉnhLào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh lào cai (Trang 57 - 61)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội tỉnhLào Cai

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

- Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam, diện tích tự nhiên 6.383,89km2.

- Vị trí nằm ở các điểm:

Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái

Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu.

- Lào Cai có 203,5 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. - Lào Cai có vị trí địa lý quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, là “cửa ngõ”, “cầu nối” của Việt Nam, các nước ASEAN với thị trường Vân Nam và miền Tây Nam Trung Quốc. Với vị trí địa lý như vậy tạo cho Lào Cai có những lợi thế phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

3.1.1.2. Địa hình thổ nhưỡng

Địa hình tỉnh Lào Cai đặc trưng là núi cao xen kẽ với đồi núi thấp, bị chia cắt lớn, với phần thung lũng dọc sông Hồng và các tuyến đường bộ, đường sắt chạy qua vùng trung tâm của tỉnh.

Các huyện miền núi nằm bao quanh hành lang trung tâm này từ Đông - Bắc sang Tây - Nam, gồm nhiều dãy núi và thung lũng nhỏ biệt lập, nơi có các cộng đồng dân cư sinh sống.

Những vùng có độ dốc trên 250 chiếm tới 80% diện tích đất đai của tỉnh. Địa hình tự nhiên của tỉnh có độ cao thay đổi từ 80 m đến 3.143 m so với mực nước biển tại đỉnh Phan Xi Păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Địa hình vùng núi với các tác động tiểu khí hậu đã giúp tạo nên một môi trường thiên nhiên rất đa dạng với nhiều vùng sinh thái khác nhau (tiểu vùng).

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Lào Cai có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt do bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp, phân tầng độ cao lớn nên có đan xen một số tiểu vùng á nhiệt đới, ôn đới rất thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản, đặc biệt là nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu, thảo quả, v.v…

- Nhiệt độ trung bình hàng năm thường từ 22 - 240C; cao nhất 360C, thấp nhất 100C (có nơi dưới 00C như ở Sa Pa)

- Độ ẩm trung bình năm trên 80%, cao nhất là 90% và thấp nhất 75%. Thường có sự chênh lệch giữa các vùng, vùng cao độ ẩm lớn hơn vùng thấp

- Lượng mưa trung bình năm trên 1.700 mm, năm cao nhất ở Sa Pa là 3.400 mm, năm thấp nhất ở thị xã Lào Cai 1.320 mm.

- Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi mật độ rất dày. Trong các đợt rét đậm thường xuất hiện sương muối, ở những vùng có độ cao trên 1.000m (Sa Pa, Bát Xát) nhiều năm có tuyết rơi.

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hôi

3.1.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động

- Dân số toàn tỉnh: 674.530 người (số liệu năm 2016). - Số người trong độ tuổi lao động: Chiếm 54% - Số người trong độ tuổi lao động: Chiếm 54%

- Từ 2014 - 2016 toàn tỉnh đã tuyển sinh, đào tạo nghề cho 236.720 lao động, trong đó 103.389 lao động nữ (chiếm 43,68 %)

Tư vấn cho 92.067 lao động về chính sách dạy nghề và việc làm với tỷ lệ 51% là nữ.

Tính riêng năm 2016 toàn tỉnh đã tuyển sinh, đào tạo nghề cho 80.160 lao động, trong đó có 39.020 lao động nữ (chiếm 48,68 %).

Riêng Trung tâm Dạy nghề và Dịch vụ việc làm Hội LHPN tỉnh, mỗi năm đào tạo nghề cho gần 2.600 lao động với nhiều ngành nghề như: May dân dụng - công nghiệp, thêu may thổ cẩm, đan lát, kỹ thuật trồng hoa, trồng rau an toàn, trồng chè, tin học văn phòng....

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

- Điện: Điện lưới quốc gia được cấp đến 100% các xã, phường, thị trấn. - Nước: Hệ thống nước sạch được cấp đến tất cả các huyện, thành phố, đảm bảo cung cấp đủ cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Giao thông: Hệ thống giao thông đi và đến Lào Cai rất thuận lợi, hội đủ các loại hình giao thông.

+ Đường bộ: Có 5 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh (4, 4D, 4E, 279, 70) với tổng chiều dài 451km; 10 tuyến đường tỉnh lộ với chiều dài gần 500km và hơn 4.500 km đường liên xã, liên thôn. Đặc biệt, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai dài 265km được đưa vào sử dụng rút ngắn thời gian đi lại giữa Hà Nội - Lào Cai xuống còn hơn 3 giờ. Tuyến đường này được nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu (Trung Quốc) qua cầu Kim Thành tạo mạch nối thông suốt tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

+ Đường sắt: Có tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu - Côn Minh (Trung Quốc): vận tải hàng hóa, hành khách trong nước và quốc tế.

+ Đường sông: Có 2 tuyến sông Hồng và sông Chảy chạy dọc giữa tỉnh, tạo thành một hệ thống giao thông đường thủy liên hoàn.

+ Đường hàng không: Trong tương lai gần Lào Cai sẽ có Cảng hàng không tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên; cách trung tâm thành phố 34km, là cảng nội địa dùng chung giữa dân dụng và quân sự, có khả năng đón các loại máy bay A320, A321 và tương đương

- Viễn thông, Công nghệ thông tin: Hạ tầng viễn thông phát triển mạnh, ngày càng hiện đại, 100% trung tâm các xã được phủ sóng di động. Mạng truyền dẫn cáp quang được đầu tư đến tất cả 9/9 trung tâm huyện, thành phố; 100% các doanh nghiệp triển khai cung cấp dịch vụ viễn thông chất lượng cao bằng công nghệ hiện đại; số thuê bao internet đạt 71,2 nghìn thuê bao. Hạ tầng CNTT đang được xây dựng hiện đại, đồng bộ với nhiều ứng dụng thiết thực.

- Ngân hàng: Hiện có 11 chi nhánh ngân hàng thương mại (Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - BIDV, Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Techcombank, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Agribank, Ngân hàng thương mại Sài Gòn- Saigonbank...) hoạt động trên địa bàn thực hiện đa dạng loại hình dịch vụ đáp ứng các nhu cầu về vốn, chuyển khoản, thanh toán…của nhà đầu tư.

- Hệ thống cửa khẩu Lào Cai:

+ Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu:

Lào Cai có 2 cặp cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu (đường sắt và đường bộ) có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong thành phố Lào Cai- nơi hội tụ đủ các loại hình vận tải (đường sắt, đường bộ, đường thủy) và tương lai có cả đường hàng không.

+ Cửa khẩu chính Mường Khương - Kiều Đầu:

Ngoài ra, Lào Cai còn có các cửa khẩu phụ như: Hóa Chư Phùng, Lồ Cồ Chin, Y Tý, Bản Vược. Trong đó cửa khẩu phụ Bản Vược có đủ các lực lượng chức năng như: Hải quan, biên phòng, kiểm dịch và các cơ sở kỹ thuật đảm bảo quản lý Nhà nước.

3.1.2.3. Tình hình phát triển thương mại

Lào Cai đã sớm xác định phát triển thương mại, dịch vụ là mũi nhọn. Chính sách thương mại của Chính phủ Việt Nam được đổi mới. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển thương mại khá thuận lợi. Lào Cai huy động và thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư phát triển thương mại. Công tác quản lý nhà nước về thương mại được từng bước đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả. Hoạt động xúc tiến thương mại được quan tâm góp phần đẩy mạnh hoạt động hợp tác, liên kết giữa Lào Cai với các tổ chức, các địa phương trong và ngoài nước. Hai nước Việt - Trung có truyền thống hữu nghị từ lâu đời và không ngừng phát triển.

Tuy nhiên, thương mại Lào Cai chịu tác động rất lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới từ cuối năm 2007, đầu năm 2008. Lào Cai vẫn là một tỉnh nghèo; địa hình phức tạp, khó khăn về giao thông, dân cư phân tán (trừ khu vực thành thị). Nhà nước chưa có nhiều chính sách ưu đãi trong đầu tư phát triển thương mại nội địa. Hệ thống cơ sở hạ tầng nội Tỉnh phục vụ phát triển thương mại còn hạn chế, chậm được đầu tư, nâng cấp. Quy mô của các doanh nghiệp trong Tỉnh còn nhỏ. Hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thương mại của Tỉnh chậm được nâng lên. Công tác quản lý thị trường chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra trong một số lĩnh vực cụ thể. Đội ngũ làm xúc tiến thương mại vừa thiếu vừa chưa mang tính chuyên nghiệp cao. Đội ngũ và trình độ cán bộ kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực thương mại chưa được quan tâm nhiều; chưa thu hút được nhiều lao động có tay nghề, trình độ cao.

3.2. Thực trạng sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh lào cai (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)