Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh lào cai (Trang 95 - 98)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng sản phẩm pháisinh hàng

3.3.4. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng quan trọng cho việc phát triển các sản phẩm phái sinh hàng hóa chính là các sàn giao dịch. Chính sự xuất hiện của các sản phẩm phái sinh đã thể hiện nhu cầu của các nhà đầu tư và đặt ra yêu cầu thiết lập một thị trường phái sinh dựa trên các tài sản cơ sở là chứng khoán, có cơ chế pháp lý đầy đủ.

Tại Việt Nam, phái sinh hàng hóa là công cụ phái sinh xuất hiện sớm nhất, chủ yếu ở các ngân hàng (Vietcombank, Techcombank, Eximbank, HSBC, Citibank…) nhưng số lượng khách hàng còn ít với khối lượng giao dịch khá nhỏ so với nhu cầu có thật của thị trường về phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất.

Trên thị trường hàng hóa, các giao dịch kỳ hạn và tương lai đối với các hàng hóa cơ bản như gạo, cà phê, cao su, thép được các doanh nghiệp sử dụng nhiều trên các Sở giao dịch phái sinh nước ngoài như COMEX (SDG vàng, cao su, tơ lụa và gia súc) hoặc LME (SGD kim loại London). Trong nước có ba sàn giao dịch là Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam và Sàn giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương tín đã bước đầu triển khai một số sản phẩm phái sinh. Cụ thể, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) thực hiện niêm yết và giao dịch hợp đồng tương lai của cà phê, cao su và thép thỏi cán nóng. Tuy nhiên, đa phần các giao dịch phái sinh mới chỉ dừng ở mức thăm dò, thử nghiệm, sự tham gia của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và nhà đầu tư còn hạn chế.

Cơ sở hạ tầng tiếp theo là hệ thống công nghệ thông tin, mạng internet, an ninh mạng. Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị, các Nghị quyết 26, 36a của Chính phủ đã xác định mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và bằng công nghệ thông tin với quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp.Với những bước tiến khá nhanh về phát triển công nghệ thông tin, Việt Nam đã có thứ hạng cao trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới, trong đó xếp vị trí số 1 toàn cầu trong ngành dịch vụ phần mềm thuê ngoài; đứng đầu về chỉ số kinh tế ứng dụng di động trong 6 nước phát triển nhất khu vực ASEAN. Năm 2016, chỉ số Chính phủ điện tử của Việt Nam được Liên hợp quốc xếp hạng thuộc nhóm các nước có chỉ số phát triển cao, đứng thứ 89/193 quốc gia, tăng 10 bậc so với năm 2015. Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn về thu hút đầu tư công nghệ cao, với sự góp mặt của hầu hết các hãng công nghệ thông tin hàng đầu thế giới như IBM, Microsoft, Intel, Toshiba, Samsung,…. Chúng ta cũng đã có những doanh nghiệp công nghệ thông tin được thế giới biết đến như Viettel, FPT, VNPT,... và đang có ngày càng nhiều các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực này. Đồng thời phát triển công nghệ thông tin, internet hiện đại, ổn định, tốc độ cao phục vụ cho sàn giao dịch phát triển thì vấn đề an ninh mạng cũng được quan tâm.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của tỉnh Lào Cai đang được đầu tư chú trọng xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa cơ sở. Trải qua chặng đường 25 năm, từ đống đổ nát, Lào Cai ngày nay đã vươn mình trở thành một tỉnh giàu mạnh, một điểm du lịch có sức cuốn hút lớn. Hàng loạt công trình có ý nghĩa quan trọng đã được hoàn thành như đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường nối từ đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến thị trấn Sapa theo hình thức BOT; đường hàng không (sân bay Lào Cai đang lập báo cáo nghiên cứu khả thi); đường sắt quốc tế khổ 1.435mm nối ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc) đang được nghiên cứu đầu tư…

Tính đến tháng 6 năm nay, toàn tỉnh đã hoàn thành mục tiêu 100% số thôn bản trong tỉnh có đường ô tô hoặc xe máy đến thôn bản. Vận tải của tỉnh tăng trưởng mạnh mẽ (bình quân tăng 20%/năm). Hiện trên địa bàn tỉnh có 156 đơn vị được Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép kinh doanh vận tải ô tô đang hoạt động với 1.146 đầu xe tham gia vận tải theo hình thức kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe hợp đồng, xe taxi, container…

Ông Nông Văn Hưng - Giám đốc Sở Giao thông vận tải Lào Cai khẳng định, đến năm 2020, vận tải của tỉnh sẽ đáp ứng được nhu cầu vận tải tới tất cả các xã, trung tâm cụm xã vùng sâu, vùng xa, biên giới với chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, hợp lý, an toàn, tiện lợi. Đặc biệt, ngành Giao thông vận tải quyết tâm giảm tai nạn giao thông mạnh mẽ, đồng thời hạn chế tối đa những tác động xấu đến môi trường.

Kết cấu hạ tầng về cơ bản đưa hệ thống đường bộ vào cấp kỹ thuật; xây dựng một số tuyến đường bộ mới, cầu qua sông Hồng, sông Chảy đáp ứng đi lại của nhân dân và phá thế độc đạo hiện nay; thực hiện quy hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết về hồ sơ, thủ tục, đàm phán nguồn vốn vay ODA để sớm triển khai dự án đường sắt Hà Nội - Lào Cai khổ 1.435mm để đáp ứng nhu cầu vận tải đường sắt; chỉnh trị luồng tuyến để khai thác vận tải thủy nội địa trên sông Hồng.

Theo định hướng phát triển Giao thông vận tải đến năm 2030, hệ thống giao thông của Lào Cai sẽ kết nối liên hoàn, đồng bộ giữa các phương thức vận tải trong nước, quốc tế; hoàn chỉnh từng bước, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông nhằm nâng cao chất lượng khai thác, bảo đảm giao thông suốt, đảm bảo an ninh- quốc phòng.

Ngoài ra, cơ sở hạ tầng còn có máy móc thiết bị sản xuất chè. Khi chưa đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến, sản phẩm của doanh nghiệp xuất khẩu chè là chè xanh các loại, chất lượng thấp, giá trị không cao, trong khi đòi hỏi về chất lượng của khách hàng ngày càng cao. Từ năm 2015 đến nay, doanh nghiệp xuất khẩu chè tập trung đầu tư các loại máy móc tiên tiến, hiện đại hoàn thiện dây chuyền chế biến chè, đặc biệt, được Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp hỗ trợ mua máy sấy chè tiên tiến của Đài Loan đã góp phần hoàn thiện dây chuyền sản xuất, nâng cao số lượng, chất lượng chè xuất khẩu. Bây giờ, với hệ thống máy móc đồng bộ, hiện đại các doanh nghiệp đã sản xuất ra sản phẩm chè chất lượng cao, năng suất lao động tăng, tạo ra sản phẩm hàng hóa phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trong thời gian tới Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh đánh giá: Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất chè” đến năm 2020 tại các doanh nghiệp xuất khẩu chè là một trong những hoạt động thiết thực nhằm triển khai hiệu quả Chương trình khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương tại tỉnh; phù hợp với quy hoạch phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp; phù hợp đối tượng xin hỗ trợ, ngành nghề với Nghị định 45/2012/NĐ-CP. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu chè đã chủ động thực hiện đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất chè chất lượng cao, góp phần tăng chất lượng, tăng năng suất lao động, tạo ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh lào cai (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)