Quan điểm, định hướng về sử dụng sản phẩm pháisinh hàng hóa để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh lào cai (Trang 108 - 111)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Quan điểm, định hướng về sử dụng sản phẩm pháisinh hàng hóa để

4.1.1. Quan điểm

Trước tính hiệu quả cao của việc sử dụng các sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cần xác định rõ các quan điểm như sau:

Một là, thể chế kinh tế thị trường là điều kiện tiên quyết cho việc hình thành nhu cầu giao dịch các sản phẩm phái sinh khác nhau. Thị trường chứng khoán phái sinh nói chung và thị trường sản phẩm phái sinh hàng hóa nói riêng là thuộc tính của nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường với những hệ giá trị và quy luật kinh tế của nó sẽ là nền tảng quan trọng nhất để hình thành một cách tự phát hoặc có tổ chức nhu cầu giao dịch tương lai đi kèm với những đặc trưng vốn của của loại hình thị trường này. Ví dụ, cơ chế xác định giá dựa trên cơ sở cung cầu và sự tự nguyện trao đổi giữa các bên tham gia; hoặc thị trường vốn hình thành tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia và hiện thực hóa các loại hình hợp đồng khác nhau.Vì thế, việc tiếp tục kiên trì thúc đẩy và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường sẽ tạo ra môi trường sống cho thị trường giao dịch tương lai các sản phẩm khác nhau được hình thành.

Hai là, nên xây dựng triết lý kinh doanh mới về vấn đề đầu tư. Một trong những tính chất của thị trường giao dịch sản phẩm phái sinh hàng hóa là tính “đánh cược” vào tương lai dựa trên dự đoán; trong khi đó bản thân việc dự đoán luôn có xác suất đúng, nên kết quả thu được từ việc tham gia hợp đồng phái sinh có thể rơi vào trạng thái lãi hoặc lỗ. Chính vì vậy, tính “đánh bạc” (gambling) của thị trường phái sinh là khó tránh khỏi và thậm chí còn rõ rệt hơn nhiều so với mua bán hàng hóa trên thị trường cơ sở. Điều này đòi hỏi việc tuyên truyền một triết lý kinh doanh mới: “đầu tư chứ không phải cờ bạc”, nhất là tại các nước không cho phép loại hình casino tồn tại. Tại Việt Nam, trước thực trạng suy thoái mạnh mẽ của Thị trường chứng khoán, Sở giao dịch trong thời gian gần đây, đã xuất hiện nhiều quan niệm không thiện cảm

về Thị trường chứng khoán và Sàn giao dịch như là một “thị trường ảo”, “không thực”, hoặc “phi sản xuất”. Do vậy, một khi xã hội chấp nhận triết lý kinh doanh mới nói trên, Thị trường chứng khoán và Sàn giao dịch sẽ có điều kiện mở rộng và sẽ có được môi trường tốt cho hoạt động giao dịch tương lai phát triển vững chắc.

Ba là, một điều kiện nền tảng quan trọng là cần có hệ thống văn bản pháp luật, quy định rõ ràng về điều kiện thành lập, tham gia và hoạt động của thị trường giao dịch phái sinh. Hệ thống văn bản pháp quy có thể được ban hành trước mở đường cho hoạt động giao dịch hợp đồng phái sinh hình thành. Tuy nhiên, khi thị trường đã đi vào hoạt động, cần có hành lang pháp lý khuyến khích và hỗ trợ các Sàn giao dịch trong việc cải tiến, phát triển các sản phẩm mới phù hợp hơn. Xuyên suốt trong quá trình đó là những nội dung quản lý hướng tới bảo vệ nhà đầu tư thông qua các quy định về ký quỹ, bảo lãnh, hỗ trợ thanh toán hoặc các biện pháp quản lý rủi ro khác.

Bốn là, nên phân định rạch ròi chức năng quản lý, giám sát thị trường tương lai. Do đặc thù thị trường tương lai có thể giao dịch nhiều loại hàng hóa gốc khác nhau, nên liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều cơ quan quản lý chuyên ngành và dễ dẫn tới xung đột lợi ích. Thực tiễn cho thấy nếu có sự chồng chéo và không rõ ràng trong chức năng, nhiệm vụ quản lý, giám sát thị trường sẽ dẫn tới sự thất bại thị trường phái sinh nói chung và phái sinh trái phiếu nói riêng. Như vậy, việc phân định rạch ròi chức năng sẽ đem lại các lợi ích: i) Tránh xung đột giữa các bên tham gia thị trường; ii) Tạo điều kiện tập trung trách nhiệm quản lý những rủi ro đặc thù của hàng hóa gốc; iii) Tạo cơ chế hoạt động nhanh nhạy và hiệu quả trước thay đổi của thị trường phái sinh. Trên cơ sở đó, việc phân loại chức năng quản lý, giám sát thị trường tương lai có thể theo một trong hai hướng: i) Theo hàng hóa - tính chất của loại hình công cụ cơ sở; hoặc ii) Theo chức năng quản lý thị trường cơ sở.

4.1.2. Định hướng

Trước những quan điểm của doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu chè nói riêng, các doanh nghiệp đã định hướng cho mình thực hiện một số yêu cầu để có thể ứng dụng hiệu quả sản phẩm phái sinh hàng hóa trong phòng ngừa rủi ro.

Một là, cần phải tồn tại nhu cầu cao về giao dịch sản phẩm phái sinh và nhu cầu này xuất phát từ nhiều bên tham gia. Nói cách khác, cần phải có nhu cầu thiết

thực về việc sử dụng sản phẩm phái sinh và nhu cầu này phải có trước khi thị trường được xây dựng. Như trên đã đề cập, nhu cầu về giao dịch phái sinh nói chung trước hết xuất phát từ phía những đơn vị sở hữu hàng hóa cơ sở với mong muốn hạn chế thiệt hại khi giá giảm; đồng thời những đơn vị nhập hàng/ tổ chức sản xuất cũng mong muốn rào chắn rủi ro giá thành tăng trong tương lai; trong khi đó nhu cầu từ một bên thứ ba là các tổ chức, cá nhân mong muốn kinh doanh nhằm mục tiêu hưởng lợi nhuận chênh lệch từ các hợp đồng phái sinh. Một khi không có nhu cầu cao của các bên nói trên thì không thể có thị trường phái sinh. Ví dụ, sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam (BCEC) khó phát triển vì đa số nông dân trồng cà phê không có nhu cầu giao dịch qua sàn; lý do cơ bản bởi vì họ nhận thấy giao dịch qua các đại lý trung gian thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn nhiều, đó là chưa kể yêu cầu ký quỹ của sàn mà nhiều nông dân không có đủ khả năng. Về phía các công ty kinh doanh cà phê, họ cũng không nhận thấy mình có nhu cầu rõ rệt về việc kinh doanh qua sàn tập trung vì vẫn có thể thu mua cà phê đủ phục vụ cho sản xuất, chế biến trực tiếp từ nông dân. Hiện tượng tương tự chắc chắn sẽ xảy ra đối với các sản phẩm gốc là công cụ tài chính: Nhu cầu giao dịch không có hoặc có nhưng không thiết thực, cộng với thói quen, tập quán giao dịch sẽ khiến cho thị trường tương lai trở nên lỏng lẻo và khó phát triển.

Hai là, thị trường hàng hóa cơ sở phát triển đầy đủ là nền tảng cho thị trường phái sinh tồn tại. Một đặc điểm dễ thấy là không có thị trường cơ sở thì không thể có thị trường phái sinh, và giá cả hàng hóa tương lai phụ thuộc vào biến động giá cả hàng hóa cơ sở. Thị trường hàng hóa cơ sở phát triển bao hàm tính thanh khoản cao và thông tin thị trường minh bạch, đầy đủ. Tính chất và quy mô của thị trường cơ sở càng cao thì thị trường giao dịch phái sinh tương ứng càng phát triển.

Ba là, có các sàn giao dịch hiện đại là điều kiện không thể thiếu. Thông thường trong nền kinh tế, hoạt động ngân hàng phát triển trước hoạt động cổ phiếu, tiếp đến mới có sự phát triển công cụ phái sinh. Điều đó có ý nghĩa rằng trình độ phát triển thị trường phải đạt đến một mức độ nhất định mới phát sinh nhu cầu giao dịch phái sinh. Cụ thể, số lượng và tiềm lực của các thành viên có thể tham gia vào thị trường giao dịch phái sinh

sẽ quyết định sự tồn tại như thế nào của thị trường này. Thị trường phái sinh không đơn thuần chỉ là nơi gặp gỡ của hai bên nắm giữ hàng hóa cơ sở và bên nhập hàng, mà còn có sự tham gia tích cực của các nhóm đối tượng đầu cơ, kinh doanh chuyên nghiệp (trong nhiều trường hợp một đối tượng có thể đóng nhiều vai trò); và chính nhóm đối tượng này là chất xúc tác tiếp thêm sức sống cho thị trường phái sinh với điều kiện họ có đủ năng lực tham gia. Hơn nữa, không chỉ có các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp mà nhà đầu tư cá nhân cũng cần được nuôi dưỡng và khuyến khích tham gia, tạo điều kiện cho thị trường phái sinh phát triển đi lên.

Bốn là, cần xây dựng được tập hợp các tiêu chuẩn áp dụng cho Hợp đồng phái sinh mẫu chuẩn. Hợp đồng mẫu này phải được thiết kế sao cho phù hợp với thực tế và thuận tiện trong áp dụng. Theo đó, những điều kiện chuẩn của Hợp đồng phái sinh tối thiểu phải bao gồm các nội dung sau: Quy mô hợp đồng; đơn vị yết giá; biên độ giao động giá tối thiểu; chủng loại sản phẩm; thời gian giao dịch; thời gian thanh toán; ngày giao dịch cuối cùng. Ngoài ra, đối với một số hàng hóa cơ sở đặc thù, có thể phải quy định thêm một số nội dung chuẩn sau: Điều kiện giao hàng; thủ tục giao hàng; biên độ giao động giá tối đa trong ngày.

Năm là, có cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ tin học.Trong thời đại hiện nay, việc xây dựng thị trường phái sinh cần áp dụng công nghệ tin học hiện đại ngay từ đầu nhằm xử lý được quy trình thanh toán và kết nối thông tin.Trong vấn đề này, năng lực của đơn vị thanh toán bù trừ trung tâm đóng vai trò mũi nhọn.

Sáu là, việc lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp cho giao dịch phái sinh sẽ ảnh hưởng tới phương thức giao dịch của các thành viên thị trường. Lựa chọn thanh toán bằng tiền thường được áp dụng đối với các sản phẩm phái sinh tài chính. Liên quan đến vấn đề này, việc áp dụng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán cho sản phẩm phái sinh cần phải thống nhất và phù hợp

4.2. Giải pháp tăng cường sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh lào cai (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)