Giải pháp về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh lào cai (Trang 111 - 114)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1. Giải pháp về phía doanh nghiệp

4.2.1.1. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về rủi ro, về tầm quan trọng của quản trị rủi ro, đào tạo kỹ năng thực tế sử dụng sản phẩm phái sinh

Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đều không nhận thức hết về tầm quan trọng của quản trị rủi ro. Cho nên các doanh nghiệp không chủ động trong việc áp dụng biện pháp phòng ngừa rủi ro có hiệu quả.Đa số chỉ áp dụng biện pháp phòng ngừa rủi ro truyền thống.Bên cạnh đó, nhận thức còn hạn chế về việc đánh giá và lựa chọn biện pháp phòng ngừa rủi ro là sử dụng các sản phẩm phái sinh hàng hóa. Thông tin về sản phẩm phái sinh các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận, điều này liên quan đến vấn đề “khó hiểu” và không đầy đủ của những hướng dẫn về sử dụng, ứng dụng thực tế trong mỗi doanh nghiệp của tổ chức cung cấp các công cụ phái sinh và các tài liệu đào tạo tham khảo. Điều này cho thấy, Việt Nam còn thiếu các chuyên gia am hiểu sâu về sản phẩm phái sinh có thể giải thích, truyền đạt đến các vấn đề này đến với doanh nghiệp. Ở nội bộ các doanh nghiệp đang thiếu đào tạo thực tế về sản phẩm phái sinh, đây là thực trạng ở Việt Nam các chuyên gia đào tạo về sản phẩm phái sinh hiện nay còn quá ít hơn nữa số tổ chức cung cấp sản phẩm và các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm phái sinh không nhiều.Chính vì vậy, số lượng chuyên gia muốn có cơ hội tiếp cận với thực tiễn để ứng dụng sản phẩm phái sinh ở Việt Nam còn rất hạn chế.

Do vậy, để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và tại các doanh nghiệp xuất khẩu chè Lào Cai nói riêng một giải pháp quan trọng là tăng cường tuyên truyền, giáo dục, đào tạo nhận thức của doanh nghiệp về rủi ro, tầm quan trọng của rủi ro, đào tạo kỹ năng thực tế sử dụng các sản phẩm phái sinh.

4.2.1.2. Doanh nghiệp xây dựng các kịch bản và hành động phòng ngừa rủi ro thích hợp

Các sản phẩm phái sinh không chỉ bao gồm các công cụ để phòng ngừa rủi ro mà còn gồm các phương tiện để kiểm soát rủi ro. Hơn nữa, do các công cụ phái sinh thường chứa đòn bẩy cao nên ngoài việc sử dụng để né tránh rủi ro nó còn được dùng để đầu cơ kiếm lời. Vì vậy khi sử dụng không đúng cách, nó sẽ khiến rủi ro gia tăng một cách đáng kể, thậm chí đôi khi còn đẩy doanh nghiệp vào những nguy cơ khôn lường.

Các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại Lào Cai cần sử dụng các loại sản phẩm phái sinh phù hợp để phòng ngừa rủi ro biến động giá xuất khẩu. Các hợp đồng kỳ hạn thích hợp để phòng ngừa rủi ro về giá cả hàng hóa.Với vị thế là bên xuất khẩu, khi dự báo giá chè xuất khẩu trong tương lai sẽ giảm, doanh nghiệp ký hợp đồng kỳ hạn để giảm thiểu được rủi ro về giá.Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn cũng thích hợp để quản lý rủi ro biến động giá cả hàng hóa.Tuy nhiên khi sử dụng hợp đồng quyền chọn, doanh nghiệp phải tính toán về phí quyền chọn để đưa ra quyết định phù hợp trong việc lựa chọn sử dụng hay từ bỏ quyền chọn.

Doanh nghiệp cần xây dựng các kịch bản và hành động phòng ngừa rủi ro thích hợp để có thể kiểm soát và né tránh rủi ro.

Kỳ vọng Hành động thích hợp

Giá chè xuất khẩu trên thị trường tăng Thực hiện hợp đồng giao ngay để tận dụng cơ hội thị trường

Giá chè xuất khẩu trên thị trường giảm Bán hợp đồng kỳ hạn hoặc tương lai Chưa chắc chắn về giá chè xuất khẩu Mua hợp đồng quyền chọn bán

4.2.1.3. Đánh giá đúng đắn hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro mang lại

Chi phí hoạt động quản trị rủi ro đôi khi khiến nhà đầu tư lưỡng lự khi quyết định thực hiện quản trị rủi ro. Để đánh giá chính xác chi phí quản trị rủi ro, nhà quản trị rủi ro phải xem xét chúng trên cương vị chi phí tiềm ẩn của quyết định không thực hiện phòng ngừa rủi ro. Trong hầu hết các trường hợp, chi phí tiềm ẩn này là tổn thất tiềm năng mà doanh nghiệp phải gánh chịu trong trường hợp các yếu tố thị trường như giá cả, lãi suất, tỷ giá biến động theo chiều hướng xấu. Trong trường hợp này, chi phí quản trị rủi ro được đánh giá như phương thức đánh giá chi phí của một hợp đồng bảo hiểm, tức là so sánh với tổn thất tiềm năng.

Các giao dịch phái sinh chính là thay thế cho việc thực hiện những chiến lược tài chính theo phương pháp truyền thống. Các giao dịch phái sinh có chi phí rẻ hơn và tính thanh khoản cao hơn các giao dịch truyền thống.

Một trong những lý do mà các nhà quản trị e ngại khi sử dụng sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro là phải báo cáo những khoản lỗ về giao dịch phái sinh. Những lo ngại này phản ánh sự nhầm lẫn phổ biến về chuẩn mực thích hợp được sử

dụng để phản ánh hiệu quả của nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro. Các doanh nghiệp xuất khẩu chè Lào Cai cần xây dựng một chuẩn mực thích hợp nhằm sử dụng để đánh giá hiệu quả của một nghiệp vụ quản trị rủi ro. Việc đánh giá hiệu quả của các giao dịch phái sinh phải dựa trên việc thiết lập các mục tiêu hợp lý ngay từ ban đầu.

4.2.1.4. Nâng cao chất lượng chè phục vụ xuất khẩu

Trên thị trường chè thế giới, chè Việt Nam chưa có giá trị xứng đáng mà thường thấp hơn rất nhiều so với sản phẩm cùng loại của các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Sri Lanka… Chè Việt Nam có giá bán thấp và lượng tiêu thụ không ổn định. Theo các chuyên gia của Hiệp hội Chè Việt Nam, tình trạng này là do một số nguyên nhân sau: Chất lượng sản phẩm vừa thấp vừa không ổn định; độ tin cậy về vệ sinh an toàn thực phẩm không cao; lượng sản phẩm bán ra chưa tạo nên sản phẩm mang thương hiệu độc lập vì số lượng ít và chất lượng thấp.

Để có thể tạo một thương hiệu chè Việt Nam nói chung và Lào Cai nói riêng thì yếu tố chất lượng sản phẩm phải quan tâm hàng đầu. Các doanh nghiệp cần có các biện pháp nâng cao khoa học kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trồng, chăm sóc cũng như sơ chế chè. Áp dụng tiêu chuẩn VietGap vào trồng chè. Mở nhiều lớp đào tạo giúp người nông dân nâng cao kỹ thuật chăm sóc chè nhằm nâng cao chất lượng.

Hơn nữa, các doanh nghiệp cần xâm nhập thị trường, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng, tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu, tổ chức sản xuất các loại chè cao cấp có sức cạnh tranh cao như: Các loại chè ướp hương hoa quả, các loại chè đóng hộp, các loại chè thuốc và chè thảo mộc khác…

Chưa có một kiên kết mạnh mẽ giữa doanh nghiệp và người trồng chè, gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng, sản lượng chè, do đó cần phải tạo liên kết, gắn bó lợi ích giữa người trồng chè, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu chè, xây dựng mô hình “nhà máy của nông dân, nông dân có nhà máy”, khi đó quyền lợi của người sản xuất, nhà máy chế biến và các doanh nghiệp xuất khẩu chè mới gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo ra một thương hiệu chè Việt Nam nói chung và chè Lào Cai nói riêng thay vì phải xuất khẩu nguyên liệu thô như hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh lào cai (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)