Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh lào cai (Trang 100 - 102)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng sản phẩm pháisinh hàng

3.3.6. Ngân hàng thương mại

Các Ngân hàng thương mại đóng vai trò là nguồn cung ứng sản phẩm phái sinh hàng hóa cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên thực trạng tồn tại chung của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam nói chung và chi nhánh các ngân hàng thương mại tỉnh Lào Cai nói riêng, làm hạn chế việc sử dụng các sản phẩm phái sinh của doanh nghiệp xuất khẩu chè trong giai đoạn hiện nay. Đó là:

- Chi nhánh các ngân hàng thương mại đặt tại tỉnh Lào Cai còn ít, chỉ có 11 ngân hàng thương mại đặt chi nhánh

- Số ngân hàng thương mại cung ứng sản phẩm phái sinh hàng hóa chỉ có 7 ngân hàng

- Các giao dịch mua bán ngoại tệ tại NHTM chủ yếu là giao dịch giao ngay. - Số lượng NHTM triển khai công cụ tài chính phái sinh tiền tệ còn quá ít dẫn đến doanh số thực hiện công cụ tài chính phái sinh hàng hóa chiếm tỷ trọng thấp, chưa đến 10%tổng giá trị cung ứng sản phẩm phái sinh hàng hóa của hệ thống ngân hàng

- Các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ đã triển khai tại một số NHTM chi nhánh Lào Cai nhưng chưa phong phú, chưa đa dạng, chưa tạo nhiều tiện ích nên chưa hấp dẫn đối với khách hàng, vì vậy số lượng khách hàng tham gia còn khá khiêm tốn.

- Hoạt động mua bán ngoại tệ nói chung và thực hiện công cụ tài chính phái sinh chủ yếu tập trung tại hội sở chính của từng hệ thống NHTM Việt Nam và một số chi nhánh lớn của Ngân hàng.

- Phần lớn các chi nhánh NHTM chưa thật sự quan tâm và đầu tư đúng mức để triển khai có hiệu quả các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.

- Phần lớn các NHTM chưa chuẩn bị nguồn lực, hệ thống công nghệ để triển khai công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.

- Một số chi nhánh NHTMtriển khai công cụ tài chính phái sinh tiền tệ thiếu sự kiểm soát dẫn đến tổn thất lớn cho cả hệ thống Ngân hàng.

- Các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ và công cụ tài chính phái sinh chậm thay đổi, chưa tương thích với thay đổi của thị trường. Chẳng hạn như Quyết định số 1820/NHNN-QLNH ban hành ngày 18/3/2009 trong đó quyền chọn chỉ được thực hiện giữa ngoại tệ và ngoại tệ, không được thực hiện quyền chọn giữa ngoại tệ và VND, chưa có quy định rõ ràng về kế toán đối với Doanh nghiệp về phí quyền chọn sẽ được ghi nhận như một khoản chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập Doanh nghiệp, quy định về tỷ giá của NHNN vẫn còn tạo sự chênh lệch giữa tỷ giá niêm yết và tỷ giá trên thị trường.

3.4. Đánh giá tình hình sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro tại các doanh nghiệp xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh lào cai (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)