Các từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Mường xét về hình thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng mường ở huyện phù yên sơn la (Trang 40 - 46)

2.1 .Khái quát về kết quả khảo sát

2.2. Các từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Mường xét về hình thức

Cũng như ở tiếng Việt, có thể kể đến một nét được xem là đặc trưng nhất trong các ngôn ngữ đơn lập, trong đó có tiếng Mường, là tính chất đơn tiết

(monosyllabizm). Có thể hiểu về "tính chất đơn tiết" ở đây như sau: Các từ đơn tiết (các từ có vỏ ngữ âm - hay nói cách khác là các từ âm vị học gồm một âm tiết) tạo thành lớp dưới, lớp cơ tầng của từ vựng. Trong các ngôn ngữ có đặc trưng này, một âm tiết tương ứng với một từ hoặc một bộ phận có nghĩa của từ đa tiết. Ngoài ra, các âm tiết có cấu trúc xác định và hữu hạn về số lượng; Trong thành phần của âm tiết, các âm chịu trách nhiệm đứng vào những vị trí hoàn toàn xác định, chứ không phải là tùy tiện.

Cũng như ở những người nói tiếng Việt, trong cảm thức của những người nói tiếng Mường, âm tiết (được gọi theo cách dân gian là "tiếng" hay "chữ") là đơn vị dễ được nhận diện, là hiển nhiên, hơn thế nữa còn có cấu trúc chặt chẽ và cố định.

Cần lưu ý thêm: Cái đơn vị được gọi là "tiếng" trong tiếng Mường không được hiểu là thuần túy ngữ âm - âm vị học. Nó (“tiếng”) thường được hiểu là một đơn vị ba ngôi, ứng với: âm tiết, từ và hình vị (các đơn vị có nghĩa nhỏ nhất). Trong tiếng Mường và các ngôn ngữ rất gần với nó về loại hình, ranh giới giữa từ âm vị học và âm tiết - các đơn vị là đối tượng ở mục này, thường trùng nhau. Nói cách khác, đại đa số các đơn vị hình thức một âm tiết (đơn tiết) đều có tư cách rõ ràng là "từ" và là từ đơn. Trong các ngôn ngữ đang xét, từ âm vị học và âm tiết về cơ bản có ranh giới trùng với ranh giới của

hình vị - đơn vị nhỏ nhất có nghĩa. Đồng thời, đặc tính không có khả năng xê dịch ranh giới âm tiết so với ranh giới hình vị trong các hoạt động cấu tạo từ và khi từ ở trong các chức vụ khác nhau của câu, ranh giới hình vị không thể đi qua trong lòng một âm tiết, có thể được xem là những nét đặc trưng về mặt loại hình của các ngôn ngữ đang nói đến.

Bảng 2.2: Tổng hợp các từ ngữ xét về số lượng “tiếng” Stt “Tiếng” Ví dụ lượng Số Tỉ lệ % 1 2 “tiếng” bẳm cả (mắm cá) bẳm thép (mắm tép) bẳm thôm (mắm tôm) cả tưa (cá chua) chá cả (chả cá) chảo ảm (cháo ám) chảo ca (cháo gà) cơm chùi (cơm cốm) cơm cỏi (cơm nắm) cờng tồ (rêu đồ)…

238 50,96

2 3 “tiếng”

băng đắng tồ (măng đắng đồ) băng tưa nổ (măng chua nấu) bắp pò luộc (bắp bò luộc) cả chiếc kho (cả giếc kho)

cả wèl om dưa (cá chép om dưa) chá lả lốt (chả lá lốt)

chảo tẩu dâm (cháo đậu đen) chè khoai bôn (chè khoai môn)...

159 34,04

3 4 “tiếng”

nhúc tlu xào tỏi (thịt trâu xào tỏi) ca hầm thuốc bắc (gà hầm thuốc bắc) chân dò hầm băng (chân giò hầm măng) dừa muối tiết clu (đu đủ muối tiết trâu) khoai môn nổ đắng (khoai môn nấu đắng)...

Stt “Tiếng” Ví dụ lượng Số Tỉ lệ % 4 5 “tiếng” chố hoi nổ tắc lốt (ốc vặn nấu lá lốt) kiển “ngạich” nổ tắc lốt (kiến “ngạich” nấu lá lốt) nhộng ong hang băng chua (nhộng ong rang măng chua) nhúc băm hang bẳm thép (thịt băm chưng mắm tép) nhúc ca nổ băng chua (thịt gà nấu măng chua)...

20 4,28

5 1 “tiếng”

bỏi (muối), chảo (cháo), cơm (cơm), cơng (gừng), đác (nước), gói (gỏi). kenh

(canh), mất (mứt)…

14 2,99

6 6 “tiếng”

kenh cả chua nổ bac hà

(canh cá chua nấu bạc hà)

nhúc ca bọc lả chuổi nảng (gà nướng lá chuối) nhúc clu nảng lả mác mêch (thịt trâu nướng lá mác mật) nhúc te hầm tlải tảo tó (thịt dê hầm táo đỏ) pông thiên lí xào nhúc pò

(hoa thiên lí xào thịt bò)...

10 2,14

Tổng số 467 100

Từ bảng thống kê trên, có thể rút ra nhận xét như sau:

- Nhóm từ ngữ chiếm số lượng nhiều nhất là nhóm từ ngữ gồm 2 “tiếng”. Nhóm từ ngữ gồm 3 “tiếng” chiếm số lượng ít hơn nhóm từ ngữ gồm “2 tiếng” là 80 từ.

- Nhóm từ ngữ gồm 4 “tiếng” chiếm số lượng ít hơn nhóm từ ngữ gồm “3 tiếng” là 129 từ. Nhiều hơn nhóm từ ngữ gồm 5 “tiếng” là 10 từ.

- Nhóm từ ngữ gồm 1 “tiếng” chiếm số lượng ít hơn nhóm từ ngữ gồm 4 “tiếng” là 7 từ. Trong đó nhóm từ ngữ có số lượng từ ngữ ít nhất là nhóm từ ngữ gồm 6 “tiếng”, có số lượng là 10 từ.

Từng nhóm số lượng “tiếng” được mô tả cụ thể như sau:

a. Các từ ngữ có 1 “tiếng”

Qua kết quả khảo sát các nhóm từ ngữ, các từ ngữ có 1 “tiếng” có 14/467 đơn vị, chiếm tỉ lệ 2,99% trong tổng số từ ngữ chỉ ẩm thực tiếng Mường. Ví dụ:

chảo (cháo), đác (nước), gói (gỏi), kenh (canh), mất (mứt), nỗm (nộm), pẻnh

(bánh), pủn (bún), rão (rượu)…

Trong số 14 từ đơn chỉ ẩm thực trong tiếng Mường thì có 12 từ chỉ đồ ăn và 2 từ chỉ đồ uống.

Các đơn vị có 1 “tiếng” đều có cấu tạo là một thành tố. Nói cách khác, chỉ có một thành tố cấu tạo nên các đơn vị có có 1 “tiếng” chỉ ẩm thực trong tiếng Mường.

Các từ đơn này có ý nghĩa gọi tên các loại ẩm thực một cách khái quát nhất.

b. Các từ ngữ có 2 “tiếng”

Qua kết quả khảo sát, tác giả luận văn đã thống kê được 237/467 từ ngữ có 2 “tiếng”, chiếm 33,6% tổng số từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Mường.

Các từ ngữ này đều do 2 “tiếng”, tương ứng với hai thành tố hợp lại với nhau. Trong đó có một yếu tố chính và một yếu tố phụ. Ví dụ:

băng xào (măng xào), cả kho (cá kho), cả nảng (cá nướng), chá lươnh (chả lươn), chảo iếch (cháo ếch), cơm đếp (cơm đếp), đác chenh (nước chanh),

kenh puôp (canh mướp), thôm hang (tôm rang) mâc nảng (mực nướng), pẻnh

c. Các từ ngữ có 3 “tiếng”

Ở nhóm từ ngữ có 3 “tiếng”, chúng tôi đã thống kê được 159/467 từ ngữ, chiếm tỉ lệ 34,04%. Qua số liệu này cho thấy đơn vị có 3 “tiếng” chiếm số lượng lớn thứ 2 sau nhóm từ ngữ có 2 “tiếng”. Ví dụ:

băng đắng tồ (măng đắng đồ) bắp pò luộc (bắp bò luộc) cả chiếc kho (cá giếc kho) ca nảng bỏi (gà nướng muối) chá lá lốt (chả lá lốt)

chảo chân dò (cháo chân giò) chè hôt khen (chè hạt sen) đác chè xenh (nước chè xanh) duốc nhúc ca (ruốc thịt gà) đuôi pò luộc (đuôi bò luộc) gói cả nến (gỏi cá nến)

kenh băng chua (canh măng chua) kenh lát pát (canh nhái bén)...

d. Các từ ngữ có 4 “tiếng”

Có 30/467 từ từ ngữ có 4 “tiếng”, chiếm tỉ lệ 6,42%. Các từ ngữ có 4 “tiếng” chiếm số lượng ít hơn so với từ ngữ có 3 “tiếng” là 129 đơn vị trong số các từ ngữ chỉ ẩm thực tiếng Mường. Ví dụ:

ca hâm thuốc bắc (gà hầm thuốc bắc) chân dò hầm băng (chân giò hầm măng) dừa muối tiết clu (đu đủ muối tiết trâu) iếch xào cú chuổi (ếch xào củ chuối) lạp khàinh tlẳm khỏi (lạp sườn hun khói) nhúc clu xào tlêl (thịt trâu xào khế) nhúc tlu tlẳm khỏi (thịt trâu hun khói)

roch cả nổ đắng (ruột cá nấu đắng)

toc tồ nõn khoai (nòng nọc đồ nõn khoai) xiênh khàinh nổ pỉl (canh sườn nấu bí)...

e. Các từ ngữ có 5 “tiếng”

Các từ ngữ có 5 “tiếng” có số lượng là 20/467 từ ngữ, chiếm tỉ lệ là 4,28%. Số lượng từ ngữ 5 “tiếng” có số lượng ít hơn số từ ngữ có 4“tiếng” là 10 đơn vị trong các từ ngữ chỉ ẩm thực tiếng Mường. Ví dụ:

kiển ngạich nổ tắc lốt (kiến “ngạich” nấu lá lốt)

nhộng ong hang băng chua (nhộng ong rang măng chua) nhúc ca nổ băng chua (thịt gà nấu măng chua)

nhúc clu nổ lá nồm (thịt trâu nấu lá nồm) nhúc dơi nổ cây chuổi (thịt dơi nấu cây chuối) nhúc pò xào tắc cần (thịt bò xào rau cần) nhúc thó xào sả ớt (thịt thỏ xào sả ớt)

pẻnh chầy nhân tẩu xenh (bánh dày nhân đỗ xanh) ta clu nổ keng bôn (da trâu nấu canh bon)

xiênh khàinh hang chua ngoch (xương sườn rang chua ngọt)...

g. Các từ ngữ có 6 “tiếng”

Trong tổng số các từ ngữ chỉ ẩm thực tiếng Mường thì số lượng các từ ngữ có 6 “tiếng” chiếm số lượng từ ít nhất, chỉ có 10/467 đơn vị, chiếm tỉ lệ 2,14%, ít hơn các từ ngữ có 5 “tiếng” là 10 từ ngữ. Ví dụ:

kenh cả chua nổ bac hà (cá chua nấu bạc hà)

ngài ong rừng hang băng chua (nhộng ong rang với măng chua) nhúc ca bọc lả chuổi nảng (gà nướng lá chuối)

nhúc clu nảng lả mác mêch (thịt trâu nướng lá mác mật) nhúc nhím nảng lả mác mêch (thịt nhím nướng lá mác mật) nhúc te hầm tlải tảo tó (thịt dê hầm táo đỏ)

pông thiên lí xào nhúc pò (hoa thiên lí xào thịt bò) tắc cái chua xào lòng củi (lòng xào dưa)

tlải kháy nhồi thịt lợn hấp (mướp đắng nhồi thịt)...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng mường ở huyện phù yên sơn la (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)