Chương 1 : CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.4. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
1.2.4.1. Khái niệm “văn hóa”
Đã có rất nhiều định nghĩa về văn hóa. Nhưng khái quát lại, văn hóa là tất cả những gì không phải là tự nhiên mà văn hóa là do con người sáng tạo ra, thông qua các hoạt động của chính mình.
Theo quan niệm của UNESCO (Uỷ ban giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc), “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và
vật chất, trí tuệ và cảm xúc, quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối
sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống và giá trị, tập tục và tín ngưỡng” (1982).
Trong tiếng Việt, văn hóa là danh từ có một nội hàm ngữ nghĩa khá phong phú và phức tạp. Người ta có thể hiểu văn hóa như một hoạt động sáng tạo của con người, nhưng cũng có thể hiểu văn hóa như một trình độ học vấn
Theo Từ điển tiếng Việt, văn hóa là: 1. Những giá trị vật chất tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử : nền văn hóa của các dân tộc. kho tàng văn hóa
dân tộc. 2. Đời sống tinh thần của con người: phát triển kinh tế và văn hóa. chú ý đời sống văn hóa của nhân dân. 3. Tri thức khoa học, trình độ học vấn: trình độ văn hóa. học các môn văn hóa. 4. Lối sống, cách ứng xử có trình độ cao,
biểu hiện văn minh: người có văn hóa. gia đình văn hóa mới. 5. Nền văn hóa
một thời kì lịch sử cổ xưa, xác định được nhờ tổng thể các di vật tìm được có những đặc điểm chung: văn hóa Đông Sơn. văn hóa rìu hai vai [Error!
Reference source not found., tr.1796].
Theo các nhà nghiên cứu, văn hóa gồm hai mảng chính: Văn hóa vật chất (hay văn hóa vật thể), và văn hóa tinh thần (văn hóa phi vật thể). Trong
quá trình hoạt động sống, con người đã tạo nên nền văn hóa vật chất thuần túy, như việc con người biết chế tác công cụ lao động, chế tạo ra nguyên vật liệu, biết xây dựng nhà ở, đền đài, thành quách, miếu mạo… còn văn hóa tinh thần được con người sáng tạo nên thông qua hoạt động sống như giao tiếp, ứng xử bằng tư duy, bằng các quan niệm hay những cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội như: các triết lý (hay quan niệm) về vũ trụ, văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, tôn giáo, phong tục, tập quán, lễ hội và các hoạt động văn hóa khác vô cùng phong phú, sinh động.
1.2.4.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
Các nhà nghiên cứu đều cho rằng ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ gắn bó, mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau, không thể tách rời. Ngôn ngữ là
phương tiện chuyên chở văn hóa và văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ. Ngôn ngữ là cơ sở, nền tảng của văn hóa. Văn hóa dân tộc không tồn tại ngoài ngôn ngữ. Theo tác giả Nguyễn Văn Chiến trong cuốn Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt [15, tr 51]: “Ngôn ngữ lại chính là sản phẩm văn hóa của nhân
loại giống như tất cả những sản phẩm khác…Ngôn ngữ, nói một cách chính xác, là một hiện tượng văn hóa, nằm trong văn hóa. Văn hóa có ngoại diên lớn, trong khi đó ngôn ngữ có ngoại diên hẹp hơn, nhưng có những đặc tính nội hàm rộng lớn hơn. Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ là mối quan hệ bao nhau, giữa chúng có những chỗ khác nhau, giao nhau và giống nhau”.
Do ngôn ngữ là một hiện tượng văn hóa, thuộc phạm trù văn hóa, cho nên tất cả những gì là đặc tính, thuộc tính của văn hóa cũng đều tương tự như là đặc tính thuộc tính của ngôn ngữ và được ẩn chứa trong ngôn ngữ. Mọi cấu trúc phân tích các đơn vị phạm trù của ngôn ngữ. Nói một cách khác, các sự kiện ngôn ngữ đều đẳng cấu với các sự kiện văn hóa. Khác với sự kiện văn hóa khác, ngôn ngữ là một hiện tượng văn hóa đặc thù, bởi: Ngôn ngữ là một sản phẩm văn hóa nhưng lại đồng thời là phương tiện ghi nhận các hiện tượng văn hóa khác, là chỗ lưu lâu dài các sự kiện văn hóa; là công cụ thể hiện các đặc trưng văn hóa cộng đồng.
Như vậy, có thể khảng định rằng, mỗi ngôn ngữ, tự thân, đều là sản phẩm văn hóa cộng đồng. Mỗi một đân tộc đều có sản phẩm văn hóa trong đời sống. Không những vậy, các dân tộc đều có cách nhìn nhận và thể hiện riêng. Do vậy có thể hiểu ngôn ngữ là tinh thần văn hóa dân tộc. Từ đó, qua việc tìm hiểu một ngôn ngữ ta có thể thấy được những nét văn hóa riêng của dân tộc đó. Việc tìm hiểu vốn từ ngữ chỉ văn hóa ẩm thực của dân tộc Mường ở huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La của chúng tôi cũng hướng vào mục đích đó.