2.1 .Khái quát về kết quả khảo sát
3.2. Từ ngữ chỉ ẩm thực và sự phản ánh các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo,
lễ hội, tập tục của người Mường
3.2.1. Từ ngữ phản ánh quan hệ của người Mường với thần linh, tổ tiên
Trong quan niệm vũ trụ quan của cộng đồng người Mường bị chi phối khá rõ về tín ngưỡng dân gian: tục thờ thần, thần núi, thần sông,...Do vậy, khi làm các món ăn để thờ cúng tổ tiên, dâng cho thần linh ở trong những ngày lễ, lễ mừng lúa mới, lễ cúng vía, tết cổ truyền… Các từ ngữ để chỉ món ăn trong ngày lễ của người Mường: cơm đếp (cơm nếp), nhúc
(thịt), cả (cá): cơm đếp đồ (cơm nếp đồ), nhúc nảng (thịt nướng), cả nảng
(cá nướng)…
Người Mường quan niệm vạn vật hữu linh. Tất cả vạn vật trên trời dưới đất đều có linh hồn. Chính vì thế, trong hệ thống tín ngưỡng của họ hệ thống thần linh rất đa dạng, phong phú. Niềm tin có thần linh được thể hiện các thể thức cúng thần trong nghi lễ nông nghiệp, nghi lễ vòng đời người và các nghi lễ cộng đồng như lễ cúng bến nước, cúng thần gió, cúng tạ thần sông, lễ cúng vía…Như vậy, thần linh chi phối trong tất cả các lĩnh vực đời sống của con người, từ việc điều hành xã hội đến việc ốm đau hay hạnh phúc, con người đều không quên thần linh. Điều ấy không chỉ thể hiện nhu cầu nhận thức thế giới khách quan, mà còn thể hiện sự đa dạng, phong phú của đời sống tinh thần của người Mường. Trong hệ thống tín ngưỡng ấy, có nhiều vị thần gắn với thiên nhiên, vũ trụ như thần trời, thần đất, thần sông, thần sấm sét, mưa gió, thần bến nước, thần đất đai cây cối đến cả hệ thống cái cuốc, cái chiêng, cái trống, thần bếp và thần nông cụ…Các khâu tương ứng với quy trình sản suất đều có những lễ thức cúng liên quan đến cây lúa và nông sản như cúng hồn lúa, hồn kê, lễ tuốt lúa hay rước lúa về kho.
Các từ ngữ thường dùng trong mâm cỗ cúng cơm mới, ví dụ: cơm non, cá nướng, gà, thịt lợn, xôi ngũ sắc,…và các từ chỉ hai món chính là cơm non và cá nướng. Cơm non được làm từ loại gạo nếp cái ngon nhất mà họ trồng. Khi
lúa vừa chín tới (đỏ đuôi) cắt nhúng bông lúa to đem về luộc chín, sau đó phơi hoặc sấy khô cho giòn, cho vào cối giã cả bông rồi lọc lấy gạo. Lấy lá gừng, lá riềng rửa sạch, giã vắt lấy nước, đổ nước đó vào gạo rồi nấu thành cơm. Khi cơm chín sẽ có màu xanh, xới ra gói lại bằng lá dong, nén chặt. Hương vị thơm ngon của lúa mới đầu mùa hòa quyện với hương vị của lá tạo nên mùi vị rất hấp dẫn. Cá cúng chọn những con cá to nhất, ngon nhất được làm sạch để nguyên cả con, sau đó dùng xiên và kẹp nướng trên than cho chín đều. Đồ lễ xong xuôi, thầy cúng cũng chính là chủ lễ, đại diện cho chủ nhà ăn mặc chỉnh tề bước lên bàn thờ tiến hành làm lễ.
Các từ ngữ thường dùng chỉ món ăn được người Mường chuẩn bị để dâng lễ cho thần linh: cơm non, cả nảng (cá nướng), nhúc ca luộc (thịt gà luộc),
nhúc thịt luộc (thịt lợn luộc), xôi ngũ sắc, cơm tó (cơm màu đỏ)…
Sau khi thu hoạch lúa mùa người Mường thường làm lễ cúng hồn lúa hay còn gọi là lễ ăn cơm mới để tạ ơn thần linh được mùa màng bội thu, hưởng kết quả của một quá trình lao động nhọc nhằn, vất vả. Người Mường quan niệm rằng ngay sau khi thu hoạch vụ mùa, khi lúa được đưa về nhà, gạo mới nấu thành cơm phải đem cơm đó cúng ông bà tổ tiên trước sau đó mới được ăn, nếu không vụ sau sẽ mất mùa. Người Mường bắt đầu cho nghi lễ Mừng cơm mới bằng việc đi rước vía lúa về nhà. Đến mùa lúa chín, vào một buổi sáng, người chủ gia đình chọn ngày tốt ra thăm ruộng, ngắt bảy hoặc chín bông nếp cái đẹp (tượng trưng cho bảy vía hoặc chín vía lúa) ở ruộng nhà mình tết lại thành một bó nhỏ đem về treo ở đầu cột cái trong nhà nơi cạnh bàn thờ tổ tiên. Họ đã hoàn thành công việc đi rước vía lúa về nhà. Sau nghi lễ đầu tiên này, mọi người trong nhà mới được ra đồng gặt lúa. Sau khi lúa mùa thu hoạch xong, vào ngày 10 tháng 10 âm lịch họ bắt đầu làm mâm cỗ cúng. Với quan niệm, lúa gạo là tinh hoa của đất trời, là sản phẩm nuôi sống con người và hôm nay con cháu mang những gì ngon nhất, đẹp nhất cúng trời đất, mời tổ tiên, cảm tạ các vị thần đã mang đến cho gia đình, bản làng vụ mùa no ấm. Cầu tổ tiên, thần thánh
phù hộ cho mùa màng tiếp theo được mưa thuận gió hòa. Nghi lễ xong, các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau cùng thưởng thức thành quả lao động của mình. Trong bữa ăn mừng cơm mới thường có đầy đủ ông bà, cha mẹ, con cháu tụ họp vui vẻ, hàng xóm láng giềng dành cho nhau những lời hay ý tốt, động viên nhau cố gắng trong những mùa vụ tiếp theo. Lễ mừng cơm mới là một nét đẹp trong văn hóa của người Mường bởi qua đó thể hiện được truyền thống uống nước nhớ nguồn, hiếu kính với tổ tiên, ông bà cha mẹ, thể hiện tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm luôn gắn kết bền chặt.
Đối với người Mường, tết Nguyên Đán là cái tết quan trọng nhất, to nhất trong một năm. Trong dịp tết Nguyên Đán, mỗi nhà tổ chức một bữa tiệc dâng tổ tiên và thần thánh. Các từ ngữ để gọi tên các món ăn trong mâm cỗ dâng tổ tiên, ví dụ: nhúc luộc (thịt luộc), chá hang (chả rang), chá băm (chả băm), kenh
miến (canh miến) nấu mộc nhĩ hoặc canh miến nấu măng khô, tiết canh ngách lưỡi, chá nem (chả nem). Không thể thiếu các lễ vật là pẻnh châng (bánh chưng) và mêch (mật), rượu chai, cơm đếp (cơm nếp), plu cau (trầu cau), một ít
tiền, một bát nước lã.
Mâm cỗ soạn đủ món rồi được bưng lên đặt trên ban thờ. Bàn thờ tổ tiên được đặt ba mâm. Mâm ngoài cùng thờ bố mẹ, mâm thứ hai thờ thờ ông bà, mâm thứ ba (ở trong cùng) thờ các cụ, kỵ. Ở mâm thờ các cụ, kỵ thì cơm không được đong vào bát, đũa không được tính bằng đôi mà cơm được nắm một nắm thật to, còn đũa thì để một nắm hàng chục đôi để biểu thị mâm đó thờ rất nhiều cụ, kỵ. Ở cửa vóng kê bàn thờ về phía trong, người ta bày các mâm thờ vua mỡi. Vóng trong cùng thờ hai mâm tổ tiên bên ngoại: bố mẹ vợ và ông bà ngoại chủ nhà. Vóng ngoài kê bàn thờ tổ tiên nội thờ hai anh em Thần Kỳ Vi Bóng, Chàng Vàng, Sang Quan, Lại Lệnh. (Đây là hai thần che tránh tai nạn rủi ro cho con người, giúp con người bảo vệ của cải vật chất trong nhà). Cửa vóng phía trái ngoài đặt hai mâm thờ “Cun kép tả ngươi - ba bố con Khồng Dòl”. Ở đầu bếp đặt một mâm thờ ba vợ chồng vua bếp (một vợ hai chồng). Phía gian
ngoài cùng người ta dọn lễ vào nong, xếp một vài lá nhúc (thịt), bỏi (muối),
pẻnh châng (bánh chưng) nhỏ, nhiều cơm cỏi nhỏ (nắm cơm nhỏ) cho vía trâu,
bò hưởng. Dưới sân người ta đặt lên miếu thờ ba vị thổ công. Tất cả công cụ lao động và đồ dùng quý trong nhà đều được dính những cục cơm nhỏ để cho chúng “ăn tết”.
Sau khi con cháu thắp hương, thầy mo bắt đầu khấn lễ. Dâng đủ mười tuần cơm rượu thì được coi là các vị thần linh và tổ tiên đã no say, lúc đó thầy mo khấn rằng:
“Cơm ăn không hết dậy thu vào sọt Rượu uống không hết dậy thu vào vò Thu hết lễ lạt con cháu dâng cho
Mang về biếu bố biếu mẹ trong mường cái ma”
Lúc này con cháu xin được dọn mâm xuống, hưởng những thức còn lại của việc thờ phượng đã xong. Con cháu dọn mâm ăn cỗ, mâm cỗ bày ra gồm tất cả các món có trong mâm thờ và thêm món ớt, món nộm thịt thủ lợn, các loại rau thơm, rau đắng đồ, măng đắng đồ. Trước khi ăn, tất cả con cháu xếp hàng lạy kính bậc cha mẹ, ông bà, các cụ. Người già đứng lên trên cảm ơn và chúc cho con cháu sang năm mới mạnh khỏe, làm ăn giàu có để nuôi nấng, cung phụng người già. Tiếp đó người ta mời nhau rửa tay rồi ngồi vào mâm cỗ. Sau khi đã ổn định chỗ ngồi, khách bắt đầu nói lời cảm ơn chủ nhà và chúc gia đình như sau:
“ Năm cũ đã qua
Bước chân ra mùa năm mới Gia đình tổ chức bữa hôm nay Trước là dâng tổ tiên thần thánh Để được phù hộ bênh bao
Cháu con mát mẻ khỏe mạnh Dưới sân đầy lợn, đầy gà
Đồng nà ruộng lúa đầy thóc Gấm vóc đầy cửa sáng nhà Sau lại còn mâm cỗ nhắm Thết đãi chúng tôi là ông, là bà Là chú bác anh em
Ăn uống nhờ no say Xin cảm ơn cô chú”.
Chủ nhà đáp lại:
“ Mỗi năm một kỳ Lệ cũ không dám qua Lệ ma không dám bỏ
Hôm nay, thờ phụng tổ tiên Ơn các bố, các mế
Các anh, các chị Còn về ở chơi
Làm vui cho gia đình Lẽ ra phải có
Đồ ăn thức uống
Thết đãi anh em họ hàng mới phải Nhưng đến bữa chẳng có gì
Chút cơm khô muối trắng
Thấy sao các bố các mế anh chị Thương lấy gia đình chúng tôi là vậy Để xin mời ăn uống”.
Sau thủ tục chào chúc, người ta mời nhau uống rượu, ăn uống vui vẻ. Các từ ngữ để gọi tên các món ăn đặc trưng trong ngày Tết của người Mường là: cơm ẻo (cơm nghệ), cơm đếp (cơm nếp) pẻnh châng (bánh chưng), chá nem (chả nem), chả nảng, kenh miến (canh miến), cả nảng (cá nướng) chá
tắc đáu (chả rau đáu) nhúc clu nảng gác bếp (thịt trâu nướng gác bếp) dò pò
(giò bò) dò lũa (giò lụa) rão tỏng (rượu cần) rão đếp (rượu nếp)…
Tan cuộc ra về, ông mo được biếu một gói thịt luộc, một gói cơm, một cặp bánh chưng, một chai rượu. Gia đình tiếp tục gói thịt luộc, gói cơm, soạn bánh đi biếu các gia đình họ hàng, xóm bản, các thông gia. Người Mường mong rằng năm nào cũng thế, Tết nào cũng phải được vui như thế.
3.2.2. Từ ngữ phản ánh các lễ hội, tập tục của người Mường
Cũng như các dân tộc khác ở Việt Nam, người Mường ó rất nhiều lễ hội: lễ cơm mới, lễ hội xuống đồng, lễ cúng vía,…
Nghi lễ, thường được tổ chức cả cộng đồng bản làng tham gia. Lễ hội thường tổ chức từ 1 đến 3 ngày. Các nghi lễ - lễ hội thường gắn với sinh hoạt văn hoá cộng đồng, đây cũng là dịp để gặp nhau, giao lưu, vui chơi giải trí sau thời gian lao động vất vả.
Lễ cơm mới: Hàng năm cứ vào tháng 10 âm lịch, người Mường lại tổ
chức lễ ăn cơm chung cho cả bản. Trước hôm làm lễ cơm mới, họ cùng nhau đi đánh cá, chọn con cá to ngon đem ốch đồ và đem nướng lên để làm lễ.
Các từ ngữ để gọi tên các món ăn trong mâm cỗ, ví dụ: (cả nảng), cá nướng, cơm đếp tồ (cơm nếp đồ), rão chai (rượu chai), plu cau (trầu cau). Dưới mâm cỗ là vò rão tỏng (rượu cần). Lễ bày xong ông mo làm lễ khấn mời Thần Hoàng làng về hưởng lễ và phù hộ, che chở cho dân bản được khỏe mạnh và năm tới lại cho mùa màng tốt tươi, thóc lúa đầy nhà. Ông mo dâng đủ mười tuần cơm rượu thì mời các vị Thần Hoàng trở về nơi ngự. Dân bản bắt đầu uống rượu cần và ăn cơm mới với các món cá. Ăn uống xong trai gái cùng nhau xuống sân giã đuống và hát giao duyên.
Lễ hội xuống đồng (Khuổng mùa): Để mở đầu cho công việc đồng áng trong một năm, người Mường tổ chức lễ hội xuống đồng. Lễ hội này được tổ chức ở các miếu, quán, đình (nơi thờ Đức Thánh Tản Viên). Gia đình nào được ăn ruộng công miễn thuế thì sẽ lo thịt cho ngày lễ xuống đồng hàng ăm. Đó là
thịt một con hoẵng. Năm nào không săn được hoẵng thì phải thay bằng một con bò. Tuyệt đối không được thịt trâu, vì họ cho là thịt trâu đen sẽ không “may mùa tốt mạ”, còn thịt hoẵng thì đem lại may mắn cho bà con nông dân. Sau khi thầy mo làm lễ dâng Thánh Tản xong, người dân đi dự lễ hội cùng nhau ăn
nhúc hoẵng (thịt hoẵng), cơm cỏi (cơm nắm) mỗi người tự mang. Ăn xong, bà
con nông dân lại tiếp tục uống rượu cần và vui hội.
Lễ mừng nhà mới:
Các từ ngữ chỉ thức ăn trong lễ mừng nhà mới: cả nảng (cá nướng), cả tồ (cá đồ) và nhất thiết phải có món tlỏng (trứng), cơm đếp (cơm nếp)...
Khi làm nhà mới xong, người Mường chọn ngày tốt để làm bữa cơm đầu tiên trên nhà mới. Bữa ăn này không những mang ý nghĩa mở đầu sự ăn uống trên ngôi nhà mà họ còn mong muốn rằng mọi bữa ăn trên nhà này luôn có thức ăn ngon, gia đình gặp nhiều may mắn, sống mạnh khỏe. Họ dọn một mâm cơm giữa nhà, dưới mâm có trải chiếu hoa. Món cơm nếp là món ăn truyền thống của người Mường, món cá nướng, cá đồ biểu hiện cho sự mát lành. Món trứng biểu hiện cho sự may mắn. Người ăn bữa cơm đó là một cụ già phúc hậu, mạnh khỏe. Cụ ăn uống tự nhiên, ăn xong cụ sai con cháu trải chiếu chăn cho cụ ngủ.Cụ ngủ một lúc thì thức dậy và nói: “À trời sáng rồi ta dậy thôi”. Con cháu lại ra cất chiếu chăn cho cụ. Sau đó cụ xuống đun bếp giữ lửa cho con cháu.
Lễ vía mụ thố: Lễ này được tổ chức để nhằm cứu sống người già đang
ốm nặng bằng cách làm tăng vía cho người ốm. Tất cả những gia đình họ hàng thân thích ở gần, ở xa đều được mời đến dự lễ này. Họ mang theo một gỏi cơm (gói cơm), một gỏi cả nảng (gói cá nướng) hoặc một ốch tồ (ốch đồ), hai quả tlỏng luộc (trứng luộc). Có người mang theo một con gà và một bát gạo với ý
nghĩa là góp lễ để mời vía người ốm ăn gọi là làm “phép”. Vía của người ốm thấy họ hàng con cháu không muốn “đi xa”. Họ giữu vía lại để người đó sống dài lâu với con cháu họ hàng. Trong lễ mụ thố chủ nhà phải mổ một con lợn, hai con gà. Thịt gà luộc chặt miếng bày vào một mâm riêng ở cuối dãy gọi là mâm vía vái (loại vía này thường xuyên ở với người). Thịt lợn luộc được chế
biến làm món chá hang (chả rang), dồi, chá lả puôi (chả lá bưởi) và đem bày
vào năm mâm.
Mâm đầu tiên: Một chân dò (chân giò) trước, một lá thịt đầu thằm một đĩa
chá lả pưởi (chả lá bưởi), một đĩa chá hang (chả rang), một đĩa bỏi (muối), ba bát
nước kenh ây chuổi (canh cây chuối). Mâm lễ này để dâng tổ tiên ông mo.
Mâm thứ hai: Bày hai lá thịt và các món giống như mâm thứ nhất. Mâm này thờ ông hộ gốc kéo si, bà hộ lộc kéo sanh. Hai vị này ngự ở cửa Liên, đền Nam Chu nơi đình chân vua Pán quán vua trời.
Mâm thứ ba: Thờ ông Kem cầm quan sổ trạng.Họ cũng ngự ở cửa Liên, đền Nam Chu nơi đình chân vua Pán quán vua trời.
Mâm thứ tư: Bày hai lá thịt và các món khác giống như mâm trước và thêm lả dưa (lá đu đủ) chín, pẻnh chay (bánh chay), pẻnh đếp (bánh nếp). Mâm này thờ hai vua Pua Sang nàng Mụ Thêm Già. Hai vị này ngự tại vòm si hoa, cành si thơm, bờm si ngọt, trong vườn si chùm thoáng.
Mâm thứ năm: Bày đồ lễ giống như mâm thứ ba, thêm nhúc ca (thịt gà), cơm đếp (cơm nếp), rão (rượu) chai. Mâm thờ hai vua Pua Sang nàng Mụ
Thêm Già. Hai vị này ngự tại vòm si hoa, cành si thơm, bờm si ngọt, trong vườn si chùm thoáng.
Ông mo làm lễ xong, người nhà đem vài miếng gan, nhúc ca (thịt gà)
cùng một nắm xôi trong mâm vía vái đến cho người ốm ăn (gọi là ăn lấy vía). Sau đó người ta dọn mâm cho tất cả mọi người cùng ăn. Mâm cơm gồm có:
nhúc ca (thịt lợn), nhúc ca (thịt gà) và những món góp của họ hàng. Ông mo
được mời ngồi mâm trên cùng các bậc trên trong gia đình. Trước khi ăn ông đứng dậy làm thủ tục chào cơm với lời hát:
Phải năm trời không thuận, đất không lành Người già ốm lắm đau nhiều
Hôm nay họ hàng con cháu
Soạn lên mâm vía lễ mụ
Cầu mong giữ vía cho người già Mạnh khỏe trở lại
Sống xa già lâu cùng con cháu họ hàng Sau nữa làm nên cỗ ăn đường uống Tiếp đãi chúng tôi là mo là trượng Ăn uống nhờ no say
Chúng tôi xin cám ơn.
Tất cả con cháu trong nhà đứng phía dưới đáp lễ. Một người đại diện đáp:
Phải năm trời không thuận, đất không lành Bố (mế) chúng tôi
Ốm lắm đau nhiều Sức yếu thân già
Ơn tổ tiên (tổ tiên ông mo)
Đáng lẽ gia đình chúng tôi phải có đồ ăn thức uống Để ông nghỉ ngơi đỡ mệt
Nhưng vì lòng hay tay áo ngắn
Chỉ có nắm cơm khô muối trắng gọi là qua bữa