5. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Tổ chức quản lý và KSCLKT tại KTNN khu vực VII
3.2.3.1. Quản lý hoạt động kiểm toán
Thứ nhất, quản lý từ bên trong được ban lãnh đạo KTNN khu vực VII trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện, luôn kiểm tra sát sao và có các biện pháp xử lý kịp thời trong các tình huống kiểm toán khác nhau hệ thống các biện pháp nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán gồm các hoạt động như:
- Bảo đảm chất lượng lao động thông qua cơ chế tuyển dụng chặt chẽ theo quy định của KTNN. Bên cạnh đó, trong quá trình tuyển dụng luôn được tiến hành và giám sát từng bước, đảm bảo tuyển được đội ngũ nhân sự có chất lượng cao, phù hợp và đủ khả năng đáp ứng đối với vị trí cần tuyển.
Mặt khác, trong quá trình sử dụng lao động đơn vị luôn chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng lao động bằng việc khuyến khích, tạo điều kiện cho kiểm toán viên không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn.
- Trong quá trình làm việc thường xuyên trao đổi, phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau, trên cơ sở đó liên tục phát triển qui trình kỹ thuật, thủ tục kiểm toán cho phù hợp với những quy định mới cũng như làm gia tăng hiệu quả của công tác kiểm toán CTMTQG.
Thứ hai, quản lý hoạt động từ bên ngoài đối với KTNN khu vực VII được thực hiện thông qua cơ chế giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước có liên quan như: Vụ chế độ và và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ pháp chế... đối với việc tuân thủ các chuẩn mực và qui định pháp lý như cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước, Chuẩn mực kiểm toán nhà nước về Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên...
- KTNN thông qua các đơn vị tham mưu chức năng đã thực hiện quản lý thống nhất đối với hoạt động kiểm toán của đơn vị. KTNN thực hiện quản lý về Kế hoạch kiểm toán, việc tổ chức thực hiện hoạt động kiểm toán, việc lập và phát hành Báo cáo kiểm toán của các cuộc kiểm toán của KTNN, quản lý thống nhất việc giải quyết các công việc sau khi phát hành Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán của KTNN và Báo cáo kiểm toán của các cuộc kiểm toán do KTNN thực hiện.
- Kiểm toán Nhà nước khu vực VII thực hiện quản lý thống nhất đối với hoạt động kiểm toán theo phạm vi do Tổng KTNN phân công. Kiểm toán trưởng đã thực hiện quản lý trực tiếp đối với hoạt động kiểm toán và thực hiện quản lý thông qua các bộ phận giúp việc, các phòng ban chuyên môn do Kiểm toán trưởng quyết định thành lập.
- Trưởng Đoàn kiểm toán thực hiện quản lý thống nhất đối với các hoạt động tác nghiệp kiểm toán của cuộc kiểm toán theo quy định tại Quy trình kiểm toán của KTNN và theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước và theo Kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán. Trưởng đoàn kiểm toán thực hiện quản lý về Kế hoạch kiểm toán của các cuộc kiểm toán và Kế hoạch kiểm toán chi tiết của các Tổ kiểm toán, quản lý việc tổ chức thực hiện hoạt động kiểm toán và việc báo cáo kiểm toán của Đoàn kiểm toán và của các Tổ kiểm
toán - Phạm vi quản lý của Trưởng đoàn kiểm toán là hoạt động quản lý nội bộ đối với Đoàn kiểm toán.
- Tổ trưởng Tổ kiểm toán thực hiện quản lý đối với hoạt động tác nghiệp kiểm toán của Tổ kiểm toán theo Quy trình kiểm toán của KTNN, theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước và theo Kế hoạch kiểm toán chi tiết do Trưởng đoàn kiểm toán phê duyệt. Tổ trưởng Tổ kiểm toán thực hiện quản lý Kế hoạch kiểm toán chi tiết của Tổ kiểm toán, quản lý việc tổ chức thực hiện hoạt động kiểm toán và việc báo cáo kết quả kiểm toán của Tổ kiểm toán - đây là hoạt động quản lý nội bộ của Tổ trưởng Tổ kiểm toán.
Ưu điểm:
Công tác quản lý bên ngoài cũng như bên trong đối với hoạt động kiểm toán CTMTQG nhìn chung được thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao, đúng theo tinh thần chỉ đạo và giám sát của cấp trên.
Hạn chế:
Bên cạnh ưu điểm của công tác quản lý hoạt động kiểm toán CTMTQG tại khu vực VII trong thời gian qua, vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Sự tồn tại của cấp quản lý trung gian là Trưởng đoàn dần dần bộc lộ những điều không hợp lý. Trưởng đoàn kiểm toán chịu trách nhiệm nắm bắt một cách toàn diện công việc kiểm toán đối với từng đơn vị với các lĩnh vực khác nhau. Trưởng đoàn kiểm toán phân công công việc cho các Tổ kiểm toán, kiểm toán viên theo từng năng lực, chuyên môn phù hợp. Tuy nhiên, những việc này có thể được thực hiện trực tiếp từ Kiểm toán trưởng đối với từng tổ kiểm toán đối với công việc kiểm toán một cách hiệu quả và nhanh gọn.
3.2.3.2. Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán
Tổng KTNN quy định việc thành lập, giải thể đoàn kiểm toán, cơ cấu đoàn kiểm toán, tiêu chuẩn trưởng đoàn, phó trưởng đoàn, tổ trưởng tổ kiểm toán, quy định quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên trong đoàn kiểm
toán, quy định về quan hệ công tác và lề lối làm việc trong hoạt động của đoàn kiểm toán.
Xác định đây là khâu quan trọng trong hoạt động kiểm toán đơn vị đã tổ chức thực hiện khá tốt khâu KSCLKT, cụ thể:
- Các cuộc kiểm toán đơn vị đều có quyết định thành lập Tổ KSCLKT hoạt động độc lập do đồng chí trưởng phòng hoặc phó phòng làm tổ trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kiểm toán trưởng để thực hiện KSCLKT ngay từ khâu chuẩn bị kiểm toán đối với từng Đoàn kiểm toán, Khảo sát lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, dự thảo BCKT, ban hành văn bản hướng dẫn triển khai việc thực hiện Quy chế KSCLKT và các văn bản quy định về quản lý hoạt động kiểm toán đối với các Đoàn, Tổ kiểm toán thuộc KTNN Khu vực VII theo đó đã qui định rõ một số nội dung công việc cần thiết phục vụ cho KSCLKT như: việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của Tổ, của Đoàn kiểm toán, Việc tổ chức soát xét, thẩm định và phát hành báo cáo của Tổ kiểm toán, qui định rõ nhiệm vụ của từng tổ chức và cá nhân trong thực hiện KSCLKT, Thực tế cách làm trên đã xác định được trách nhiệm trong KSCLKT của Tổ và Đoàn kiểm toán, phân định rõ được trách nhiệm trong tổ chức KSCLKT của nội bộ Đoàn kiểm toán với KSCLKT của KTNN khu vực, phân định việc KSCLKT của KTNN khu vực với kiểm tra của Kiểm toán Trưởng, Qua thực tế, các nội dung qui định trên đã phát huy tác dụng, đã đề cao được trách nhiệm của mỗi cấp quản lý và của từng cá nhân trong thực hiện KSCLKT, góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm toán tại đơn vị.
Ưu điểm:
Phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những hạn chế, tồn tại, góp phần giảm thiểu rủi ro kiểm toán, quy trình, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán, làm tăng tính minh bạch, sự tin cậy đối với hoạt động kiểm toán của KTNN.
Nhìn chung, đơn vị đã hoàn thành khối lượng các công việc, các Đoàn Kiểm toán đã triển khai kiểm toán theo đúng kế hoạch và thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng kiểm toán không ngừng được nâng cao đơn vị đã có nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, chủ động, linh hoạt trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ và đã hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ kiểm toán theo kế hoạch được giao.
Trong kiểm toán đã có nhiều điểm được đổi mới, sáng tạo như: Việc thu thập số liệu và tình hình đã theo các tài liệu qui định của nhà nước, Việc phân tích số liệu tài liệu do đơn vị cung cấp được thực hiện trước khi đi khảo sát đã tiết kiệm thời gian khảo sát tại đơn vị, giảm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị, Công tác lập kế hoạch chi tiết được lập trước khi kiểm toán đã tạo chủ động và dành nhiều thời gian hơn trong thực hiện kiểm toán, Tổ chức hoạt động của Tổ kiểm toán đã có thay đổi so với cách làm cũ là công tác Tổng hợp đã giao cho Kiểm toán viên, đồng thời yêu cầu tăng cường vai trò của Tổ trưởng tổ kiểm toán trong chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý và kiểm tra, kiểm soát Kiểm toán viên thực hiện nhiệm vụ, phương pháp đánh giá báo cáo quyết toán ngân sách huyện, xã đảm bảo tin cậy hơn và phù hợp với các qui định của pháp luật, nội dung kiểm toán hoạt động đã được thực hiện theo định hướng lựa chọn các vấn đề xã hội đang quan tâm, nội dung, phạm vi và cách tiếp cận phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay, Công tác KSCLKT đã được cải tiến theo hướng xác định rõ nhiệm vụ, phân định rõ trách nhiệm của từng tổ chức và cá nhân đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu (như Tổ trưởng, Trưởng đoàn kiểm toán, phụ trách bộ máy tham mưu của KTNN khu vực và Kiểm toán Trưởng...) trong KSCLKT.
Hạn chế:
Chưa quy định rõ trách nhiệm quản lý và KSCLKT của Kiểm toán Trưởng, Trưởng đoàn, Tổ trưởng tổ kiểm toán trên cơ sở phân cấp quản lý hợp lý giữa các cấp, chất lượng kiểm soát còn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra việc soát xét đánh
giá còn chưa toàn diện, KSCLKT trong nội bộ Đoàn kiểm toán còn mang tính hình thức.
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kiểm toán CTMTQG giảm nghèo bền vững tại KTNN khu vực VII