Cơ sở thực tiễn tổ chức kiểm toán CTMTQG giảm nghèo bền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 45 - 50)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn tổ chức kiểm toán CTMTQG giảm nghèo bền

1.2.1. Một số kinh nghiệm về tổ chức kiểm toán CTMTQG giảm nghèo bền vững

1.2.2.1. Kinh nghiệm tổ chức kiểm toán ở KTNN khu vực I

KTNN khu vực I được thành lập từ năm 1994. Là một trong những đơn vị được thành lập sớm trong ngành, đã có nhiều kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ, về nhân sự ổn định và có trình độ nghiệp vụ khá tốt và đồng đều. Về mô hình tổ chức bộ máy cấp phòng: KTNN khu vực I có 8 phòng (gồm Văn phòng, phòng Tổng hợp, Phòng kiểm toán hoạt động và 5 phòng nghiệp vụ.

Tổ chức xây dựng kế hoạch của cuộc kiểm toán:

Ưu điểm: Việc đổi mới trong xây dựng kế hoạch của cuộc kiểm toán đặc biệt là yêu cầu xác định rõ trọng tâm cho từng cuộc kiểm toán, trọng tâm kiểm toán, nội dung kiểm toán đặc thù theo từng lĩnh vực, từng đơn vị được kiểm toán trong cuộc kiểm toán đã nâng cao chất lượng giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, cụ thể: i.Việc tổ chức khảo sát thu thập thông tin đã được tiến hành bài bản hơn, thời gian khảo sát đã được bố trí nhiều hơn, mở rộng nguồn thông tin, đơn vị cung cấp thông tin, nhân sự bố trí để khảo sát, thu thập thông tin được lựa chọn kỹ hơn... nhờ đó chất lượng thông tin thu thập được tốt hơn làm căn cứ cho việc xác định mục tiêu, nội dung, trọng tâm kiểm toán và lập kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán, ii. Việc phân tích thông tin để đánh giá, phân tích rủi ro và xác định trọng tâm kiểm toán cho cuộc kiểm toán đã được chú trọng, hướng

đích của cuộc kiểm toán được xác định rõ ràng làm căn cứ cho việc bố trí nhân sự, phân bổ thời gian kiểm toán,

Hạn chế: Do KTNN chưa qui định cụ thể, chi tiết những thông tin cần thể hiện trong kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán, chưa có hướng dẫn cụ thể về cách thức đánh giá rõ rủi ro và xác định trọng tâm kiểm toán, chưa có bộ chỉ tiêu thông tin cần theo dõi, thu thập thông tin thống nhất trong toàn ngành để hướng dẫn các đơn vị thu thập thông tin lập kế hoạch kiểm toán đồng thời do còn hạn chế về kiến thức, năng lực, trình độ của một số KTV trong thu thập, phân tích đánh giá thông tin, lập kế hoạch kiểm toán nên một số cuộc kiểm toán việc khảo sát, thu thập thông tin còn thiếu cụ thể, chi tiết làm căn cứ phân tích, đánh giá rủi ro, xác định trọng tâm kiểm toán dẫn đến đánh giá rủi ro và xác định trọng tâm cho cuộc kiểm toán và từng đầu mối lựa chọn kiểm toán trong cuộc kiểm toán còn mang cảm tính, chưa dựa trên những căn cứ khoa học và tình hình thực tiễn.

Tổ chức kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán

Ưu điểm:Tổng Kiểm toán Nhà nước sửa đổi ban hành qui trình kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán cho phù hợp với thực tiễn, đổi mới trong khâu lập, phát hành báo cáo kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán (Yêu cầu các KTNN khu vực phải thu thập bằng chứng để chứng minh các kiến nghị đã thực hiện, làm rõ nguyên nhân các kiến nghị chưa được thực hiện, báo cáo kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán phải đánh giá cụ thể nguyên nhân các kiến nghị chưa thực hiện, báo cáo kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán phải được thẩm định của Vụ Tổng hợp trước khi phát hành...) nhờ đó nâng cao chất lượng báo cáo kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán và hiệu quả, hiệu lực của hoạt động kiểm toán.

Hạn chế: Tỷ lệ thực hiện kiến nghị còn thấp, nhiều kiến nghị không được thực hiện và để tồn đọng kéo dài nhiều năm làm giảm tính hiệu lực của kiến nghị kiểm toán. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do: Chưa có chế tài cụ

thể cho các trường hợp chưa thực hiện nghiêm kiến nghị kiểm toán; Chất lượng của một số kiến nghị kiểm toán chưa cao (kiến nghị còn chung chung, kiến nghị chưa đúng qui định của pháp luật, kiến nghị xử lý tài chính còn nhầm lẫn, trùng lắp về số học, kiến nghị chưa xem xét đến tính khả thi...),

Tổ chức công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán

Kết quả đạt được: Thực hiện chủ trương đổi mới để nâng cao chất lượng kiểm soát chất lượng kiểm toán, Tổng KTNN đã ban hành Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN tạo cơ sở, khung kiểm soát chất lượng kiểm toán cho đơn vị thực hiện, đồng thời phê duyệt kế hoạch tổng thể của toàn ngành trong đó quy định rõ số lượng, danh sách mỗi đợt kiểm toán có 20% đến 30% kiểm toán viên không tham gia các đoàn kiểm toán để kiểm soát chất lượng kiểm toán và thực hiện các công việc trước, trong và sau quá trình kiểm toán. Nhờ chủ trương đúng đắn đó nên chất lượng hoạt động kiểm soát được nâng lên góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán.

Hạn chế: Qui chế kiểm soát chất lượng kiểm toán hiện nay chưa qui định rõ việc kiểm soát cụ thể của từng cấp kiểm soát và việc sử dụng kết quả kiểm soát của các cấp kiểm soát bên trên đối với các cấp kiểm soát bên dưới đặc biệt là việc KTNN sử dụng kết quả kiểm soát của KTNN Khu vực, chuyên ngành nên nếu triển khai kiểm soát không hợp lý thì KTV, hồ sơ kiểm toán chịu sự kiểm soát của nhiều cấp, Việc quy định gửi báo cáo kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán chậm nhất là sau 10 ngày đoàn kết thúc kiểm toán chưa thực sự phù hợp với tên của báo cáo kiểm soát vì khi đó đoàn kiểm toán chưa hoàn thành dự thảo báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán nên không kiểm soát được chất lượng kiểm toán của toàn bộ cuộc kiểm toán, không phản ánh hết các hoạt động của đoàn kiểm toán do chưa thẩm định dự thảo BCKT của đoàn kiểm toán.

Tổ chức bố trí lực lượng thực hiện kiểm toán

Ưu điểm: Cơ bản các đơn vị đã nghiêm túc chấp hành chủ trương của ngành, đơn vị đã sử dụng đội ngũ KTV thường trực tại đơn vị để lập kế hoạch

kiểm toán cho các đợt kiểm toán sau, bảo đảm nhân lực để thực hiện công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán (20%-30%) góp phần hạn chế được những thiếu sót, bất cập trong hồ sơ kiểm toán, kế hoạch kiểm toán, báo cáo kiểm toán của tổ kiểm toán và của đoàn kiểm toán, rút ngắn thời gian trình duyệt báo cáo kiểm toán, trình phát hành báo cáo kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán.

Hạn chế: Do trình độ các KTV chưa đồng đều nên xảy ra việc bố trí các KTV có năng lực cho các cuộc kiểm toán và đội ngũ KTV thường trực tại đơn vị khó khăn, giữa việc bố trí nhân lực cho khảo sát, thu thập thông tin, lập kế hoạch của cuộc kiểm toán và bố trí nhân lực cho việc kiểm soát chất lượng kiểm toán, các công việc khác nên thời gian, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ còn bất cập, Việc bố trí kiểm toán viên thường xuyên không gia các đoàn kiểm toán kéo dài sẽ làm cho kiểm toán viên thiếu kinh nghiệm thực tiễn dễ dẫn đến khi tham gia kiểm soát chất lượng kiểm soát thiếu tính thực tế, chất lượng hạn chế và khi được bố trí tham gia đoàn sẽ nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ.

1.2.2.2 Kinh nghiệm tổ chức kiểm toán CTMTQG giảm nghèo bền vững tại KTNN khu vực X

KTNN khu vực X được thành lập từ năm 2011 trụ sở đóng tại thành phố Thái Nguyên, đơn vị đã triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo phù hợp để tổ chức kiểm toan NSĐP với đặc thù của khu vực.

Tổ chức bộ máy của KTNN khu vực X, Là đơn vị mới thành lập đươc 05 năm, nên tổ chức bộ máy còn đang từng bước hoàn thiện. Hiện nay tổ chức bộ máy của KTNN khu vực X có 05 phòng, gồm có Văn phòng, phòng tổng hợp và 03 phòng nghiệp vụ, các phòng nghiệp vụ cơ bản đã bố trí các phòng nghiệp vụ chuyên môn hóa theo lĩnh vực (ngoài Văn phòng và phòng tổng hợp có 03 phòng nghiệp vụ, trong đó: 01 phòng nghiệp vụ chuyên sâu về kiểm toán thu ngân sách và doanh nghiệp, 01 phòng chuyên về chi ngân sách và 01 phòng chuyên sâu về đầu tư xây dựng), chưa có phòng kiểm toán hoạt động.

Tổ chức đoàn kiểm toán, Trong quá trình tổ chức thực hiện kiểm toán, KTNN khu vực X đã bám sát kế hoạch được giao, các đoàn kiểm toán thường tổ chức theo mô hình đoàn kiểm toán truyền thống gồm 2 cấp quản lý (lãnh đạo KTNN và trưởng đoàn), thực hiện kiểm toán toàn diện NSĐP và lồng ghép các chuyên đề CTMTQG giảm nghèo bền vững.

Ưu điểm: mô hình này dễ làm do thói quen (đang thực hiện), nó đánh giá khá toàn diện tình hình quản lý và sử dụng NSĐP,

Hạn chế: đây là mô hình kiểm toán đã cũ, lạc hậu, đa số các nước trên thế giới không còn áp dụng, không đánh giá chuyên sâu theo từng lĩnh vực kiểm toán, việc quản lý vẫn còn có khâu trung gian quản lý (trưởng đoàn) nên ảnh hưởng đến việc truyền tải thông tin, báo cáo còn chậm, không kịp thời. Nguyên nhân của tồn tại là do trong ngành còn ngại đổi mới trong khâu tổ chức kiểm toán, làm theo lối mòn...

Tổ chức nhân sự đoàn kiểm toán

Ưu điểm: Do điều kiện về biên chế còn thiếu đơn vị đã bố trí việ khảo sát lập kế hoạch kiểm toán ngay từ đầu năm, và kết hợp thực hiện việc kiểm tra kiến nghị kiểm toán trùng vào các đợt kiểm toán phân công 2 đến 3 KTV thực hiện. Đã giảm bớt được đầu mối kiểm toán hạn chế việc trong năm nhiều đoàn kiểm toán ra vào trong tỉnh.

Hạn chế: Không kiểm toán bao chùm hết các nội dung CTMTQG do vừa kiểm toán ngân sách vừa kiểm toán CTMTQG giảm nghèo.

Tổ chức thực hiện quy trình kiểm toán: Công tác chuẩn bị kiểm toán

Ưu điểm: Đơn vị coi trọng công tác chuẩn bị kiểm toán ngay từ đầu năm theo định hướng của KTNN về nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thu thập thông tin, lập kế hoạch kiểm toán của Đoàn, Tổ kiểm toán, nhìn chung, kết quả công tác khảo sát, xây dựng kế hoạch kiểm toán được quan tâm chỉ đạo và từng bước đã được đổi mới, nâng cao.

Hạn chế: Việc thu thập thông tin khảo sát ngay từ đầu năm khi chưa có quyết toán chính thức (số ước) làm giảm tính chính xác về tình hình quản lý và sử dụng ngân sách của đơn vị, chưa thu thập thông tin tại tất cả hoặc phần lớn đơn vị dự kiến chọn kiểm toán, do đó việc đánh giá rủi ro kiểm toán, xác định trọng tâm kiểm toán tại từng đơn vị chưa đầy đủ. Thời gian khảo sát ngắn

Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán

Ưu điểm: KTNN khu vực X đã Ban hành Quyết định thành lập tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán cho từng cuộc kiểm toán, Các tổ kiểm soát thực hiện lập Kế hoạch kiểm soát chất lượng kiểm toán làm cơ sở tổ chức thực hiện.

Hạn chế: Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán chưa phân cấp rõ nhiệm vụ của từng cấp kiểm soát, do đó hồ sơ kiểm soát còn chịu sự kiểm soát chồng chéo của nhiều cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)