Công tác quản lý và kiểm soát chất lượng kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 117 - 120)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.6. Công tác quản lý và kiểm soát chất lượng kiểm toán

4.2.6.1. Thực hiện chặt chẽ công tác quản lý hoạt động kiểm toán

Một là, từng bước xoá bỏ cấp quản lý trung gian là Trưởng đoàn kiểm toán

Giải pháp này cũng đồng bộ với giải pháp về việc đổi mới mô hình kiểm toán và Đoàn kiểm toán trực tuyến. Giải pháp này góp phần tinh giản bộ máy quản lý, giúp hoạt động kiểm toán được nhanh gọn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Hai là, phân trách nhiệm rõ ràng, chặt chẽ cho từng cấp quản lý

Các cấp quản lý cần được phân định trách nhiệm rõ ràng, và phải chịu trách nhiệm đến cùng với công việc được cấp trên giao và ngược lại, họ cũng phải chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ đối với những công việc phân công cho các cấp dưới. Điều này giúp cho việc tuân thủ trong hoạt động kiểm toán được cải thiện và nâng cấp chất lượng hơn.

Ba là, tiến hành đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm thường xuyên đối với các cấp quản lý

Hàng năm, nên tiến hành đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm từ 1 đến 2 lần đối với các cấp quản lý. Tiêu chí đánh giá gồm có đánh giá năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, tác phong làm việc, đạo đức nghề nghiệp... để làm động lực cho các cấp quản lý không ngừng hoàn thiện bản thân, làm việc hiệu quả hơn và là tấm gương cho cấp dưới noi theo.

4.2.6.2 Tăng cường tổ chức kiểm soát nội bộ đoàn kiểm toán

Thứ nhất, chú trọng vai trò của tổ chức kiểm soát nội bộ đoàn kiểm toán.

Do mô hình kiểm toán được áp dụng theo hướng hiện đại không còn cấp trung gian quản lý là trưởng đoàn kiểm toán nên việc kiểm soát nội bộ đoàn kiểm toán trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các tổ trưởng, các kiểm toán viên cần nâng cao trách nhiệm của mình khi thực hiện kiểm toán, khi lập và nộp báo cáo kiểm toán. Việc hình thành tổ chức kiểm soát nội bộ đoàn kiểm toán là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng kiểm toán khi không còn trung gian trưởng đoàn kiểm toán. Tổ chức kiểm soát nội bộ đoàn kiểm toán có thể được thành lập từ các tổ kiểm toán. Mỗi tổ kiểm toán có 1-2 kiểm toán viên vừa làm chuyên môn nghiệp vụ, vừa làm công tác kiểm soát nội bộ, phối hợp với tổ trưởng nâng cao chất lượng kiểm toán của tổ kiểm toán nói riêng và của đoàn kiểm toán nói chung.

Thứ hai, nâng cao chất lượng công tác tổ chức kiểm soát nội bộ đoàn kiểm toán.

- Phân cấp quản lý kiểm soát chất lượng kiểm toán, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN nói chung, của các tổ trưởng trong đoàn kiểm toán và của từng kiểm toán viên. Đảm bảo kiểm soát toàn diện hoạt động kiểm toán, tất cả các cuộc đều được kiểm soát chất lượng thường xuyên theo đúng đúng Qui chế KSCLKT (triển khai KSCLKT 100% số cuộc kiểm toán do các Tổ kiểm toán thực hiện), Tập trung KSCLKT dứt điểm từng giai đoạn của cuộc kiểm toán. Phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những tồn tại hạn chế nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán.

- Xây dựng quy định trong đó xác định rõ, đầy đủ trách nhiệm quản lý và kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Trưởng, Trưởng đoàn, Tổ trưởng tổ kiểm toán trên cơ sở phân cấp quản lý hợp lý giữa các cấp. Nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ (KSNB) của Đoàn, Tổ kiểm toán trên cơ sở chú trọng đến công tác tự kiểm soát của từng KTV.

Thực hiện cải cách hành chính trong hoạt động kiểm toán: Thực hiện đúng qui trình, chuẩn mực trong hoạt động kiểm toán, chuẩn hóa các loại kế hoạch, biểu mẫu, báo cáo kiểm toán, phát hành các báo cáo đảm bảo nội dung, chất lượng và đúng thời hạn.

Củng cố tổ chức và bước đầu chuẩn hóa quy trình, thủ tục KSCLKT, phát huy vai trò và năng lực của Phòng tổng hợp trong công tác tham mưu và thực hiện KSCLKT. Tăng cường vai trò trách nhiệm của bộ máy tham mưu, của Kiểm toán Trưởng trong kiểm soát chất lượng kiểm toán.

Tăng cường ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán.

Thứ ba, phân cấp kiểm soát chất lượng kiểm toán

Kiểm soát chất lượng kiểm toán là một nội dung của chức năng quản lý hoạt động kiểm toán, mỗi cấp quản lý kiểm toán có chức năng, nhiệm vụ, phạm vi và nội dung quản lý đặc thù. Để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của hoạt động

kiểm soát chất lượng kiểm toán cần có sự phân cấp hoạt động này một cách hợp lý đảm bảo mỗi cấp quản lý chịu trách nhiệm trong một phạm vi kiểm soát thích hợp, một mặt sử dụng kiểm soát chất lượng kiểm toán như một công cụ quản lý, điều hành hiệu quả, thiết thực, mặt khác tránh sự chồng chéo trong hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán của các cấp quản lý.

Trong điều kiện phân cấp quản lý hoạt động kiểm toán hiện nay của KTNN, để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán, tăng cường trách nhiệm của các cấp quản lý kiểm toán, KTNN cần thiết phải tổ chức hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán theo mô hình phân cấp hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán cho các KTNN chuyên ngành/khu vực. Các đơn vị, tổ chức được phân cấp quản lý hoạt động kiểm toán thiết lập bộ máy và các thủ tục kiểm soát chất lượng kiểm toán phù hợp với yêu cầu quản lý của cấp mình, đồng thời đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất về quản lý và kiểm soát chất lượng kiểm toán trong toàn ngành.

Trên cơ sở đó, việc phân cấp kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN được quy định tại Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán gồm:

+ Kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN,

+ Kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN chuyên ngành/khu vực. + Từng cấp kiểm soát chất lượng kiểm toán căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức được quy định để hình thành các bộ phận chức năng thực hiện hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)