5. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy
Chuyên môn hoá tổ chức bộ máy KTNN khu vực VII
- Về cơ cấu tổ chức các phòng chuyên môn: Các phòng chuyên môn hiện
tại về cơ bản đã đủ biên chế về số lượng kiểm toán viên. Tuy nhiên về tỷ lệ các chuyên ngành đào tạo theo yêu cầu nhiệm vụ và theo phương hướng cơ cấu tổ chức của kiểm toán nhà nước thì các chuyên ngành kế toán, kiểm toán đang vượt chỉ tiêu, thiếu các chuyên ngành khác như xây dựng, luật, công nghệ thông tin và các nhóm ngành khác như giao thông, thủy lợi, kiến trúc... Việc bổ sung nhân sự mới cho các phòng là yêu cầu cần thiết và cấp bách vì nhân sự hiện tại vẫn đang thiếu so với cơ cấu nhân sự theo quy hoạch của kiểm toán nhà nước Việt Nam.
- Về đổi mới chức năng các phòng chuyên môn: Chức năng các phòng
chuyên môn cũng cần có sự đổi mới, quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn theo từng mảng công việc kiểm toán, từ đó có sự bố trí các kiểm toán viên vào các phòng ban phù hợp. Ví dụ phòng Kiểm toán ngân sách 1 có chức năng tham mưu, quản lý và tổ chức thực hiện kiểm toán thu ngân sách kiểm toán doanh nghiệp, cơ quan thuế, hải quan; Phòng Kiểm toán ngân sách 2 có chức năng tham mưu, quản lý và tổ chức thực hiện kiểm toán chi ngân sách, CTMTQG, kiểm toán chuyên đề..; Phòng Kiểm toán Đầu tư dự án có chức năng tham mưu, quản lý và tổ chức thực hiện nghiệp vụ kiểm toán thuộc lĩnh vực đầu tư dự án...
Thành lập thêm phòng nghiệp vụ theo lĩnh vực, ngành nghề
Ngoài văn phòng và phòng Tổng hợp có quy định chức năng riêng, các phòng nghiệp vụ sẽ bố trí theo hướng chuyên môn hóa thành phòng Kiểm toán ngân sách 1, phòng Kiểm toán ngân sách 2, phòng Kiểm toán Đầu tư dự án và
phòng Kiểm toán hoạt động. Các phòng này có vai trò tương đương nhau, chịu sự quản lý của phó kiểm toán trưởng và chịu sự quản lý trực tiếp của kiểm toán trưởng.
Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Kiểm toán Nhà nước khu vực VII
Trong giai đoạn trước mắt, với biên chế là 54 người, việc bố trí nhân sự cho phòng Kiểm toán hoạt động như sau:
- Số lượng: bước đầu lựa chọn 8-9 KTVNN có năng lực phù hợp từ các phòng nghiệp vụ tại KTNN khu vực VII.
- Cơ cấu: số KTVNN này cần có chuyên môn cơ sở ban đầu của cả 3
lĩnh vực cơ bản của kiểm toán: NSNN, Đầu tư dự án, DN và thuế.
- Mối quan hệ: Quan hệ phối hợp với phòng tổng hợp trong thực hiện
các nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch (kế hoạch kiểm toán trung hạn, hàng năm và từng cuộc kiểm toán), tham mưu trong tổ chức các cuộc CTMTQG, Hướng dẫn nghiệp vụ cho KTVNN về KTHĐ. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác trong hướng dẫn, tổ chức triển khai KTHĐ trong các lĩnh vực tương ứng, Phối
KIỂM TOÁN TRƯỞNG
P. KIỂM TOÁN
TRƯỞNG P. KIỂM TOÁN TRƯỞNG
Văn phòng
Phòng Kiểm toán Đầu tư
dự án Phòng Kiểm toán ngân sách 1 Phòng Tổng Hợp Phòng Kiểm toán ngân sách 2 Phòng Kiểm toán hoạt động
hợp với các phòng nghiệp vụ khi tổ chức kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia (luôn chứa đựng nội dung KTHĐ).
- Chính sách sử dụng cán bộ: Chính sách sử dụng cán bộ cũng cần được
hoàn thiện đơn vị cần cân đối khả năng của kiểm toán viên trong từng lĩnh vực như thu, chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản…
Xác định lại cơ cấu chuyên môn của KTV hiện tại và cơ cấu cần thiết để nâng cao chất lượng kiểm toán, từ đó có biện pháp tuyển dụng mới cán bộ theo hướng bổ sung các KTV có chuyên môn trong các lĩnh vực KTNN khu vực VII còn thiếu, cũng như nâng cao chất lượng KTV hiện tại,
Cần linh hoạt điều động nhân sự giữa các tổ kiểm toán để cân đối nhiệm vụ kiểm toán trong các trường hợp cần thiết. Tổ trưởng tổ kiểm toán phải là những KTV có năng lực, tâm huyết, lại có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp, xây dựng kế hoạch, quản lý điều hành và hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn được phân công.
Đối với những đoàn kiểm toán có quy mô lớn, nên phân công phó trưởng đoàn kiểm toán chuyên trách theo từng nội dung cụ thể, nhằm đảm bảo tính chuyên môn hóa trong quá trình kiểm toán. Các tổ kiểm toán cần duy trì việc trao đổi, cung cấp thông tin với nhau nhằm đánh giá chính xác hơn cũng như hạn chế những sai sót trong quá trình thực hiện kiểm toán.
- Cơ sở đề xuất giải pháp: KTNN khu vực VII là đơn vị được giao nhiệm
vụ chính là kiểm toán việc quản lý và sử dụng tài chính và tài sản công của các tỉnh Tây Bắc nhiều chính sách lớn của Đảng và nhà nước cho các đồng bào dân tộc nhằm giữ vững ổn định chính trị bảo vệ biên cương tổ quốc do vậy lĩnh vực kiểm toán rất đa dạng, mang nhu cầu kiểm toán hoạt động (KTHĐ) lớn và phức tạp, đồng thời các tỉnh trên địa bàn đều có các chương trình mục tiêu quốc gia (luôn chứa đựng nội dung kiểm toán hoạt động). Vì vậy rất cần thiết có một phòng và các Kiểm toán viên chuyên trách về KTHĐ, như vậy việc nghiên cứu và triển khai kiểm toán hoạt động sẽ được quan tâm đúng mức hơn, chuyên sâu hơn và phù hợp với định hướng của ngành cần tăng cường kiểm toán hoạt động.
- Biện pháp cụ thể để thực hiện giải pháp:
Từ những yêu cầu cần thiết Đơn vị đề xuất kiểm toán nhà nước thành lập thêm phòng nghiệp vụ Phòng KTHĐ tại KTNN khu vực VII. Tờ trình cần có đầy đủ căn cứ pháp lý, khoa học, thực tiễn, khả thi, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức phù hợp, rõ ràng, không chồng chéo, bộ máy và nguồn nhân lực bước đầu đảm bảo đủ điều kiện đi vào hoạt động.
- Tác dụng của giải pháp:
Hoàn thiện và phát triển hệ thống tổ chức bộ máy từng bước tiến tới đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ kiểm toán tại kiểm toán nhà nước khu vực VII. Cung ứng đủ nhân sự có đủ năng lực và đúng chuyên ngành cho hoạt động kiểm toán tại đơn vị, tạo tiền đề để áp dụng các hình thức kiểm toán chuyên sâu hơn và cung cấp các thông tin chính xác hơn về hoạt động của tổ chức.
Đổi mới chức năng của các phòng nghiệp vụ
Phòng Kiểm toán ngân sách 1 có chức năng tham mưu, quản lý và tổ chức thực hiện nghiệp vụ kiểm toán ngân sách, chủ yếu là kiểm toán doanh nghiệp. các cơ quan thuế, hải quan, kiểm toán đối chiếu thu thuế, nộp thuế với các đối tượng nộp thuế, kiểm toán các doanh nghiệp có vốn nhà nước, giúp Kiểm toán trưởng thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước của các đơn vị được kiểm toán và kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán theo sự phân công của Kiểm toán trưởng
Phòng Kiểm toán ngân sách 2 có chức năng tham mưu, quản lý và tổ chức thực hiện nghiệp vụ kiểm toán ngân sách (chủ yếu là kiểm toán quản lý ngân sách nhà nước các cấp và kiểm toán chi NSNN các cấp trên góc độ kiểm toán tài chính), giúp Kiểm toán trưởng thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước của các đơn vị được kiểm toán và kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán theo sự phân công của Kiểm toán trưởng.
Phòng Kiểm toán Đầu tư dự án có chức năng tham mưu, quản lý và tổ chức thực hiện nghiệp vụ kiểm toán thuộc lĩnh vực đầu tư dự án, giúp Kiểm toán trưởng
thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước thuộc các dự án đầu tư xây dựng của các đơn vị được kiểm toán và kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán theo sự phân công của Kiểm toán trưởng.
Phòng Kiểm toán hoạt động có chức năng tham mưu, quản lý và tổ chức thực hiện nghiệp vụ kiểm toán hoạt động và kiểm toán các Chương trình mục tiêu quốc gia (chủ yếu xây dựng và tổ chức thực hiện các cuộc kiểm toán hoạt động dưới hình thức trực tiếp hoặc chủ trì phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác trong các cuộc kiểm toán lồng ghép), giúp Kiểm toán trưởng tổ chức từng cuộc kiểm toán hoạt động (CTMTQG), Kiểm toán việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước thuộc các Chương trình mục tiêu Quốc gia của các đơn vị được kiểm toán và kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán theo sự phân công của Kiểm toán trưởng.