Tổ chức đoàn kiểm toán CTMTQG giảm nghèo bền vững trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 65 - 85)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Tổ chức đoàn kiểm toán CTMTQG giảm nghèo bền vững trường

kiểm toán tại tỉnh Sơn La

3.2.1.1. Chuẩn bị kiểm toán (Lập kế hoạch kiểm toán)

Thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm được giao, KTNN khu vực VII tiến hành triển khai các hoạt động tổ chức thực hiện theo đúng quy trình kiểm toán mà tổng kiểm toán nhà nước đã ban hành.

Việc tổ chức đầu tiên là khảo sát, thu thập thông tin về các đơn vị được kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán tổng quát, trong đó xác định rõ trưởng đoàn kiểm toán, thời gian thực hiện kiểm toán, số lượng kiểm toán viên tham gia trình Tổng KTNN phê duyệt. Việc chuẩn bị kiểm toán, khảo sát các thông tin phục vụ việc lập kế hoạch kiểm toán do Tổ khảo sát gồm từ 5 KTV được lấy từ các phòng nghiệp vụ khác nhau, cùng nhau khảo sát, thu thập thông tin trong khoảng 7 ngày làm việc.

Kế hoạch kiểm toán cụ thể được thực hiện theo văn bản hướng dẫn của KTNN. Nội dung cơ bản của kế hoạch kiểm toán thường nêu Những thông tin cần thu thập về Chương trình mục tiêu Quốc gia, thời gian thực hiện Chương trình; Phạm vi triển khai Chương trình; tổng mức đầu tư của Chương trình, cơ chế quản lý tài chính chương trình, đặc điểm kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến thực hiện chương trình, thông tin cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, xác định mục tiêu kiểm toán, trọng yếu, rủi ro, nội dung và phương pháp kiểm toán, xác định phạm vi, đối tượng và giới hạn kiểm toán, tình hình thanh tra kiểm tra, kế hoạch nhân sự và tổ chức biên chế đoàn kiểm toán, dự kiến kinh phí và các điều kiện vật chất khác.

Tổ khảo sát có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán với đầy đủ các nội dung quy định. Sau khi kế hoạch kiểm toán được Lãnh đạo KTNN duyệt thông qua, kiểm toán trưởng rà soát lại, yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện theo ý kiến kết luận của Lãnh đạo KTNN tại cuộc họp xét duyệt, trình Tổng KTNN ký ban hành quyết định kiểm toán. Trong Quyết định ghi rõ nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán, thời hạn kiểm toán, danh sách các đơn vị được kiểm toán, nhân sự đoàn kiểm toán... và gửi đến đơn vị được kiểm toán.

Việc tổ chức thực hiện kiểm toán CTMTQG được chia thành hai đợt và được bố trí các kiểm toán viên tương ứng với các nhiệm vụ kiểm toán trong từng đợt: Đợt I có 03 - 04 tổ thực hiện kiểm toán tại huyện tùy theo số lượng đơn vị hành chính huyện của từng tỉnh kiểm toán 50% số huyện để đánh giá. Đợt II Tổ kiểm toán tổng hợp CTMTQG kiểm toán tại Ban chỉ đạo chương trình MTQG giảm nghèo bền vững của tỉnh, các cơ quan quản lý tài chính tổng hợp như: Sở Lao động TBXH, Sở Tài chính, KBNN, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các huyện không trực tiếp kiểm toán có báo cáo thực hiện chương trình

Thời gian kiểm toán CTMTQG đối với 1 tỉnh của KTNN khu vực VII thường là 50 ngày đợt một kiểm toán tại các huyện 30 ngày. Thời gian còn lại

của cuộc kiểm toán 20 ngày triển khai kiểm toán tổng hợp tại các sở, ban ngành và các cơ quan tổng hợp (Sở Tài chính, sở Kế hoạch, Sở LĐTBXH, kho bạc) thuộc tỉnh.

Công tác tổ chức chuẩn bị kiểm toán là khâu rất quan trọng, vì vậy đã được lãnh đạo đơn vị quan tâm và chỉ đạo sát sao. Trước khi kiểm toán, Kiểm toán trưởng bố trí tập huấn các nội dung cần thiết, trọng tâm có liên quan đến nội dung, kế hoạch của cuộc kiểm toán. Trưởng đoàn kiểm toán phổ biến nội dung kế hoạch kiểm toán (nội dung trọng tâm, thời gian, địa điểm, phân công nhiệm vụ, tổ chức thực hiện, cơ sở vật chất, kinh phí...để thực hiện trong cuộc kiểm toán) và cơ chế chính sách, chế độ quản lý kinh tế tài chính, kế toán hiện hành của Nhà nước có liên quan đến chương trình cho các thành viên trong đoàn kiểm toán hiểu rõ để triển khai thực hiện. Chính việc tổ chức chuẩn bị kiểm toán chu đáo đã tạo nên những tiền đề quan trọng làm nên thành công cho cuộc kiểm toán.

Bảng 3.4. Kế hoạch thời gian nhân sự kiểm toán CTMTQG tỉnh Sơn La

Tổ Danh sách kiểm toán

viên Chức vụ, chức danh Đơn vị được kiểm toán

Thời gian kiểm toán Tổng số

ngày làm việc

thực tế

Thời gian

bắt đầu Thời gian kết thúc

A B 2 3 4 5 6

I KIỂM TOÁN CHI

TIẾT Tổ 1

1 Nguyễn Văn A Trưởng phòng, Tổ trưởng UBND Huyện Sốp Cộp 11 09/7/2016 25/7/2016 2 Nguyễn văn B KTV, thành viên UBND Huyện Mường La 10 26/7/2016 08/8/2016 3 Nguyễn Văn C KTV, thành viên

4 Nguyễn văn D Thành viên

Tổ 1

1 Nguyễn Văn E Trưởng phòng, Tổ trưởng Huyện Quỳnh Nhai 11 09/7/2016 25/7/2016 2 Nguyễn văn F KTV, thành viên Huyện Bắc Yên 10 26/7/2016 08/8/2016 3 Nguyễn Văn G KTV, thành viên

4 Nguyễn văn H Thành viên

II KIỂM TOÁN TỔNG

HỢP * ĐỢT I 2 07/7/2016 08/7/2016

1 Nguyễn Văn A Trưởng phòng, Tổ trưởng * ĐỢT II 15 09/8/2016 31/8/2016 2 Nguyễn văn B KTV, thành viên

3 Nguyễn Văn C Thành viên Sở Tài chính tỉnh

4 Nguyễn văn D KBNN tỉnh

5 Nguyễn Văn E Sở Lao động TBXH

6 Nguyễn văn F Sở Kế hoạch và Đầu tư

7 Nguyễn Văn G 8 Nguyễn văn H

Ưu điểm:

Việc khảo sát được thực hiện sau khi phân tích số liệu đã thu thập chi tiết đến từng đơn vị dự kiến kiểm toán, Nội dung khảo sát, làm việc tại từng đơn vị được xem xét, cân nhắc kỹ (chỉ khảo sát nội dung trong hệ thống báo cáo chưa có, chưa rõ…), cách làm trên đã hạn chế được những nội dung và thời gian làm việc không cần thiết tại đơn vị được kiểm toán, do công tác khảo sát được chuẩn bị kỹ nên ngay trong thời gian khảo sát lập kế hoạch kiểm toán tổng quát đã chủ động xây dựng các nội dung kế hoạch kiểm toán chi tiết. Mục tiêu và nội dung kiểm toán đã bám sát theo yêu cầu nhiệm vụ được giao, bám sát chỉ đạo của Lãnh đạo KTNN, ngay từ khâu lập kế hoạch, nội dung kiểm toán hoạt động đã được quan tâm, các tiêu chí đánh giá đã được đề cập tương đối rõ ràng, định hướng tốt cho hoạt động kiểm toán.

Hạn chế:

Việc thu thập thông tin khảo sát mới chủ yếu thực hiện tại các cơ quan tổng hợp, chưa thu thập được thông tin phần lớn đơn vị dự kiến kiểm toán, do đó việc đánh giá rủi ro kiểm toán, xác định trọng tâm kiểm toán tại từng đơn vị chưa đầy đủ, do thời gian khảo sát ngắn. Đoàn kiểm toán chưa chú trọng đúng mức trong đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại các địa phương và đơn vị được kiểm toán, xác định trọng yếu kiểm toán còn chung chung không gắn với tình hình cụ thể của đối tượng kiểm toán. Thời gian lập kế hoạch kiểm toán cua tỉnh và kế hoạch kiểm toán chi tiết tại các huyện thời gian kéo dài để khắc phục hạn chế này đơn vị phải gửi văn bản yêu cầu các tỉnh cung cấp thông tin CTMTQG giảm nghèo ngay từ đầu năm để lập kế hoạch kiểm toán. Đoàn kiểm toán vẫn còn cấp quản lý trung gian là KTNN.

3.2.1.2. Thực hiện kiểm toán

Cơ cấu của Đoàn kiểm toán CTMTQG giảm nghèo bền vững tỉnh Sơn La do Tổng KTNN quyết định trên cơ sở kế hoạch kiểm toán được duyệt, cơ cấu tổ chức của Đoàn kiểm toán có 9 thành viên (01 trưởng đoàn kiểm toán, 01

phó trưởng đoàn kiêm tổ trưởng, 02 tổ kiểm toán chi tiết tại các huyện với nhân sự mỗi tổ kiểm toán có 04 thành viên, 01 Tổ tổng hợp gồm 8 thành viên).Trưởng đoàn kiểm toán là lãnh đạo kiểm toán khu vực, phó trưởng đoàn kiểm toán là trưởng phòng, tổ trưởng là phó phòng nghiệp vụ (theo quy định của KTNN).

Trước khi triển khai thực hiện kiểm toán tại tỉnh, tổ kiểm tổng hợp và các tổ kiểm toán huyện lập kế hoạch kiểm toán chi tiết tại từng đơn vị trình trưởng đoàn kiểm toán phê duyệt trước khi tổ chức thực hiện. Các phương pháp kiểm toán chủ yếu được thực hiện là so sánh, đối chiếu, cân đối, phân tích nội dung kế hoạch kiểm toán chi tiết của từng tổ theo đúng nội dung kế hoạch kiểm toán được duyệt. Đối với hình thức này đang là bất cập trong công tác lập Kế hoạch chi tiết của tổ kiểm sẽ mất nhiều thời gian của tổ khi kiểm toán tại huyện hoặc đơn vị.

* Tổ kiểm toán tổng hợp

Tổ kiểm toán tổng hợp việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tại tại các đơn vị như: Ban chỉ đạo CTMTQG giảm nghèo bền vững của tỉnh, Sở Lao động TB-XH, Sở Tài chính, Sở kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc NN tỉnh, trong đó phân thành 3 nhóm:

Nhóm 1: Nhóm kiểm toán tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện của chương trình trên toàn tỉnh (BCĐ cấp tỉnh Sở Lao động thương binh và Xã hội):

+ Đánh giá công tác quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững của địa phương;

+ Việc chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội có liên quan, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn và kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện.

+ Việc tổng hợp báo cáo theo định kỳ, theo quy định về kết quả thực hiện Chương trình; việc tổng hợp các nguồn vốn huy động thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015, qua đó đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động (Trung ương, địa phương, vốn tín dụng và nguồn vốn khác).

- Đánh giá kết quả thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 so với khung mục tiêu đề ra và so với mục tiêu của Chương trình tại Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 8/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhóm 2: Nhóm kiểm toán số liệu quyết toán của của chương trình (Sở Tài chính, Kho bạc NN)

+ Việc phối hợp với các Sở về việc xác định vốn từ ngân sách Nhà nước (NS Trung ương bổ sung cho tỉnh, NS tỉnh bố trí) cho việc thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững.

+ Việc tham mưu và hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các nguồn vốn của CTMTQG giảm nghèo bền vững;

+ Việc tuân thủ các quy trình, thủ tục trong tổng hợp lập dự toán, giao dự toán và lập báo cáo quyết toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán chi ngân sách Nhà nước đối với các khoản chi cho Chương trình; việc thẩm tra quyết toán vốn đầu tư xây dựng và thẩm định quyết toán các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành của các dự án sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước theo phân cấp.

+ Kiểm toán việc thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND tỉnh.

Nhóm 3: Nhóm kiểm toán tổng hợp quyết toán chi đầu tư xây dựng cơ bản, kiểm toán tổng hợp công tác quản lý, quyết toán chi đầu tư XDCB của chương trình tại các huyện và Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Sở kế hoạch và đầu tư,

+ Việc chủ trì, phối hợp với các Sở trong việc cân đối nguồn kinh phí của Chương trình để phân bổ cho CTMTQG giảm nghèo bền vững.

- Việc tham mưu xây dựng kế hoạch lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; hướng dẫn các huyện thực hiện lồng ghép các chương trình dự án và các chính sách khác để thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững.

- Đánh giá các khoản nợ đọng XDCB trong quá trình thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững.

- Việc thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND tỉnh.

Ưu điểm: Công việc rõ ràng của các nhóm tại các đơn vị tổng hợp chỉ

thực hiện 1 tổ tổng hợp tiện cho việc chỉ đạo của trưởng đoàn. Công tác đánh giá các chỉ tiêu trong Báo cáo thực hiện đồng nhất dễ tổng hợp. Việc phối hợp trong tổ chức thực hiện với các cơ quan liên quan tại địa phương đã triển khai thực hiện tốt, vì vậy đã cho đoàn kiểm toán thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao, cụ thể như việc phối hợp với tỉnh trong chỉ đạo các đơn vị, tỉnh giao cho sở Tài chính, Sở LĐTBXH là đầu mối để liên hệ với các đơn vị dự toán cấp tỉnh, liên hệ với các huyện.

Hạn chế: Một tổ có nhiều nội dung chia cho các nhóm các lĩnh vực khác

nhau do đó cần các kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm trong kiểm toán cũng như công tác tổ chức đoàn kiểm toán. Công tác khảo sát chưa đánh giá hết các nội dung trọng yếu rủi do nên khi KTV phát hiện thêm các nội dung cần phải kiểm toán việc bổ sung nội dung kiểm toán qua nhiều cấp mất nhiều thời gian (KTV báo cáo tổ trưởng, tổ báo cáo trưởng đoàn, đoàn báo cáo kiểm toán trưởng khu vực, Khu vực báo cáo KTNN )

* Tổ kiểm toán chi tiết tại các huyện.

- Đánh giá công tác quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo của địa phương.

- Việc tổng hợp báo cáo theo định kỳ, theo quy định về kết quả thực hiện Chương trình; việc tổng hợp các nguồn vốn huy động thực hiện hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2012-2015, qua đó đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động (Trung ương, địa

phương, vốn tín dụng và nguồn vốn khác).

- Đánh giá kết quả thực hiện giảm nghèo giai đoạn 2012-2015 so với khung mục tiêu đề ra và so với mục tiêu của Chương trình

- Tại các xã: Việc khảo sát, lựa chọn nội dung mô hình, ưu tiên các mô hình cây trồng, vật nuôi phù hợp và phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương và nhu cầu của thị trường; việc tổ chức họp dân để lựa chọn các hộ nghèo tham gia nhân rộng mô hình; Việc phổ biến công khai mục tiêu, nguồn kinh phí, nội dung và mức hỗ trợ cho các hộ tham gia mô hình; đăng ký nhu cầu và có cam kết thực hiện của hộ tham gia thực hiện với UBND xã.

- Tại các đơn vị sử dụng (vốn trực tiếp) của Chương trình giảm nghèo bề vững.

- Kiểm toán chi tiết các dự án đầu tư: Việc tuân thủ qui định trong lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư; Công tác thực hiện dự án đầu tư; Công tác nghiệm thu, quyết toán, đưa công trình vào khai thác sử dụng; Chi phí đầu tư; Công tác quản lý chất lượng; công tác quản lý tiến độ; tính tuân thủ chế độ tài chính, kế toán trong ĐTXD;

Ưu điểm: Việc kiểm toán tại các huyện đánh giá được việc triển khai chỉ đạo thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững tại cấp huyện một cách xác thực vì là đơn vị trực tiếp thực hiện chương trình từ đó kiểm tra đánh giá được tỉ lệ (%) thực hiện cũng như tính kinh tế, tính hiệu lực, hiệu quả của nguồn vốn chương trình. Tổ kiểm toán bán sát vào khung chương trình để đối chiếu với thực tế để đánh giá.

Hạn chế:

Công tác lập kế hoạch chi tiết tại tổ kiểm toán tại huyện mất nhiều thời gian vì phải trình duyệt nhiều cấp công tác này cần phải thực hiện xong trước khi đi kiểm toán và khi thực hiện kiểm toán nếu có thay đổi nội dung tổ kiểm toán báo cáo trưởng đoàn quyết định.

Một số bằng chứng kiểm toán được thu thập chưa đảm bảo độ tin cậy, dẫn đến việc đánh giá một số chỉ tiêu về định tính như thu nhập, chỉ tiêu hộ nghèo chưa được chính xác do tỷ lệ kiểm toán tại các xã ít (2-3 xã/huyện). trách nhiệm của KTV chưa được thể hiện đầy đủ dẫn đến khi báo cáo kiểm toán đã

được duyệt và phát hành nhưng vẫn còn ý kiến chưa đồng thuận hoặc tiếp tục giải trình làm mất thời gian và gây tâm lý không tốt cho ngay cả kiểm toán viên, tổ kiểm toán, đoàn kiểm toán và lãnh đạo kiểm toán khu vực. Vẫn tồn tại cấp trung gian là trưởng đoàn.

Thực tế các kết luận, đánh giá, nhận xét và kiến nghị của KTV đưa ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 65 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)