5. Kết cấu của luận văn
4.3.2. Kiến nghị với KTNN
Về Biên chế từ nay đến năm 2020 đơn vị duyệt là 120 biên chế (hiện nay là 54 biên chế), đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước giao bổ sung biên chế cho đơn vị, theo lộ trình đơn vị đề nghị năm 2017 bổ sung 10 biên chế, năm 2018 bổ sung 20 biên chế, còn lại từ năm 2019 đến năm 2020 mỗi năm bổ sung 20 biên chế (đủ 120 biên chế được giao), giúp đơn vị có lực lượng để có thể đồng thời bố trí 02 - 03 đoàn kiểm toán, tiến tới kiểm toán thường niên đối với các đơn vị đầu mối đóng trên địa bàn, nhằm thực hiện hoàn thành tốt và toàn diện nhiệm vụ chính trị được Tổng Kiểm toán nhà nước giao cho.
Đề nghị Kiểm toán nhà nước tăng cường công tác quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng kiểm toán viên theo hướng chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa nhằm đảm bảo chất lượng kiểm toán của KTNN, mỗi lĩnh vực chuyên ngành hẹp phải có kiểm toán viên giỏi để định hướng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho kiểm toán viên khác trong đơn vị, công tác đào tạo bồi dưỡng theo hướng chuyên môn hóa tuy nhiên cũng phải đảm bảo tính linh hoạt nhất định để kiểm toán viên đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ mới, đào tạo kiểm toán viên
giỏi về một lĩnh vực chuyên môn đồng thời biết nhiều lĩnh vực chuyên môn khác.
- Tổ chức thi nâng ngạch cho các ngạch KTVNN theo quy định để đảm bảo cơ cấu ngạch KTVNN hợp lý đáp ứng yêu cầu phát triển kiểm toán và đổi mới tổ chức kiểm toán CTMTQG,
- Giao cho Kiểm toán trưởng KTNN khu vực VII quyền quyết định lựa chọn Trưởng đoàn kiểm toán và cơ cấu nhân sự trong các cuộc kiểm toán (thay vì Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định như hiện nay). Việc quản lý trực tiếp, nắm rõ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất của từng kiểm toán viên sẽ giúp Kiểm toán trưởng có những quyết định chính xác và hợp lý về nhân sự trong các cuộc kiểm toán.
Về công tác chuyên môn
- KTNN cần sớm ban hành các hướng dẫn về KSCLKT, hướng dẫn Chuẩn mực thực hành kiểm toán, đặc biệt là các hướng dẫn về Đánh giá rủi ro kiểm toán, xác định trọng yếu kiểm toán và chọn mẫu kiểm toán làm cơ sở cho việc thực hiện kiểm toán theo hướng chuyên nghiệp.
- Trong thực hiện KSCLKT, cần thống nhất trong toàn ngành về tổ chức hệ thống KSCLKT để đảm bảo hiệu quả và hiệu lực kiểm soát.
- Cần tạo môi trường cho việc đổi mới tổ chức Đoàn kiểm toán để đảm bảo sự năng động, hiệu quả trong tổ chức hoạt động kiểm toán.
Về tổ chức bộ máy và công tác tổ chức cán bộ
- Đề nghị sớm hoàn thiện tổ chức bộ máy cấp phòng theo hướng chuyên môn hóa, cho thành lập thêm phòng Kiểm toán hoạt động để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ kiểm toán hoạt động theo kế hoạch kiểm toán hàng năm được KTNN giao
- Rà soát, có kế hoạch cụ thể về việc bố trí công việc cho số công chức thuộc diện luân chuyển, điều động từ các KTNN chuyên ngành và khu vực khi hết thời hạn: cần phải xây dựng kế hoạch điều động, luân chuyển cho các công chức này trở về các đơn vị, đồng thời có kế hoạch để bổ sung, đào tạo công chức
thay thế để đảm bảo sự ổn định, tính liên tục, thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ Về đào tạo, bồi dưỡng công chức
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức làm công tác kiểm toán, trong đó đặc biệt tập trung vào một số nội dung như kiểm toán hoạt động, Kiểm toán ngân sách địa phương, chuyên sâu về tổ chức thu ngân sách, đầu tư XDCB và một số nội kiểm toán chuyên đề cần thực hiện trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
- Hoạt động tổ chức kiểm toán CTMTQG có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kiểm toán của kiểm toán nhà nước nói chung và trong hoạt động kiểm toán CTMTQG giảm nghèo bền vững nói riêng. Việc “Tổ chức kiểm toán CTMTQG giảm nghèo bền vững tại Kiểm toán nhà nước khu vực VII” là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết, tạo ra những thay đổi phù hợp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm toán CTMTQG tại kiểm toán nhà nước khu vực VII. Với phương pháp tiếp cận hệ thống và lịch sử, cùng với việc vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu cụ thể thích hợp, đề tài đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu với kết quả chủ yếu sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về công tác tổ chức kiểm toán CTMTQG giảm nghèo bền vững tại kiểm toán nhà nước khu vực VII nhằm đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong việc sử dụng các nguồn lực tài chính của các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Từ đó tổng kết kinh nghiệm tổ chức kiểm toán CTMTQG giảm nghèo bền vững ở KTNN khu vực VII như phương thức tổ chức kiểm toán, tổ chức đoàn kiểm toán, tổ chức thực hiện quy trình kiểm toán CTMTQG, tổ chức quản lý thông tin kiểm toán, tổ chức quản lý và kiểm soát chất lượng kiểm toán, các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kiểm toán CTMTQG giảm nghèo bền vững.
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện công tác tổ chức kiểm toán CTMTQG giảm nghèo bền vững tại KTNN khu vực VII và những giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới và hoàn thiện công tác kiểm toán CTMTQG giảm nghèo bền vững tại KTNN khu vực VII, gồm: nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy KTNN khu vực VII, Đổi mới hình thức tổ chức kiểm toán, đa dạng hóa công tác tổ chức đoàn kiểm toán, Hoàn thiện quy trình kiểm toán, Hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý hồ sơ kiểm toán, Hoàn thiện công tác quản lý và kiểm soát chất lượng kiểm toán, nâng cao chất lượng kiểm toán viên.
Đã đưa ra những điều kiện cần và đủ và đề xuất các giải pháp chính có tính chất định hướng để tổ chức thực hiện kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước nhằm đạt được chất lượng và kết quả cao.
Do trình độ có hạn, luận văn không thể đi sâu nghiên cứu toàn bộ các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện kiểm toán một CTMTQG giảm nghèo bền vững mà chỉ trình bày, đề xuất một số nội dung cụ thể phù hợp với năng lực của KTNN trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tới. Quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu, các đồng nghiệp và những đồng chí quan tâm đến vấn đề này để luận văn có thể được hoàn thiện hơn./.
1. Kiểm toán Nhà nước (2016), Quyết định 06/2016/QĐ-KTNN về Quy định hệ thống mẫu biểu, hồ sơ kiểm toán.
2. Kiểm toán Nhà nước (2016), Quyết định 07/QĐ-KTNN năm 2016 về Quy
định về theo dõi kiểm tra thực hiện kết luận kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước
3. Kiểm toán Nhà nước (2016), Quyết định 08/QĐ-KTNN năm 2016 về Quy
chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước.
4. Luật Kiểm toán nhà nước ngày 24 tháng 6 năm 2015;
5. Nghị quyết Số: 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ Về việc định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020
6. Quyết định Số 07/2016/QĐ-KTNN ngày 14/12/2016 của KTNN về Ban hành Quy định về theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước
7. Quyết định Số: 01/2013/QĐ-KTNN ngày 10 tháng 04 năm 2013 của KTNN Ban hành Quy trình kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia. 8. Quyết định Số: 02/2012/QĐ-KTNN ngày 04 tháng 4 năm 2012 của Kiểm
toán nhà nước về Ban hành Quy trình kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia
9. Quyết định Số: 135/2009/QĐ-TTg ngày 4/11/2009 của Thủ tướng Chính Phủ Ban hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình MTQG.
10. Quyết định số: 1489/QĐ-TTg ngày 8/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015.
11. Quyết định Số: 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành danh mục các chương trình MTQG giai đoạn 2012 - 2015 12. Thông tư liên tịch Số 02/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 12/02/2014 của
thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững trên địa bàn các huyện nghèo.
13. Thông tư liên tịch Số 05/2013/TTLT-BNNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18/11/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp & PTNT Hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư CSHT, hỗ trợ PTSX cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn bản đặc biệt khó khăn
PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CTMTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC VII
Ngày khảo sát:.../8 /2017.
Kính gửi các anh/chị kiểm toán viên và chuyên viên của KTNN khu vực VII.
Tôi là Trần Thế Hưng - học viên cao học kinh tế khóa 12 của trường đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên. Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “ Tổ chức kiểm toán CTMTQG giảm nghèo bền vững tại kiểm toán nhà nước khu vực VII”. Đề tài nhằm mục đích: Hệ thống hoá và phát triển các vấn đề lý luận chung về tổ chức kiểm toán CTMTQG tại KTNN, Đánh giá thực trạng việc tổ chức kiểm toán CTMTQG giảm nghèo bền vững tại KTNN khu vực VII, Đề xuất phương hướng và những giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán CTMTQG tại KTNN khu vực VII. Để thực hiện được đề tài này, tôi rất cần sự quan tâm, đóng góp ý kiến của quý anh/chị, và đặc biệt cần các thông tin anh/chị cung cấp.
Tôi đảm bảo các thông tin cá nhân trong “Phiếu điều tra về Tổ chức thực hiện kiểm toán CTMTQG giảm nghèo bề vững tại kiểm toán nhà nước khu vực VII” hoàn toàn được giữ kín và bảo mật.
Tôi đảm bảo các thông tin anh/chị cung cấp chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu đề tài này và không được sử dụng cho các mục đích khác.
PHIẾU THĂM DÒ
Ý KIẾN KTV VỀ KIỂM TOÁN CTMTQG
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI KTNN KHU VỰC VII
Tên KTV:………... Địa chỉ: Kiểm toán nhà nước khu vực VII
Điện thoại:……… Email:………….……….
TT Đánh giá Có Không
1 Các đơn vị kiểm toán thường áp dụng hình thức tổ chức kiểm toán theo mô hình đoàn có quy mô lớn?
2 Các đơn vị kiểm toán thường áp dụng kiểm toán Ngán sách và lồng ghép các chuyên đề?
3
Theo Anh/Chị, hình thức kiểm toán có cấp trung gian là Trưởng đoàn kiểm toán là hiệu quả, hiệu lực trong tổ chức kiểm toán CTMTQG?
4
Theo Anh/Chị, có nên thay đổi hình thức tổ chức kiểm toán theo mô hình đoàn có quy mô nhỏ, chuyên sâu về chuyên môn không?
5 Theo Anh/Chị, có nên bỏ cấp trung gian là trưởng đoàn kiểm toán trong tổ chức kiểm toán CTMTQG không?
6
Quy trình kiểm toán CTMTQG có đúng theo các bước quy định ban hành về Quy trình kiểm toán CTMTQG gồm các bước: (1) Chuẩn bị kiểm toán, (2) Thực hiện kiểm toán, (3) Lập và phát hành báo cáo kiểm toán, Kiểm tra, Kết luận và Kiến nghị.
7 Khâu chuẩn bị được cho là quan trọng nhất trong quy trình kiểm toán CTMTQG?
8 Theo Anh chị, thông tin thu thập trong khâu chuẩn bị kiểm toán có tính tin cậy cao?
TT Đánh giá Có Không
9 Số lượng người trong tổ khảo sát phù hợp không? 10 Phương pháp kiểm toán hiệu quả không?
11 Bằng chứng kiểm toán đầy đủ?
12 Nội dung và phương pháp phân tích bằng chứng rõ ràng?
13 Số lượng mẫu chọn để kiểm toán đủ độ lớn để đánh giá độ tin cậy
14 Biên bản và báo cáo kiểm toán phản ánh đúng thực trạng?
15 Việc kết luận và kiến nghị được thực hiện đã đầy đủ phù hợp với kết quả phát hiện.?
16 Công tác lưu trữ được thực hiện tốt?
17 Việc ghi chép nhật ký kiểm toán được thực hiện khoa học? 18 Hồ sơ kiểm toán được giao nộp đúng hạn
19 Công nghệ thông tin được ứng dụng hiệu quả trong công tác lưu trữ hồ sơ kiểm toán
20 Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán có chuyên môn cao?
21 Công tác kiểm soát nội bộ thực hiện tốt?
22 Trình độ quản lý của Trường đoàn trong việc quản lý KTV thực hiện các thủ tục và phương pháp kiểm toán tốt? 23 Đội ngũ kiểm toán viên có cơ cấu và số lượng phù hợp? 24 Kiểm toán viên có năng lực chuyên môn cao?