Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 98 - 103)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1. Hạn chế

- Về tổ chức bộ máy và tình hình nhân sự:Đội ngũ kiểm toán viên còn thiếu về số lượng, cơ cấu chưa phù hợp, chất lượng đội ngũ còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp trong thực thi công vụ, chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ.

- Về hình thức tổ chức kiểm toán: hình thức tổ chức kiểm toán mô hình nhỏ có nhiều hạn chế. Thời gian kiểm toán kéo dài, quy mô kiểm toán trên diện rộng nhưng lực lượng kiểm toán viên mỏng, còn thiếu kinh nghiệm kiểm toán và chuyên môn nghiệp vụ giữa các ngành chưa cân đối nên việc kiểm toán chuyên sâu gặp nhiều khó khăn.

- Về tổ chức đoàn kiểm toán:Việc bố trí nhân sự đoàn kiểm toán chưa thực sự phù hợp do còn thiếu các kiểm toán viên các chuyên ngành khác (các KTV chủ yếu là chuyên ngành kế toán, kiểm toán) nên việc bố trí, tổ chức đoàn kiểm toán gặp nhiều khó khăn. Việc tổ chức đoàn kiểm toán như vậy cũng đã trở nên lạc hậu so với thế giới vì tính chuyên sâu của việc kiểm toán chưa cao còn cấp trung gian là trưởng đoàn.

- Về tổ chức thực hiện quy trình kiểm toán

+ Khâu chuẩn bị kiểm toán:

Việc thu thập thông tin khảo sát mới chủ yếu thực hiện tại các cơ quan tổng hợp, chưa thu thập được thông tin phần lớn đơn vị dự kiến kiểm toán, do đó việc đánh giá rủi ro kiểm toán, xác định trọng tâm kiểm toán tại từng đơn vị chưa đầy đủ. Thời gian lập kế hoạch đoàn kiểm toán và kiểm toán chi tiết của tổ kiểm toán tại huyện mất nhiều thời gian không sat với tình hình thực hiện chương trình

Các đoàn kiểm toán chưa chú trọng đúng mức trong đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại các địa phương và đơn vị được kiểm toán, xác định trọng

yếu kiểm toán còn chung chung không gắn với tình hình cụ thể của đối tượng kiểm toán.

+ Khâu tổ chức thực hiện kiểm toán:

Trong quá trình thực hiện kiểm toán nhiều trường hợp KTV áp dụng phương pháp kiểm toán còn đơn giản, chưa đi đến cùng khi phát hiện dấu hiệu sai phạm và thu thập bằng chứng kiểm toán. Thực tế các kết luận, đánh giá, nhận xét và kiến nghị của KTV đưa ra trong quá trình thu thập bằng chứng phụ thuộc nhiều vào xét đoán cá nhân, kinh nghiệm nghề nghiệp trong khi trình độ và kinh nghiệm của mỗi KTV lại khác nhau.

Tổ chức Báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến đánh giá tính đúng đắn, hợp pháp của CTMTQG giảm nghèo bền vững nhưng mẫu chọn kiểm toán còn quá thấp, độ tin cậy của các thông tin trên báo cáo của chương trình không cao.

Với lực lượng KTV còn quá mỏng và chưa có nhiều kinh nghiệm trong kiểm toán CTMTQG nên việc xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo quyết toán cũng là một vấn đề khó khăn.

+ Khâu lập, xét duyệt và gửi báo cáo kiểm toán:

Dự thảo ban đầu của đoàn kiểm toán còn chưa có sự đầu tư nhiều về thời gian và trí tuệ, một số cán bộ được cử tổng hợp còn thiếu tính khái quát, ý kiến đánh giá, nhận xét thiếu sắc bén, thuyết phục, một số kiến nghị từ các biên bản kiểm toán không có tính khả thi, thậm chí chưa phù hợp với pháp luật nhưng vẫn được tổng hợp vào dự thảo báo cáo, không phát hiện kịp thời để xử lý.

- Về tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán:

Việc theo dõi tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán chưa được phân công cụ thể cho phòng hay là đoàn kiểm toán và chưa mang tính thường xuyên, liên tục. Việc tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán chưa được chú trọng và chưa được theo dõi sát sao. Sau khi thực hiện kiểm tra, tổng hợp và gửi báo cáo tình hình thực hiện kiến nghị cho KTNN qua Vụ Tổng hợp, các kiến nghị chưa được tổng hợp thành kinh nghiệm để hướng dẫn các KTV.

- Về tổ chức thông tin quản lý kiểm toán:

Việc ghi chép nhật ký kiểm toán online còn tình trạng có khi ghi chép sơ sài, chưa mô tả rõ nội dung công việc thực hiện và kết quả kiểm toán, số liệu đôi khi chưa thống nhất giữa các ngày và các tài liệu có liên quan, chưa phân tích đầy đủ các nội dung số liệu chênh lệch ở các thời điểm khác nhau.

Biên bản xác nhận số liệu, Biên bản kiểm toán, Báo cáo kiểm toán trong một số trường hợp còn chưa đáp ứng được yêu cầu, phản ánh chưa rõ bản chất các nội dung cần đánh giá, nhất là trong mô tả, đánh giá nội dung kiểm toán hoạt động, và kết quả kiểm toán một số chuyên đề.

Việc sắp xếp hồ sơ kiểm toán chưa theo trật tự thống nhất (giữa các đoàn, các tổ kiểm toán). Hồ sơ kiểm toán tại phòng Tổng hợp hiện được quản lý theo Đoàn, Tổ kiểm toán và có theo danh mục hồ sơ, song chưa được sắp xếp, phân loại theo phông lưu trữ qui định. Việc quản lý hồ sơ kiểm toán hiện còn làm thủ công, chưa có phần mềm quản lý, chưa được áp dụng ứng dụng công nghệ tin học. Chưa có kho lưu trữ đáp ứng theo Thông tư số 09/2007/TT-BNV ngày 26/11/2007 của Bộ Nội vụ.

- Về tổ chức quản lý và kiểm soát chất lượng kiểm toán:

Về tổ chức quản lý kiểm toán CTMTQG giảm nghèo bền vững tại khu vực

VII còn chưa quy định rõ trách nhiệm quản lý kiểm toán của Kiểm toán Trưởng, Trưởng đoàn, Tổ trưởng tổ kiểm toán trên cơ sở phân cấp quản lý hợp lý giữa các cấp. Bên cạnh đó, tồn tại các cấp quản lý trung gian gây rườm rà đối với bộ máy quản lý.

Về kiểm soát chất lượng kiểm toán:

+ Chất lượng Báo cáo KSCLKT còn chưa cao, một số báo cáo chưa có đánh giá sâu, nhất là đối với lĩnh vực kiểm toán hoạt động, lĩnh vực kiểm toán đầu tư. Phần lớn các báo cáo chỉ dựa trên các thông tin tài liệu kiểm toán viên cung cấp, thiếu tài liệu gốc nên việc đánh giá còn hạn chế thiếu tính đầy đủ.

+ Đội ngũ cán bộ làm công tác KSCLKT chưa có kinh nghiệm nhiều trong công tác KSCLKT, một số KTV chưa thực sự chú trọng đến công tác tự kiểm soát hoạt động tác nghiệp của bản thân.

+ Chất lượng kiểm soát còn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra việc soát xét đánh giá còn chưa toàn diện, Chất lượng KSCLKT trong nội bộ Đoàn kiểm toán còn mang nặng tính hình thức.

Hầu hết tổ trưởng và trưởng đoàn kiểm toán không kiểm soát quá trình KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán, phương pháp kiểm toán để thu thập các bằng chứng kiểm toán, chỉ chú trọng thực hiện kiểm tra, soát xét những bằng chứng, kết quả KTV thu thập trong quá trình kiểm toán. Kiểm soát của các bộ phận kiểm soát chuyên trách chưa có phương pháp thích hợp, cụ thể để kiểm soát sâu các bằng chứng kiểm toán, các thủ tục kiểm toán, phương pháp kiểm soát chủ yếu vẫn là thẩm định trên các văn bản. Kế hoạch kiểm toán chi tiết dù đã có đổi mới nhưng nội dung chưa cụ thể, chủ yếu là phân công nhiệm vụ cho các KTV, thiếu những nội dung quan trọng như: mục tiêu kiểm toán, thủ tục, phương pháp kiểm toán...

3.4.2.1. Nguyên nhân

- Trong tổ chức quản lý kiểm toán có 2 cấp quản lý: một là KTNN và KTNN khu vực, hai là cấp quản lý trung gian (trưởng đoàn kiểm toán) nên việc xử lý báo cáo chậm trễ và tồn tại những bất đồng trong việc xử lý thông tin của các cấp quản lý.

- Chưa phân tách giữa kiểm soát nội bộ với kiểm soát chất lượng kiểm toán dẫn tới việc kiểm tra, giám sát chưa toàn diện và chồng chéo mang tính hình thức.

- Trình độ cán bộ trong quản lý còn nhiều yếu kém, đội ngũ cán bộ chủ yếu tập trung ở kế toán, kiểm toán chứ không có cán bộ ở các lĩnh vực khác như: xây dựng cơ bản... để hoàn thiện hơn trong việc thực hiện kiểm toán CTMTQG giảm nghèo bền vững.

Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)