Tổ chức đoàn kiểm toán không có cấp quản lý trung gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 112 - 114)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.3. Tổ chức đoàn kiểm toán không có cấp quản lý trung gian

Thứ nhất, tổ chức đoàn kiểm toán không qua cấp quản lý trung gian là Trưởng đoàn kiểm toán

Nội dung chủ yếu của giải pháp này là đổi mới tổ chức kiểm toán và lựa chọn áp dụng mô hình tổ chức đoàn kiểm toán phù hợp với KTNN khu vực VII, đem lại hiệu quả kiểm toán cao và phù hợp với xu hướng phát triển của ngành kiểm toán trên thế giới. Mục đích là giảm bớt cấp quản lý trung gian, tăng cường tính hiệu quả của việc truyền thông tin kiểm toán, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức kiểm toán CTMTQG, đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ kiểm toán trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, cần bổ sung mô hình trực tuyến

Việc tổ chức đoàn kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của các cuộc kiểm toán tại các tỉnh. Hiện nay, khi triển khai kiểm toán, KTNN thành lập một đoàn kiểm toán với nhiều tổ kiểm toán theo các lĩnh vực khác nhau như chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản… Đây là cách tổ chức phân tuyến truyền thống.

Bên cạnh cách tổ chức này cần bổ sung mô hình trực tuyến trong tổ chức kiểm toán. KTNN cần xác định đối tượng, mục tiêu kiểm toán để tiến hành nhiều cuộc kiểm toán CTMTQG theo các chuyên đề theo phân cấp quản lý. Tập hợp nhiều cuộc kiểm toán CTMTQG giảm nghèo bền vững theo các chuyên đề này sẽ hình thành một cuộc kiểm toán CTMTQG giảm nghèo bền vững cho các tỉnh như hiện nay. Khi áp dụng mô hình này, các Đoàn kiểm toán sẽ tương đối nhỏ với quy mô như các tổ kiểm toán hiện nay. Mỗi đoàn kiểm toán sẽ thực hiện nhiều cuộc kiểm toán trong một kế hoạch kiểm toán đối với từng tỉnh. Khi đó các mục tiêu kiểm toán CTMTQG sẽ được thực hiện tốt hơn.

Thứ ba, về công tác quản lý đoàn kiểm toán

Tổ chức đoàn kiểm toán phải gắn với phân công nhiệm vụ rõ ràng, gắn trách nhiệm quản lý với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, phù hợp với năng

lực, sở trường của kiểm toán viên, đảm bảo các điều kiện có thể thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán.

Việc hoàn thiện việc bố trí nhân sự Đoàn kiểm toán cần: Đổi mới cách tổ chức đoàn kiểm toán CTMTQG theo hướng giao nhiệm vụ kiểm toán theo phòng nhằm gắn kết trách nhiệm liên tục của việc quản lý hành chính và quản lý chuyên môn trong và sau kiểm toán. Để đảm bảo tính khách quan cần lưu ý luân chuyển kiểm toán viên trong cùng một tổ kiểm toán, Đoàn kiểm toán cần được tổ chức theo hướng gọn nhẹ nhưng cân đối các kiểm toán viên trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau vào cùng tổ kiểm toán.

Cơ cấu nhân sự của Đoàn kiểm toán cần thay đổi theo hướng chú trọng cơ cấu KTV có năng lực thực hiện kiểm toán hoạt động, Không bố trí kiêm nhiệm kiểm toán tại các cơ quan tổng hợp và chi tiết trong cùng 1 thời điểm kiểm toán đề tránh việc tập trung quá nhiều cho việc kiểm toán chi tiết. Tăng cường việc cung cấp và trao đổi thông tin giữa các tổ kiểm toán, giữa tổ kiểm toán tại các cơ quan quản lý tổng hợp và tổ kiểm toán chi tiết để thu thập tốt các bằng chứng có liên quan phục vụ cho kết luận và kiến nghị kiểm toán, Linh hoạt trong việc bố trí, điều động nhân sự giữa các tổ kiểm toán để cân đối nhiệm vụ kiểm toán trong 1 số trường hợp cần thiết, khắc phục việc kế hoạch kiểm toán không sát với đối tượng kiểm toán, dẫn đến không phù hợp về thời gian kiểm toán cũng như năng lực của tổ kiểm toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)