Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 28)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

1.2.1.1. Khái niệm

Trong quá trình đầu tư tại vùng, địa phương có nhiều nguồn vốn như vốn từ Nhà nước, từ dân cư và tư nhân nhằm phục vụ cho đầu tư phát triển của ngành và địa phương. Đối với nguồn vốn nhà nước bao gồm: nguồn vốn NSNN, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển và nguồn vốn từ doanh nghiệp nhà nước.

Nguồn vốn nhà nước là nguồn vốn đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực công ích, kết quả đầu tư phục vụ cho xã hội nên việc đánh giá hiệu quả của các dự án này dựa trên các tiêu chuẩn về xã hội.

Như vậy: nguồn vốn vốn đầu tư từ NSNN là nguồn vốn từ NSNN của địa phương, đầu tư vào các lĩnh vực công ích, kết quả đầu tư phục vụ cho sự

phát triển của địa phương.

1.2.1.2. Đặc thù vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước

Vốn ngân sách Nhà nước là một quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước tham gia huy động và phân phối đầu tư. Nguồn vốn đầu tư từ NSNN với khối lượng vốn lớn đầu tư cho các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không đủ khả năng đầu tư, không muốn đầu tư hoặc không được phép đầu tư nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội.

Việc sử dụng vốn NSNN phải được giải trình khoa học, tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Ngân sách, Nghị định Chính phủ về công tác đầu tư sử dụng vốn NSNN và các văn bản khác liên quan.

Khối lượng vốn lớn, đầu tư cho xây dựng cơ bản không có khả năng thu hồi trực tiếp, chuyển quyền sở hữu theo hình thức cấp phát không hoàn lại nên là nguồn vốn dễ bị thất thoát lãng phí nhất.

1.2.1.3. Nội dung của vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước

Vốn ngân sách thường được gọi là vốn ngân sách Nhà nước vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách cấp tỉnh, vốn ngân sách cấp huyện, thị xã... (Ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương). Vốn ngân sách được hình thành từ vốn tích luỹ của nền kinh tế và được Nhà nước duy trì trong kế hoạch ngân sách để cấp cho các đơn vị thực hiện các kế hoạch Nhà nước hàng năm, kế hoạch 5 năm và kế hoạch dài hạn.

Đối với cấp hành chính là huyện, thị xã thì việc nhận vốn ngân sách cho đầu tư bao gồm vốn đầu tư của Nhà nước cấp thông qua Sở Tài chính, vốn ngân sách của tỉnh.

Vốn ngân sách Nhà nước là nguồn vốn được huy động chủ yếu từ nguồn thu thuế và các loại phí, lệ phí. Đây là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng mặc dù vốn ngân sách chỉ chiếm khoảng 13% tổng vốn đầu tư xã hội, song là nguồn vốn Nhà nước chủ động điều hành, đầu tư các lĩnh vực cần ưu tiên phát triển then chốt của nền kinh tế những khu vực khó có khả năng thu hồi vốn, những lĩnh vực mà tư nhân hoặc doanh nghiệp không muốn hoặc không thể đầu tư vào các dự án thuộc các lĩnh vực sau:

- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đường giao thông, hạ tầng đô thị, các công trình cho giáo dục - văn hoá xã hội, quản lý Nhà nước....

- Đầu tư các dự án sự nghiệp kinh tế như:

+ Sự nghiệp giao thông; duy tu, bảo dưỡng, sữa chữa cầu đường.

+ Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi như: duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, kênh mương, các công trình lợi ...

+ Sự nghiệp thị chính: duy tu bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước...

+ Các dự án điều tra cơ bản.

- Đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Các địa phương cấp huyện, Thị xã đối với nguồn vốn này là rất quan trọng, nhất là đối với những địa phương nghèo, nguồn thu cho ngân sách địa phương ít.

Ngoài việc đầu tư vào các lĩnh vực như đã nêu trên, vốn ngân sách còn có ý nghĩa rất quan trọng để khơi dậy các nguồn vốn khác còn tiềm tàng đặc biệt là vốn trong dân cư, ở đây vốn ngân sách có tính chất “vốn mồi”, vốn hỗ trợ một phần như: chi để lập các dự án, các quy hoạch cần thiết để nhân dân và các tổ chức kinh tế khác đưa vốn vào đầu tư phát triển. Hoặc vốn ngân sách hỗ trợ một phần làm đường ngõ xóm, trường học, nhà trẻ ... phần còn lại cộng đồng dân cư tự đóng góp và quản lý sử dụng. Hình thức này được sử dụng phổ biến ở các nước đặc biệt trong việc tham gia của nhân dân vào các dự án dịch vụ và hạ tầng đô thị mới với các hình thức tài trợ xen kẽ, hợp vốn công - tư ...

1.2.1.4. Nguồn hình thành vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước

Nguồn vốn ngân sách nói chung được tập hợp từ các nguồn vốn trên địa bàn như:

+ Vốn ngân sách Trung ương đầu tư qua các Bộ, ngành trên địa bàn. + Vốn ngân sách Trung ương cân đối hoặc uỷ quyền qua Ngân sách địa phương (Xây dựng cơ bản tập trung, thiết bị nước ngoài ghi thu ghi chi, vốn chương trình quốc gia ...)

+ Vốn ngân sách từ các nguồn thu của địa phương được giữ lại (cấp quyền sử dụng đất, bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, xổ số ... )

+ Vốn ngân sách sự nghiệp có tính chất XDCB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 28)