Tăng cường quy trình quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 85 - 86)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Tăng cường quy trình quản lý

-Huy động sự tham gia rộng rãi của đội ngũ khoa học, chuyên gia kỹ thuật và mọi tầng lớp nhân dân vào việc lập quy hoạch. Đồng thời, tăng cường kỷ cương thực thi theo quy hoạch đã được phê duyệt trên tất cả các bình diện: công khai quy hoạch, tuân thủ quy hoạch, chế tài theo quy hoạch.

- Xây dựng quy hoạch chiến lược là sự hợp nhất các quy hoạch: kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, cơ sở hạ tầng và quy hoạch đô thị để tìm tiếng nói chung đảm bảo yêu cầu công bằng, sống tốt và tính bền vững. Quy hoạch chiến lược là sự hợp tác về mặt tổ chức giữa Nhà nước, cộng đồng và doanh nghiệp theo phương pháp quy hoạch có sự tham gia. Điều đó là sức mạnh đểhuy động các nguồn lực và phối hợp hành động trên diện rộng, là công cụ quản lý của chính quyền, quản lý đầu tư công hiệu quả.

- Rà soát lại kết quả thực hiện khâu hoạch định đầu tư, nhìn nhận ưu, nhược điểm của công tác này, từ đó có kế hoạch khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng khâu hoạch định đầu tư trong quản lý đầu tư công tại tỉnh Hòa Bình.

- Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện hoạch định đầu tư trong quản lý đầu tư công tại Hòa Bình bằng các chương trình đào tạo được thiết kế cân bằng giữa kiến thức và kỹ năng liên quan đến hoạch định đầu tư nói riêng và các nội dung quản lý đầu tư công nói chung.

- Chú trọng và quan tâm hơn nữa đến công tác hoạch định đầu tư, xác định các bản kế hoạch năm năm và dài hạn với các mục tiêu cụ thể.

Thực hiện quản lý quá trình đầu tư và quản dự án đầu tư từ NSNN: - Đảm bảo cơ chế quản lý đầu tư và dự án đầu tư: Chính sách và quyết định đầu tư đều được thực hiện theo dự án đầu tư.

- Thực hiện nghiêm các bước trong quản lý dự án đầu tư: Lập dự án; Thẩm định dự án; Giám sát dự án; Nghiệm thu dự án hoàn thành.

Thực hiện tốt khâu giám sát đầu tư: Đây là hoạt động kiểm tra, theo dõi hoạt động vốn đầu tư từ NSNN của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư đi theo quỹ đạo, theo quy hoạch đầu tư đã đề ra. Vì vậy, trong khâu này, cần phải quan tâm những nội dung sau:

- Kiểm tra: là việc Chính phủ hoặc cơ quan trực thuộc Chính phủ sử dụng các chính sách và thủ tục nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư có hiệu quả và hợp lý.

- Kiểm toán: là việc một tổ chức độc lập với Chính phủ thực hiện thanh tra và kiểm toán các hoạt động đầu tư và thông báo cho Quốc hội hoặc công chúng.

- Đánh giá: là việc liên hệ các kết quả đầu tư có được trước đây với kế hoạch cho tương lai, bằng việc áp dụng các bài học kinh nghiệm có được từ những hoạt động đầu tư phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư và quản lý dự án trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)