Lựa chọn và triển khai thực hiện dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 66)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Lựa chọn và triển khai thực hiện dự án

Việc bố trí vốn từ ngân sách các cấp phải được lập theo kế hoạch đầu tư 5 năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và được phân khai ra kế hoạch hàng năm. Kế hoạch đầu tư giai đoạn 2011 -2015 được lập kế hoạch năm 2012 và kế hoạch đầu tư 3 năm (2013 - 2015). Nghiên cứu sắp xếp danh mục theo thứ tự ưu tiên và danh mục các dự án cần đình hoãn, giãn, dừng thực hiện để đảm bảo cân đối khả năng nguồn lực thực hiện của từng cấp ngân sách.

Dự án được lựa chọn thực hiện đầu tư phải xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Việc xác định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn là nội dung quan trọng, phải có trong hồ sơ dự án trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trình tự, thủ tục thẩm định về nguồn vốn và khả năng cân đối ngân sách Tỉnh:

- Đối với dự án có sử dụng vốn ngân sách Trung ương, UBND thành phố Thái Nguyên tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư thuộc thẩm quyền sau khi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định về nguồn vốn và phần vốn ngân sách Trung ương bổ sung cho ngân sách địa phương.

- Đối với dự án do UBND cấp huyện, cấp xã quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh hồ trợ, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính thẩm định nguồn vốn, mức vốn tỉnh hỗ trợ cho các dự án.

Nguyên tắc cấp phát và ứng chi vốn ngân sách Nhà nước của thành phố Thái Nguyên thực hiện như sau:

- Một là, việc cấp phát và ứng chi vốn ngân sách Nhà nước từ Kho bạc Nhà nước cho các dự án đầu tư (trong kế hoạch) phải căn cứ vào khối lượng

thực hiện. Đối với dự án chưa có khối lượng thực hiện, việc tạm ứng vốn tối đa là 30% kế hoạch vốn được giao hàng năm của dự án. Việc cấp phát và ứng chi tiếp theo chỉ được thực hiện sau khi thanh toán khối lượng hoàn thành.

- Hai là, tất cả các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước của tỉnh, vốn ngân sách Nhà nước của tỉnh phân cấp cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quản lý và vốn ngân sách huyện, thành phố chỉ được thực hiện khối lượng theo mức vốn kế hoạch được giao để không gây nợ đọng xây dựng cơ bản. Trường hợp thật sự cần thiết phải bổ sung thêm vốn ngoài kế hoạch được giao phải báo cáo cấp có thẩm quyền giao kế hoạch vốn quyết định.

- Ba là, việc bố trí vốn từ ngân sách các cấp phải được lập theo kế hoạch đầu tư 5 năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và được phân khai ra kế hoạch hàng năm. Kế hoạch vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2015 được lập kế hoạch năm 2012 và kế hoạch đầu tư 3 năm (2013 - 2015). Nghiên cứu sắp xếp danh mục theo thứ tự ưu tiên và danh mục các dự án cần đình hoãn, giãn, dừng thực hiện để đảm bảo cân ñối khả năng nguồn lực thực hiện của từng cấp ngân sách.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch đầu tư 3 năm (2013 - 2015) trình Ủy ban nhân dân tỉnh để dự kiến khả năng cân đối vốn theo ngành, lĩnh vực, hỗ trợ có mục tiêu cho các Sở -ngành, huyện, thành phố chủ động xây dựng và triển khai thực hiện đầu tư.

Bảng 3.6: Vốn thực hiện đầu tư từ NSNN theo ngành

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Ngành công nghiệp 213 263 296 318 353 Ngành nông nghiệp 123 173 224 271 325 Ngành dịch vụ 180 186 195 206 224 Tổng 516 612 665 775 852 So với kế hoạch (%) 100 98,3 93,0 97,4 94,5

Với mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa, thành phố Thái Nguyên chú trọng ngày càng nhiều vai trò tiên trong việc khuyến khích đầu tư từ nguồn vốn NSNN. Đối với ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất ở đây chủ yếu đầu tư vào xây dựng cơ bản, đầu tư giao thông....Như bên tông hóa các tuyến đường giao thông vùng sâu vùng xa, xây dựng các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố nhằm thu hút các nhà đầu tư: Cụm công nghiệp Cao Nga, cụm công nghiệp Tân Lập. Đối với ngành nông nghiệp, thông qua ngân sách thành phố đã triển khai đầu tư nhiều vào nông nghiệp như: xây dựng mô hình giống cây trồng, xây dựng hệ thống thủy lợi kênh mương, hỗ trợ người dân mua máy...điều này giúp cho ngành nông nghiệp trên địa bàn thành phố có nhiều thay đổi. Đối với ngành dịch vụ chủ yếu đầu tư vào đào tạo, thương mại... tạo cơ sở vật chất để làm nền tảng cho ngành này phát triển.

Bảng 3.7: Vốn đầu tư từ NSNN theo lĩnh vực

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

Lĩnh vực đào tạo 84 92 107 128 134

Lĩnh vực y tế 85 107 132 143 155

Lĩnh vực văn hóa thông tin 74 95 102 114 133

Lĩnh vực an sinh xã hội 66 70 81 92 108

Lĩnh vực khoa học công nghệ 79 84 112 130 135

Các lĩnh vực khác 128 174 181 188 237

Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính- thành phố Thái Nguyên

Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên là nơi tập trung nhiều trường học, nhiều cấp học chính vì vậy việc đầu tư cho lĩnh vực đào tạo là tương đối lớn, nhằm hiện đại hóa cơ sở đào tạo, hiện đại hóa cơ sở vật chất, tạo điệu kiện tốt nhất cho người học và người dậy. Bên cạnh đó là lĩnh vực y tế cũng được quan tâm đáng kể, các trung tâm y tế tại Thành phố cũng như các trung tâm

tại các tuyến dưới như xã, phường, tổ xóm được đầu tư ngày càng nhiều hơn nhằm cải thiện chất lượng y tế trên địa bàn với cơ sở vật chất hiện đai, nâng cao khả năng khám chưa bệnh cho người dân, giảm tải bệnh nhân cho tuyến trên. Ngoài ra, thành phố cũng chú trọng đến khoa học công nghệ, nhiều đề tài đã được áp dụng và triển khai góp phần tích cực vào sự thay đổi các về mặt vật chất và tinh thần cho người dân.

Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư từ NSNN đã chậm tiến độ so với thiết kế gây ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian thi công, thực hiện dự án đặc biệt điều này dẫn đến vốn đầu tư tăng cao, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của việc đầu tư.

Bảng 3.8: Số dự án chậm tiến độ và nguyên nhân

Đơn vi: Số dự án

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

Do công tác GPMB 32 39 31 27 25

Do năng lực chủ đầu tư 12 16 18 17 17

Do bố trí vốn đầu tư 14 15 21 20 19

Do nguyên nhân khác 17 13 12 15 11

Nguồn: Phòng kế hoạch tài chính- thành phố Thái Nguyên

Nhiều dự án thực hiện xây dựng, triển khai dự án chậm tiến đọ do nhiều nguyên nhân gây ra như do công tác giải phóng mặt bằng, do năng lực chủ đầu tư, do bố trí vốn... dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện. Qua đó có thể thấy được rằng, tuy quá trình quản lý vốn đầu tư từ NSNN được thực hiện một cách đầy đủ theo đúng quy định của nhà nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều dự án không thực hiện theo đúng cam kết, gây thiệt hai cho nhà nước, mất lòng tin ở người dân trong công tác quản lý đầu tư cũng như năng lực của các cơ quan chức năng. Do vậy, trong thời gian tới cần thực hiện nghiêm túc hơn nữa để kết quả đầu tư đạt kết quả cao.

 Điều chỉnh dự án

Trong quá trình thực hiện, để đảm bảo đúng tiến độ đề ra như thay đổi do dự án có những thay đổi nên nhiều dự án đã thay đổi nhằm phù hợp với tình hình thực tại do những nguyên nhân như sau:

- Bị ảnh hưởng bởi thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, địch họa hoặc các sự kiện bất khả kháng khác;

- Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;

- Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô, tính chất, mục tiêu của dự án;

- Do biến động bất thường của giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, tỷ giá hối đoái đối với phần vốn có sử dụng ngoại tệ hoặc do Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách mới có quy định được thay đổi mặt bằng giá đầu tư xây dựng công trình.

- Ngoài ra còn do một số nguyên nhân cần có sự thay đổi như thay đổi địa bàn, thay đổi quy mô, mục tiêu, hay mức đầu tư...thì được cho phép của cơ quan chức năng thay đổi phương án thi công, thay đổi phương thức giải ngân vốn.

Bảng 3.9: Số dự án vốn đầu tư từ NSNN phải điều chỉnh

Đơn vị: số dự án

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

Điều chỉnh quy mô, mục tiêu đầu tư 10 13 18 17 16 Số dự án điều chỉnh vốn đầu tư 15 19 20 18 16 Số dự án điều chỉnh tiến độ đầu tư 31 35 30 28 26 Số dự án điều chỉnh địa điểm đầu tư 6 7 2 1 0

Điều chỉnh do nguyên nhân khác 10 11 9 8 7

Với việc điều chỉnh để nhằm phù hợp với tình hình hiện tại điều này giúp dự án đạt được mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, qua đây cũng cho thấy việc thẩm định các dự án đầu tư tại các cơ quan chức năng vẫn chưa thực hiện một cách nghiêm túc, xảy ra nhiều sai sót trong quá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)