5. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tư từ NSNN cho thành
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Từ thực tế trong công tác quản lý đầu từ nguồn vốn NSSN tại một số địa phương, đây là những bài học quý giá cho thành phố Thái Nguyên trong công tác tăng cường quản lý vốn đầu từ nguồn NSNN như sau:
Thứ nhất: có quy hoạch chiến lược đầu tư hoàn chỉnh. Tất cả các dự án
đầu tư từ nguồn vốn NSNN đều phải trong quy hoạch đã được phê duyệt để chuẩn bị đầu tư. Các ngành, địa phương cần căn cứ vào quy hoạch phát triển tổng thể để xây dựng danh mục dự án đầu tư, xây dựng kế hoạch đầu tư cho địa phương mình.
Thứ hai: Khâu thẩm định dự án là rất quan trong, một dự án có hiệu quả
hay không, tiết kiệm hay lãng phí phụ thuộc rất nhiều vào việc thẩm định dự án. Do đó thẩm định dự án cần phải sát với thực tế, xem xét đánh giá hiệu quả dự án, đánh giá về nhu cầu vốn, năng lực thực hiện của nhà thầu... nhằm cho dự án đạt được kết quả cao nhất, tránh đầu tư dàn trải gây thất thoát lãng phí cho Nhà nước.
Thứ ba: Điều chỉnh dự án: Nếu dự án có nhiều thay đổi cơ bản về chi phí,
về tiến độ, về thiết kế kỹ thuật...cần đưa ra ngay các giải pháp cụ thể để thay đổi phương án thực hiện, không để tình trạng chậm tiến độ kéo dài. Thêm nữa, các cơ quan đơn vị chức năng cần thường xuyên ra soát tiến độ các dự án và có các phương án kịp thời cho những dự án có dấu hiệu chậm tiến độ, thực hiện không đúng như cam kết ban đầu.
Thứ tư: Tăng cương công tác thanh tra, kiểm tra: Mục địch của thanh tra,
kiểm tra nhằm đảm bảo việc thực hiện dự án đúng mục đích đề ra, đúng quy định và có hiệu quả. Việc thanh tra, kiểm tra mức độ hoàn thành cũng như xem xét thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng của dự án cần được thực hiện một cách nghiêm túc, tránh tình trạng gây khó dễ cho nhà đầu tư, làm việc không đúng thẩm quyền, không đúng quy trình của nhà nước.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU