Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 55)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế

Thành phố Thái Nguyên được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng trung du miền núi phía Bắc. Trong những năm qua, thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, thành phố đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước.

Thành phố đã triển khai có hiệu quả các chương trình, mục tiêu của Chính phủ và tỉnh, tạo thế và lực mới cho việc phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2015. Hệ thống văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước được triển khai kịp thời. Các đề án của thành phố được ban hành và thực hiện đồng bộ tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho các thành phần kinh tế phát triển một cách bình đẳng. Thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư, nhất là khu vực kinh tế tư nhân.

- Về kinh tế ngành nông nghiệp:Thái Nguyên có nhiều khả năng phát

triển nông - lâm nghiệp. Nhiều mô hình sản xuất mới như trang trại trồng chè, cây ăn quả, chăn nuôi tập trung, sản xuất chè sạch, rau an toàn, cây cảnh, hoa tươi, … được hình thành và sản xuất có hiệu quả, góp phần tạo ra diện mạo nông thôn mới.

- Về kinh tế ngành công nghiệp: Thái Nguyên cũng có nhiều loại khoáng

sản như: than, sắt, đá, vôi, cát, sỏi...Trong đó, than được đánh giá là có trữ lượng lớn thứ hai trong cả nước, sau Quảng Ninh. Khu Gang Thép Thái Nguyên được xây dựng từ những năm 60 là nơi sản xuất thép từ quặng duy nhất tại Việt Nam và hiện đang được tiếp tục đầu tư chiều sâu để phát triển; Có nhiều nhà máy Xi măng công suất lớn đã và đang được tiến hành xây dựng.

- Về kinh tế thương mại - dịch vụ: Các thế mạnh về thương mại, dịch vụ,

du lịch được khai thác hiệu quả, phát triển đa dạng, phong phú cả về quy mô, hình thức góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Văn minh thương mại được quan tâm chỉ đạo, đã hình thành hệ thống các cửa hàng tự chọn, siêu thị tổng hợp, siêu thị chuyên ngành cùng các trung tâm mua bán hàng hóa lớn được khai thác có hiệu quả.

Năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn thành phố đạt 14,57%; Thu ngân sách đạt 1.188 tỷ đồng; GDP bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng/năm; Giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 còn 1,38%

Sự phát triển của 3 nhóm ngành kinh tế lớn và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng hiện đại cho thấy thành phố Thái Nguyên đang từng bước khai thác lợi thế của một đô thị, trung tâm kinh tế lớn của vùng Trung du miền núi Bắc bộ. Tỷ trọng của khối phi nông nghiệp tăng lên và khối nông nghiệp giảm dần. Cụ thể, tỷ trọng của khu vực phi nông nghiệp tăng từ 95,17% (năm 2010) lên 95,38% (năm 2014) trong khi tỷ trong khu vực nông nghiệp giảm tương ứng từ 5,09% (năm 2011) xuống 4,62% (năm 2014), tăng nhẹ vào năm 2015 lên 5,03%.

Bảng 3.1: Cơ cấu tổng sản phẩm của Thành phố Thái Nguyên theo giá hiện hành theo khu vực kinh tế giai đoạn 2011-2015

Đơn vị:%

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Công nghiệp, xây dựng 49,72 48,50 47,78 48,01 48,15

Dịch vụ 45,19 45,52 46,88 47,37 46,82

Nông, Lâm và Ngư nghiệp 5,09 5,98 5,34 4,62 5,03

(Nguồn: Niêm giám thống kê thành phố Thái Nguyên)

Biểu đồ 3.1: So sánh cơ cấu tổng sản phẩm của Thành phố Thái Nguyên theo giá hiện hành theo khu vực kinh tế giai đoạn 2011-2015

Phân tích biểu đồ trên ta thấy, nhìn chung các nhóm ngành kinh tế của thành phố Thái Nguyên trong 5 năm gần đây không có sự biến động nhiều. Biến động nhỏ của ngành công nghiệp xây dựng và ngành nông lâm nghiệp. Dịch vụ đang có xu hướng phát triển, song chưa thực sự bứt phá trong những năm qua. Đồng thời, qua biểu đồ ta thấy, thế mạnh của phát triển kinh tế thành phố vẫn là ngành công nghiệp là ngành mũi nhọn. Do vậy, chính quyền thành phố cần có chính sách phát triển bền vững ngành công nghiệp xây dựng, đồng thời khuyến khích phát triển ngành dịch vụ trong những năm tới. Do đây cũng đang là lợi thế của thành phố do có nhiều điểm du lịch phát triển như Hồ Núi Cốc, du lịch cộng đồng cũng đang là điểm mạnh của thành phố,... Giai đoạn 2011 - 2015 nhịp độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm đạt 14,6%. Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt đạt 56 triệu đồng; Giá trị sản phẩm trên 1 ha chè, cây ăn quả đạt 72 triệu đồng.

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố Thái Nguyên

Đơn vị:%

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Tốc độ tăng trưởng GDP 15,84 16,5 12,37 14,00 13,2

Dịch vụ 17,23 18,33 14,68 14,8 14,2

Công nghiệp, xây dựng 15,64 15,90 13,22 14,02 15,3 Nông, Lâm và Ngư nghiệp 7,29 7,94 5,07 5,05 5,02 GDP bình quân đầu người (triệu đồng) 16,76 19,49 25,9 29,1 30,1

(Nguồn: Niêm giám thống kê thành phố Thái Nguyên) 3.1.2.2. Đặc điểm xã hội

* Dân số, lao động

Theo Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, tính đến năm 2016 thành phố Thái Nguyên có 19 phường và 8 xã. Dân số trung bình 315.196 người với 290.620 người (bao gồm cả thường trú và quy đổi); trong đó: Dân số nội thị là 251.904 người chiếm 79,92% tổng dân số toàn thành phố; Dân số ngoại thị là

63.292 người chiếm 20,08% tổng dân số toàn thành phố. Tỷ suất sinh thô là 16,19%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 9,89%. Tổng số lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước là 37.610 người, chiếm tỷ lệ 26,73% và lao động làm việc ngoài khu vực nhà nước là 103.090 người, chiếm tỷ lệ 73,27%. Lao động qua đào tạo gồm công nhân kỹ thuật, trung cấp chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng chiếm 55%; lao động chưa qua đào tạo chiếm 45%.Tỷ lệ lao động thất nghiệp chiếm 1,08%. [Niên giám thống kê thành phố Thái Nguyên 2016]

* Cơ sở hạ tầng - Giao thông:

Về giao thông đường bộ: Hiện có 3 tuyến quốc lộ chạy qua thành phố (QL 3, QL1B và QL37). Tháng 1/2015, thành phố đã khánh thành đưa vào sử dụng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.

Về giao thông đường sắt: Hiện có 4 sân ga, diện tích 13,3 ha. Ga Thái Nguyên là một trong những ga vận chuyển hàng hoá và hành khách quan trọng của tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên.

- Hệ thống điện:Thành phố Thái Nguyên có hệ thống lưới điện 220,

110KV khá phát triển. Nguồn cung cấp điện cho thành phố hiện nay do điện lực Thái Nguyên quản lý là nguồn điện lưới quốc gia, lấy từ các tuyến Thái Nguyên - Bắc Giang; Thái Nguyên - Tuyên Quang, với hệ thống đường dây cao thế 110KV, 220KV thông qua đường hạ thế 35KV- 12KV- 6KV/380V/220V.

- Bưu chính viễn thông:Số liệu thống kê hiện nay cho thấy 100%

phường, xã thuộc thành phố có điểm bưu điện; số máy điện thoại bình quân /100 người dân chiếm 92 máy/100 dân.

- Cơ sở văn hóa - thể thao:Thành phố Thái Nguyên có nhiều loại hình

hoạt động văn hoá thể thao phong phú, đa dạng, hiện có 1 trung tâm văn hoá - thông tin - thể thao cấp thành phố, trên địa bàn có 9 sân vận động (diện tích 4,27 ha), 6 nhà thi đấu (diện tích 0,29 ha) và 367 nhà văn hoá xóm tổ (diện tích 23,73 ha).

- Y tế: Năm 2014, 100% các trạm y tế ở các xã, phường đều đạt chuẩn quốc gia.Thành phố Thái Nguyên có Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, là bệnh viện lớn nhất vùng Trung du miền núi phía Bắc (diện tích 6,91 ha, 1000 giường bệnh). Ngoài ra còn có 11 bệnh viện cấp Tỉnh trực thuộc Sở Y tế. Thực hiện tốt các chương trình quốc gia về y tế.

- Giáo dục - đào tạo: Thành phố Thái Nguyên là trung tâm giáo dục

đào tạo lớn thứ 3 cả nước sau thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, trên địa bàn TP Thái Nguyên có 6 cơ sở đào tạo thuộc cấp đại học (diện tích 172,58 ha) và 11 cơ sở đào tạo thuộc cấp cao đẳng (diện tích 41,16 ha) với tổng số trên 2.500 giáo viên tham gia giảng dạy hàng nghìn sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)