Một số giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 84 - 89)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.Một số giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện

Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

4.2.1. Đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, chú trọng chất lượng đào tạo và mục tiêu đào tạo để tạo cơ hội việc làm và xuất khẩu lao động. Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp chính sách tạo thêm nhiều việc làm mới thông qua thu hút đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động Xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, bảo đảm vệ sinh, an toàn lao động trong các loại hình doanh nghệp. Trung tâm GDNN - GDTX của huyện cùng với chính quyền các xã nên tổ chức các lớp đào tạo nghề, thu hút sự tham gia của lao động trên địa bàn huyện nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động thanh niên đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, giúp thanh niên nông thôn có thể tìm kiếm được việc làm phù hợp với bản thân, góp phần tạo thêm thu nhập.

Để phát triển nguồn nhân lực tại địa phương đồng thời tăng khả năng tìm việc của thanh niên nông thôn chính quyền địa phương cần thống kê danh sách số lao động có nhu cầu tại trung tâm GDNN - GDTX. Từ đó đề xuất phương án đào tạo tại chỗ hay đào tạo tại trường cho từng loại ngành nghề được đào tạo. Tiếp tục thực hiện chính sách đào tạo nghề miễn phí tại các cơ sở dạy nghề tập trung cho đối tượng thanh niên nông thôn.

4.2.2. Phát triển các ngành nghề dịch vụ khác ở nông thôn

Hiện nay, đời sống của thanh niên nông thôn nói riêng và của thanh niên ní chung đã có bước cải thiện. Do đó, nhu cầu của người dân về các sản phẩm dịch vụ cũng được tăng lên. Đây sẽ là điều kiện để phát triển ngành dịch vụ ở nông thôn tạo thêm việc làm cho thanh niên nông thôn.

Khuyến khích phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, từng nước thay thế lao động thủ công sang sử dụng máy móc để có thể nâng cao được

năng suất lao động, mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm đê có thể cạnh tranh trên thị trường.

4.2.3. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là cơ hội để có thêm việc làm, thu nhập cao cho người lao động, trong đó có một bộ phận là thanh niên nông thôn. Song coi xuất khẩu lao động là một giải pháp thiết thực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn cần phải khắc phục những hạn chế trong công tác tổ chức quản lý lao động, công tác nghiên cứu thị trường lao động... Tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp tiếp tục duy trì các thị trường truyền thống, hạn chế đưa lao động sang các thị trường có nhiều rủi ro, chú trọng phát triển thị trường ở các nước có nhu cầu về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trước mắt là thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động, chấn chỉnh những sai sót, tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với người lao động; nâng cao chất lượng đào tạo và giáo dục định hướng để tạo nguồn lao động; tuyên truyền, khuyến khích người lao động tham gia xuất khẩu lao động.

Các cấp chính quyền địa phương cần tiếp tục hợp tác với các cơ sở xuất khẩu lao động có uy tín trong và ngoài huyện và thị trường lao động nước ngoài để ưu tiên đưa số lao động có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên nhưng chưa có nghề có nguyện vọng được xuất khẩu lao động.

Lãnh đạo các ban ngành thuộc lĩnh vực lao động phải thường xuyên liên hệ với các công ty xuất khẩu lao động và thông báo kịp thời như: tình hình, điều kiện làm việc, thu nhập của người lao động tại các nước nhập khẩu lao động. Thực hiện đào tạo nghề cho người lao động trước khi xuất khẩu, có chính sách tín dụng ưu đãi cho vay đối với người xuất khẩu để họ có kinh phí học nghề, có kinh phí ra nước ngoài làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động yên tâm làm việc.

4.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn ở huyện

Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nội bộ từng ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả và khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm. Rà soát hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với các vùng kinh tế, các phường, xã, các lĩnh vực và ngành kinh tế trên địa bàn. Trước hết cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động sao cho phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp theo hướng đa canh, đa dạng hóa vật nuôi cây trồng. Tăng cường đưa giống cây trồng, vật nuôi tốt vào sản xuất và chăn nuôi nhằm nâng cao chất lượng, giá trị của sản phẩm. Đồng thời khuyến khích ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi. Tiếp tục xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng và bền vững dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của huyện, ứng dụng khoa học công nghệ làm ra các sản phẩm có chất lượng cao, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn, tăng nhanh thu nhập cho nông dân và người làm nghề rừng, góp phần thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Phát triển nông nghiệp đa dạng theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Bố trí nguồn lực thích đáng đầu tư cho nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tổ chức đào tạo tập huấn khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ, kinh nghiệp và năng lực sản xuất cho nông dân. Xây dựng và mở rộng mạng lưới thông tin nông thôn. Tăng cường năng lực hệ thống khuyến nông - lâm - ngư, bảo vệ thực vật, thú y và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp. Chú trọng sản xuất cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp theo vùng chuyên canh, thâm canh cao, phát triển các loại cây đặc sản và truyền thống của Đoan Hùng. Tiếp tục trồng mới và trồng dặm (quy đổi khoảng 16ha) cây ăn quả đặc sản bưởi Đoan Hùng. Phối hợp với trạm khuyến nông huyện bảo tồn và phát triển diện tích trồng bưởi Đoan Hùng. Nhân rộng các mô hình cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả gia đình có hiệu quả. Phát triển chăn nuôi theo

hướng hiệu quả, an toàn dịch bệnh, tạo sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khuyến khích mở rộng quy mô nuôi lợn, gà... Đẩy mạnh cơ giới hóa và điện khí hóa trong sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi gắn với chế biến và bảo quản nông sản. Khuyến khích đầu tư rừng sản xuất theo hướng thâm canh và hiệu quả. Tập trung bảo vệ vốn rừng hiện có, tiếp tục đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng hiệu quả, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên kết hợp trồng bổ sung làm giầu rừng để xây dựng các khu rừng phòng hộ theo quy hoạch. Chú trọng nâng cấp cơ sở hạ tầng lâm sinh, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây rừng để tự đứng vững và góp phần phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu. Tăng cường các biện pháp phòng chống cháy rừng và phòng sâu bệnh.

4.2.5. Hỗ trợ vốn cho thanh niên nông thôn trong việc đầu tư mở rộng sản xuất giải quyết việc làm xuất giải quyết việc làm

Hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để mở rộng quy mô sản xuất góp phần giải quyết được lao động. Có cơ chế và chính sách phù hợp như chính sách tín dụng lãi suất... để khuyến khích các lao động có đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau vào nông nghiệp nông thôn. Tăng nguồn vốn trung hạn và dài hạn hỗ trợ cho người dân, đặc biệt với lao động nông thôn trong quá trình tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Khó khăn của lao động là thiếu vốn đầu tư sản xuất vì vậy trong việc sử dụng vốn có hiệu quả bằng cách tổ chức các hoạt động khuyến nông thực hiện các dự án kinh tế ở nông thôn.

4.2.6. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn

Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn là một giải pháp lâu dài và hữu hiệu để thực hiện chủ trương tạo việc làm cho thanh niên nông thôn. Để nhanh chóng phát triển mở rộng thêm số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn cần phải tạo điều kiện thuận lợi tối đa về mặt thủ tục để cơ sở sản xuất đăng ký thành lập doanh nghiệp được dễ dàng. Cần có chính sách hỗ trợ để khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh chế biến nông sản về

mặt cơ sở sản xuất tại các địa bàn có nguồn nguyên liệu dồi dào. Các cơ sở này một mặt sẽ thu hút một lượng lớn nguồn nhân lực tại chỗ tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu cho cơ sở chế biến, mặt khác nó cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất chế biến của các cơ sở này. Đối với các doanh nghiệp sản xuất phi nông nghiệp đã có đăng ký và hoạt động khuyến khích các doanh nghiệp này đặt cơ sở tại các xã tập trung đông thanh niên. Với giải pháp này, một mặt vừa huy động được nguồn lực để phát triển kinh tế, một mặt vừa giải quyết được việc làm nâng cao nguồn thu nhập cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện. Với việc ra đời của luật doanh nghiệp thì các tổ chức, các cá nhân được quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, điều đó đã tạo ra cơ chế thông thoáng trong việc huy động nguồn lực trong thanh niên để phát triển kinh tế. Thực tế cho thấy hiện nay nguồn lực trong thanh niên đặc biệt là thanh niên nông thôn còn rất lớn, nhưng do cơ chế chính sách chưa đồng bộ nên việc huy động này còn chưa đạt hiệu quả, trong những năm tiếp theo cần phổ biến rộng rãi nội dung của luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành đến từng đoàn viên thanh niên, phải cho thanh niên nắm được các chủ trương chính sách của Đảng, điều đó giúp cho thanh niên nông thôn tại Đoan Hùng thấy được lợi ích khi tham gia vào thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh. Tạo cơ chế thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài huyện đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh ở nông thôn, các cơ chế về thủ tục thành lập, cơ chế cho vay ưu đãi, cơ chế về thuế... Đặc biệt cần chú trọng ưu tiên cho các nhà đầu tư vào các lĩnh vực mà tạo ta được nhiều việc làm giải quyết được nhiều lao động tại chỗ tại địa phương. Huy động nguồn vốn từ các Đoàn, hội (Hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên...) đồng thời thu hút các dự án đầu tư phát triển trên địa bàn huyện nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập cho thanh niên nông thôn tại huyện.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 84 - 89)