Đánh giá kết quả tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 77 - 81)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.Đánh giá kết quả tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện

Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014 - 2016

3.5.1. Kết quả đạt được

Năm 2014 - 2016 thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XXII của huyện Đoan Hùng, nhân dân các dân tộc trong huyện đã đoàn kết phát huy những lợi thế, khắc phục những khó khăn, nỗ lực phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu mà đại hội đề ra. Sản xuất nông nghiệp có bước tăng trưởng khá, năng suất, sản lượng của nhiều loại cây trồng vật nuôi ngày một tăng cao, sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng và có giá trị hàng hóa. Công nghiệp nông thôn từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng khá, ngày một đa dạng ngành nghề. Xây dựng cơ bản tập trung kiến thức các công trình hạ tầng thiết yếu, cải thiện đáng kể bộ mặt nông thôn, các nguồn vốn được quản lý tốt, các công trình đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả phục vụ dân sinh, thúc đẩy kinh tế nông thôn ở huyện Đoan Hùng phát triển, góp phần tạo thêm việc làm cho thanh niên nông thôn, đảm bảo cuộc sống và mức sống ngày một nâng cao.

Tuy vậy, trong quá trình tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Đoan Hùng còn gặp không ít khó khăn, trở ngại cho tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất còn thấp. Chuyển đổi cơ cấu lao động còn chậm, nhất là trong lao động công nghiệp, lao động tiểu thủ công nghiệp, hạn chế mở rộng ngành nghề để tạo việc làm cho thanh niên nông thôn. Thị trường hàng hóa phát triển không đều, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ, các ngành nghề không đa dạng nên thiếu các nguồn có số thu lớn và ổn định.

3.5.2. Những tồn tại

Một là, công tác đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn được quan tâm nhưng chất lượng chưa cao, trình độ giáo viên còn thấp, chưa có nhiều chính sách đào tạo nghề ưu đãi cho thanh niên nông thôn.

Hai là, phát triển các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Quy mô sản xuất các ngành nghề nhỏ, công nghệ thủ công là chủ yếu nên năng suất thấp.

Ba là, công tác xuất khẩu lao động chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là công tác đào tạo nghề cho người lao động trước khi xuất khẩu, chính sách ưu đãi cho vay đối với người xuất khẩu để họ có kinh phí học nghề, có kinh phí ra nước ngoài làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động yên tâm làm việc.

Bốn là, cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn chuyển dịch chậm.

Năm là, chưa có cơ chế, chính sách phù hợp hỗ trợ vốn cho thanh niên nông thôn.

Sáu là, chưa có cơ chế khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn.

3.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong tạo việc làm cho thanh niên nông thôn của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ nông thôn của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Một là, đào tạo nghề còn có một số hạn chế về nhận thức của xã hội. Công tác thông tin tuyên truyền dạy nghề, giải quyết việc làm chưa được sâu

rộng, do đó thanh niên chưa thật mặn mà với việc học nghề, chưa có khái niệm đúng về việc làm. Có nhiều lý do như: vì quá nghèo, không có tiền đi học nghề; mang nặng tư tưởng đi làm thuê sẽ có "tiền ngay"; kén chọn nghề để học... Phần đông thanh niên nông thôn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Việc thay đổi nhận thức để dạy nghề cho thanh niên nông thôn là bài toán không hề đơn giản. Họ ra thành phố làm việc và chỉ tìm được những công việc đơn giản làm theo mùa vụ, với mức thu nhập thấp. Số ở lại địa phương làm kinh tế nhỏ lẻ, chưa áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên năng suất thu được không cao. Do có sự chuyển dịch về lao động tới các vùng miền, lực lượng thanh niên đi làm ăn xa chiếm tỉ lệ lớn, vì vậy gặp rất nhiều khó khăn trong công tác nắm bắt tình hình, nhu cầu việc làm của thanh niên cũng như công tác đào tạo nghề, tư vấn việc làm cho họ. Khi đã tham gia học nghề, số lượng học viên tại các lớp dạy nghề lao động nông thôn nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng chưa được duy trì thường xuyên do ảnh hưởng của thời vụ sản xuất nông nghiệp.

Hai là, chương trình, chất lượng, quy mô đào tạo cũng như chất lượng giáo viên và trang thiết bị chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Kinh phí dành cho dạy nghề còn hạn chế, dạy nghề chưa gắn với việc làm thực tế. Cơ sở vật chất ở các trung tâm dạy nghề quy mô nhỏ, yếu kém: máy móc, phương tiện, dụng cụ phục vụ cho việc học và thực hành của học viên lạc hậu, chậm đổi mới. Việc mua sắm phương tiện, dụng cụ, nguyên liệu phục vụ đào tạo của một số nghề chưa hợp lý. Quá trình dạy nghề ở các trường dạy nghề còn nặng về lý thuyết, dành ít thời gian cho thực hành tại xưởng và thực tập ở các doanh nghiệp nên thiếu tính thực tế.

Ba là, chất lượng học nghề chưa cao. Người học có trình độ văn hóa thấp; năng lực của một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý, dạy nghề còn hạn chế. Hầu hết các trung tâm dạy nghề ở các địa phương còn thiếu đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên hiện có phần lớn đều được ký hợp đồng thời vụ. Thời

gian đào tạo nghề, chuyển đổi ngành nghề cho thanh niên nông thôn còn ngắn dẫn tới chất lượng dạy nghề chưa cao.

Bốn là, công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác chăm lo, giáo dục, đào tạo, giải quyết việc làm cho thanh niên chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ và chưa mang lại hiệu quả cao. Chưa huy động được sự đóng góp của toàn xã hội và sự tham gia của các doanh nghiệp. Hoạt động của đa số các cơ sở dạy nghề còn trông chờ, ỷ lại, dựa vào chỉ tiêu ngân sách nhà nước cấp, thiếu chủ động đổi mới để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động.

Năm là, việc đào tạo chưa thật sự gắn với giải quyết việc làm cho thanh niên. Tỷ lệ thanh niên sau đào tạo nghề được giải quyết việc làm còn thấp, cơ hội, khả năng tìm được việc làm của họ chưa cao. Nhiều học viên sau khi đào tạo không tìm được việc làm phù hợp với nhu cầu cũng như đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp tại địa phương. Công tác nắm bắt thị trường lao động, dự báo nhu cầu lao động chưa được quan tâm đúng mức nên việc định hướng nghề nghiệp chưa làm được tốt, nhiều lao động học xong không có việc làm. Thiếu sự phối hợp với các doanh nghiệp để đào tạo theo địa chỉ hay đào tạo nghề theo đơn đặt hàng; đồng thời, chưa hình thành hệ thống các trung tâm thông tin về cung - cầu lao động cũng như xây dựng được các tiêu chí kiểm định chất lượng đào tạo nghề. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy thoái như hiện nay, nhu cầu tuyển dụng lao động có sự suy giảm đáng kể, cùng với đó là chế độ tiền lương và các chế độ phúc lợi khác dành cho người lao động không được đảm bảo, thậm chí thấp, dẫn đến khó khăn trong việc giới thiệu lao động đúng theo yêu cầu của doanh nghiệp cũng như không có sự thống nhất giữa các bên nên lao động có việc làm ngày một giảm. Bên cạnh đó, nguồn vốn cho thanh niên vay để đầu tư phát triển kinh tế còn hạn chế, vì vậy khó khăn cho việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh đối với các dự án của thanh niên...

Chương 4

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG,

TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 77 - 81)