Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 34 - 35)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

* Về tài liệu: Thu thập các nghị định, quyết định, thông tư của Chính phủ và các Bộ ngành, các báo cáo khoa học, các tài liệu, đề tài nghiên cứu được công bố có liên quan đến tạo việc làm cho thanh niên nông thôn của huyện, tỉnh.

* Về số liệu: Thu thập số lượng thanh niên nông thôn, cơ sở đào tạo nghề trong huyện, các doanh nghiệp, làng nghề, diện tích đất đai, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý... từ niên giám thống kê, phòng lao động thương binh xã hội, huyện đoàn… và các tài liệu khác đã được công bố.

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Dữ liệu thu thập sẽ được xử lý trên excel theo các tiêu thức phù hợp với yêu cầu của đề tài. Phân tích các chỉ tiêu liên quan đến tạo việc làm cho thanh niên nông thôn.

2.2.3. Phương pháp phân tích

2.2.3.1. Phương pháp thống kê kinh tế

- Sử dụng hệ thống chỉ tiêu, chỉ số, tổng hợp tính toán số liệu trên cơ sở tài liệu điều tra.

- Chỉ ra mức độ, nguyên nhân biến động của hiện tượng, phân tích mức độ ảnh hưởng của việc định hướng, tạo việc làm cho thanh niên đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương.

- Tiến hành tổng hợp, phân tích, xử lý dữ liệu bằng các phương pháp của thống kê với sự giúp đỡ của máy tính, phần excel và các phần mềm khác…

2.2.3.2. Phương pháp phân tích so sánh

- Sử dụng các thức so sánh: trước và sau khi tư vấn, tạo việc làm cho thanh niên.

- Đối chiếu, so sánh với chủ trương, chính sách của Chính phủ, của Đoàn thanh niên về giải quyết việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 34 - 35)