Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo việc làm cho thanh niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 31)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.5.Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo việc làm cho thanh niên

nông thôn

1.1.5.1. Nhóm các yếu tố điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

Lợi thế về vị trí địa lý giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng ra các thị trường xung quanh khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực và thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung hóa. Do vậy, vị trí địa lý là yếu tố quan trọng được xét đến khi ra các quyết định đầu tư của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vị trí địa lý gắn với sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp phi nông nghiệp, do đó ảnh hưởng đến công ăn việc làm cho người lao động nói chung và lao động thanh niên nói riêng.

- Đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác

Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề trước tiên của mọi quá trình sản xuất. Nó tham gia vào mọi quá trình sản xuất của xã hội nhưng tùy thuộc vào từng ngành cụ thể mà vai trò của đất đai có sự khác nhau. Trong nông nghiệp ruộng đất không chỉ tham gia với tư cách là yếu tố thông thường mà là yếu tố tích cực của sản xuất, là tư liệu chủ yếu không thể thiếu, không thể thay thế

được. Trong công nghiệp, đất đai cũng là nhân tố quyết định mặt bằng để tổ chức sản xuất.

Cùng với đất đai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác như tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển, các danh lam thắng cảnh…là cơ sở cho việc phát triển đa dạng các ngành kinh tế của địa phương, của một quốc gia, do vậy góp phần tạo ra nhiều việc làm và sự đa dạng việc làm cho người lao động nói chung và lao động thanh niên nói riêng.

1.1.5.2. Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội

- Dân số và tỷ lệ tăng dân số

Dân số đông và tăng nhanh tạo ra nguồn lao động lớn cho xã hội. Mức sinh lớn, số người bước vào tuổi lao động lớn làm tăng sức ép giải quyết việc làm. Nếu cung việc làm đáp ứng đủ cầu việc làm của lao động mới bước vào tuổi lao động thì sức ép được giải quyết thuận lợi, người lao động có công ăn việc làm tạo ra thu nhập làm cho xã hội ngày càng phát triển. Nhưng sức ép này không được giải quyết sẽ tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế. Đặc biệt là nền kinh tế nông thôn - khu vực có dân số trong độ tuổi lao động chiếm đa số và thị trường lao động lại kém phát triển. Cũng chính sức ép này đã tạo ra một dòng người di cư ra thành thị để tìm kiếm việc làm, trong đó chủ yếu là lao động thanh niên.

Mặt khác, khi dân số tăng nhanh dẫn đến hiện tượng đào tạo nguồn lao động một cách ồ ạt làm chất lượng nguồn lao động thấp. Chất lượng nguồn lao động cao hay thấp ảnh hưởng đến năng suất lao động, khả năng tìm việc làm và thu nhập của người lao động. Chính vì vậy, dân số và mức tăng dân số ảnh hướng đến tạo việc làm cho người lao động nói chung và lao động thanh niên nói riêng.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghiệp hóa có ảnh hưởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào một nước hoặc dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước vào một địa phương.

Một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (bao gồm cả hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lưới cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác) là điều mong muốn đối với mọi nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nói đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ nói đến đường sá, cầu cống, kho tàng, bến bãi… mà còn phải kể đến các dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống ngân hàng, tư vấn… Thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các hoạt động này, môi trường đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của các cơ sở công nghiệp địa phương, sự có mặt của các ngành công nghiệp hỗ trợ, tồn tại các đối tác tin cậy để các công ty nước ngoài có thể liên doanh liên kết cũng là những yêu cầu rất quan trọng cần được xem xét đến.

Ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường thu hút đầu tư còn chịu nhiều ảnh hưởng khá lớn của cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác.

Ngoài ra, các giá trị đạo đức xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa… cũng cấu thành trong bức tranh chung về cơ sở hạ tầng xã hội của một nước hoặc một địa phương.

Như vậy, lao động thanh niên sống trong điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn tài nguyên phong phú hơn, cơ sở hạ tầng phát triển…sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn và khả năng thành công từ các công việc đó nhiều hơn đối với những lao động thanh niên sống trong điều kiện tự nhiên khó khăn nguồn tài nguyên cạn kiệt…

- Tăng cường và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cùng với đó là sự phát triển của hệ thống các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh - là đối tượng tạo ra việc làm, ảnh hưởng trực tiếp đến giải quyết việc làm và tìm việc làm của lao động thanh niên nông thôn. Nếu thanh niên nông

thông sống trong khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao, cơ cấu ngành nghề đa dạng và phát triển, phong tục tập quán tốt thì khả năng tìm được việc làm và thích ứng tốt hơn. Ngược lại, thanh niên sống trong khu vực có tốc độ phát triển kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế đơn điệu và phát triển… thì khả năng tìm được việc làm thấp.

1.1.5.3. Nhóm yếu tố về khung khổ pháp lý và chính sách lao động - việc làm

Cơ chế chính sách của chính phủ, chính quyền địa phương hay các quy định của chủ doanh nghiệp là nhóm nhân tố tác động rất lớn đến vấn đề tạo việc làm cho người lao động. Chính phủ đưa ra hành lang pháp quy, những quy định phù hợp với sự phát triển của mỗi giai đoạn nhằm tạo ra việc làm đồng thời bảo vệ lợi ích và quyền lợi của người sử dụng lao động cũng như người lao động. Các chính sách của nhà nước có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc thu hút lao động đến một địa phương nào đó hay một ngành kinh tế mũi nhọn cụ thể, ví dụ chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính sách phát triển hợp tác xã, chính sách phát triển kinh tế đồi rừng… Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân, ý chí vươn lên phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

1.1.5.4. Nhóm yếu tố về sự năng động, sáng tạo và giới tính của thanh niên

- Trình độ chuyên môn và sức khỏe là hai yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quá trình tìm việc làm của lực lượng lao động nói chung và lao động thanh niên nông thôn nói riêng. Bất kể công ty nào khi tuyển dụng lao động họ đều quan tâm đến trình độ và sức khỏe của người lao động. Họ chỉ tuyển dụng những lao động nào có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc mà công ty giao phó.

- Hoàn cảnh xuất thân người lao động cũng là nhân tố ảnh hưởng quá trình tìm việc làm của lao động thanh niên nông thôn. Thanh niên xuất thân

trong gia đình khá giả sẽ có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn hơn, họ được gia đình trang bị đầy đủ mọi phương tiện làm việc như xe máy, máy tính… hơn đối với thanh niên thuộc hộ nghèo. Mặt khác, lao động thanh niên thuộc gia đình khá giả có khả năng tiếp cận thị trường lao động hơn đối với thanh niên nhà có hoàn cảnh khó khăn. Chính những điều này càng làm cho lao động thanh niên nhà có hoàn cảnh khó khăn. Chính những điều này càng làm cho lao động thanh niên nông thôn gặp khó khăn hơn trong quá trình tìm việc làm của lao động thanh niên nông thôn. Do việc làm trong khu vực nông thôn đòi hỏi nhiều sức lao động chân tay nên cần sức khỏe tốt. Do đó, thanh niên nam giới thường kiếm việc làm dễ hơn đối với lao động nữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 31)