Quan điểm và phương hướng tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 84)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Quan điểm và phương hướng tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

4.1.1. Quan điểm chỉ đạo

Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Đoan Hùng có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện nói riêng và của tỉnh Phú Thọ nói chung. Trong những năm tới, quan điểm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Đoan Hùng là tạo việc làm cho thanh niên nông thôn về cơ bản dựa trên nguồn lực sẵn có tại địa phương, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tập trung khai thác lợi thế và tiềm năng của huyện nhất là vị trí địa lý, quỹ đất, tiềm năng phát triển cây ăn quả... Nhanh chóng xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn thích hợp trong từng giai đoạn để đảm bảo việc làm cho người lao động nhằm cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, giữ gìn môi trường sinh thái, tạo sự công bằng trong đời sống dân cư, giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, cụ thể là:

Một là, tạo việc làm cho thanh niên nông thôn phải gắn liền với phát triển kinh tế xã hội chung của huyện Đoan Hùng.

Hai là, tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên cơ sở phát triển kinh tế nhiều thành phần, giải phóng và phát huy mọi nguồn lực nhằm tạo động lực phát triển với tốc độ nhanh, hiệu quả và bền vững. Từng bước chuyển dịch và hiện đại hóa cơ cấu kinh tế theo hướng: Thúc đẩy nhanh phát triển ngành dịch vụ; phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế tại các khu vực nông thôn; xây dựng một nền nông nghiệp đa dạng; phát triển nông nghiệp của huyện theo hướng tập trung đầu tư thâm canh theo chiều sâu, áp dụng công nghệ sinh

với đặc điểm là một ngành nông nghiệp miền núi. Chú trọng đầu tư thâm canh các vùng cây công nghiệp như chè, cây ăn quả như bưởi; phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm; mở rộng phương pháp nuôi công nghiệp quy mô lớn, tập trung, gắn với chế biến sản phẩm; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp.

Ba là, tạo việc làm cho thanh niên nông thôn gắn phát triển nông nghiệp với bảo vệ tài nguyên đất, nước, môi trường sinh thái.

Bốn là, tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên cơ sở phân bố lại cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của huyện Đoan Hùng, tăng tỷ trọng lao động phi nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thanh niên nông thôn. Đảm bảo nâng dần tỷ trọng cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm nghiệp.

4.1.2. Phương hướng tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

* Phương hướng phát triển theo ngành:

- Phát triển các ngành nghề có nhiều tiềm năng, lợi thế để thu hút nhiều và nhanh lực lượng dư thừa, nâng cao thu nhập và đời sống.

- Phát triển các ngành thủ công nghiệp và xây dựng.

* Phương hướng phát triển theo vùng

- Đối với vùng núi phía bắc của huyện: tập trung phát triển kinh tế đồi rừng, cây ăn quả, chế biến dăm gỗ,... đồng thời đẩy mạnh công nghiệp khai thác.

- Đối với vùng núi phía nam của huyện: cần tạo ra các điểm mạnh về thương mại, dịch vụ, tăng mức hàng hóa buôn bán.

- Đối với vùng trung tâm của huyện: phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, giao thương hàng hóa.

* Phương hướng đối với lao động thanh niên

- Mở rộng các hình thức đào tạo nghề, đa dạng hóa các loại ngành nghề tùy theo sở thích của thanh niên.

- Tạo điều kiện về vốn ban đầu để thanh niên có điều kiện tự do hành nghề nhằm tạo việc làm cho bản thân mình.

* Phương hướng đối với lao động nữ

- Có chính sách đào tạo đào tạo lại, dạy nghề và chuyển đổi nghề cho lao động nữ phù hợp với cơ cấu kinh tế đang thay đổi.

- Ưu tiên các lĩnh vực ngành nghề phù hợp với lao động nữ.

4.1.3. Mục tiêu tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tới năm 2020

Trên cơ sở khai thác mọi nguồn lực và lợi thế phấn đấu tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Đoan Hùng với các mục tiêu trong thời gian tới là:

- Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian thanh niên nông thôn lên 85%.

- Hàng năm tạo việc làm cho 800 - 1.000 thanh niên nông thôn thông qua các hình thức như: vay vốn giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và đào tạo nghề, giới thiệu thanh niên nông thôn cho các khu công nghiệp trong và ngoài huyện.

- Thu nhập bình quân đầu người/năm đạt từ 5 triệu đồng trở lên.

- Đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) giảm xuống còn 4,5%. - Phát triển kinh tế các ngành nghề để tạo thêm việc làm cho thanh niên nông thôn.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân tăng từ 5%/năm.

- Nâng cao chất lượng thanh niên nông thôn thông qua các hình thức giáo dục - đào tạo:

+ Giữ vững kết quả đạt được về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và THCS, thực hiện chương trình phổ cập giáo dục THPT. 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường, 70% phòng học các trường phổ thông được kiên cố, 50% số trường học đạt chuẩn quốc gia.

+ Củng cố trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. - Ổn định và nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)