0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho thanh niên nông thôn học nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 74 -76 )

5. Kết cấu của luận văn

3.4.3. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho thanh niên nông thôn học nghề

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Đã có hơn 51% số người đã qua đào tạo nghề được hưởng các hỗ trợ từ Nhà nước trong quá trình học nghề. Đây là một nỗ lực lớn của Nhà nước thể hiện qua các chương trình, dự án đã và đang thực hiện trong những năm gần đây nhằm hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng lực cho các vùng nông

thôn, vùng sâu vùng xa. Các hình thức hỗ trợ: cho vay vốn đi học nghề 23,5%, miễn học phí tham gia học nghề 23,5%, trợ cấp thêm kinh phí ăn học trong thời gian học nghề 53%.

Chủ yếu các hỗ trợ được đưa trực tiếp cho người tham gia học nghề dưới hình thức hỗ trợ chi phí học, tài liệu và kể cả chi phí sinh hoạt cho học sinh trong thời gian học nghề (chiếm 53% tổng số hỗ trợ nhận được). Còn lại, một số khác được hỗ trợ thông qua việc vay vốn ưu đãi khi đi học nghề (chiếm 23,5%) và một số trường hợp được miễn học phí khi theo học nghề (chiếm 23,5%). Mức hỗ trợ học nghề thấp, nên học viên nhất là học sinh nông thôn rất khó thích ứng. Bảng 3.19: Số lượng nghề được hỗ trợ STT Nghề Số thanh niên được hỗ trợ (người) Tỷ lệ (%) 1 May 1.150 53,8

2 Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây bưởi 451 21,1

3 Cơ khí 205 9,6

4 Điện tử 333 15,5

Tổng 2.139 100

Nguồn: Huyện đoàn Đoan Hùng

Theo số liệu điều tra nhu cầu đào tạo nghề, truyền nghề cho lao động nông thôn. Tại thời điểm điều tra đã thống kê, tổng hợp được trong giai đoạn 2014-2016 có 9.446 người có nhu cầu học nghề, trong đó nghề nông nghiệp là 1.246 người, nghề phi nông nghiệp là 8.200 người và 5.012 người có nhu cầu truyền nghề trong đó nghề nông nghiệp là 4.146 người, nghề phi nông nghiệp là 866 người, trong đó thanh niên nông thôn chiếm tỷ lệ trên 65% trong tổng số lao động được điều tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 74 -76 )

×