5. Kết cấu của đề tài
3.2.1. Công tác chỉ đạo điều hành
3.2.1.1. Đối với việc triển khai cơ chế tín dụng
Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã ban hành kịp thời văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các quy định mới của pháp luật và Agribank đối với hoạt động cấp tín dụng, bảo đảm an toàn tài sản của Agribank, cụ thể như:
+ Hướng dẫn các chi nhánh trực thuộc thực hiện một số quy định mà Hội đồng thành viên Agribank giao cho Agribank nơi cho vay quyết định về mức cho vay đối với cho vay ngắn hạn thực hiện phương án kinh doanh và cho vay đáp ứng nhu cầu đời sống; về hồ sơ vay vốn - nội dung về thu thập tài liệu do Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam cung cấp đối với khoản vay cá nhân đến 500 triệu đồng theo chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ; về thời hạn kiểm tra, giám sát đối với cá nhân vay vốn theo chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ và khách hàng vay thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay bằng số dư tài khoản tiền gửi (ký quỹ, cầm cố).
+ Tổ chức tập huấn chuyên đề tín dụng để triển khai cơ chế tín dụng mới theo Thông tư 39 của NHNN và Quy chế 226 của Agribank. Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến về khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các quy định mới, Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ có văn bản trả lời và hướng dẫn thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh.
+ Chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc thực hiện một số nội dung của Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu như: rà soát hồ sơ bảo đảm tiền vay và thực hiện bổ sung các nội dung về việc bên bảo đảm đồng ý để Agribank nơi cho vay thu giữ tài sản đảm bảo và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định; hướng dẫn thực hiện chi tiết một số nội dung của Quyết định 838/QĐ- NHNo-KHL, Quyết định 839/QĐ-NHNo-HSX ngày 25/5/2017 của Agribank
đối với bộ hồ sơ cho vay khách hàng cá nhân và việc áp dụng lãi suất tối đa trong cho vay ngắn hạn theo quy định tại Thông tư 39 của NHNN.
+ Tổ chức tập huấn đến 100% cán bộ làm công tác tín dụng các văn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản liên quan đến cho vay, bảo lãnh nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc và trình độ nghiệp vụ cho cán bộ như: Bộ Luật dân sự; Thông tư 39/TT/2016/NHNN; Quyết định 226/QĐ- HĐTV-TD; Quyết định số 438/QĐ-HĐTV-TD; Quyết định 838/QĐ-NHNo- HSX; Quyết định 839/QĐ-NHNo-HSX, Quyết định số 1641/NHNo-TCKT.
+ Soạn thảo hồ sơ mẫu và hướng dẫn các đơn vị chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giấy ủy quyền theo văn bản 5857/NHNo-HSX ngày 21/7/2017 của Tổng Giám đốc Agribank.
3.2.1.2. Đối với công tác tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân
- Chỉ đạo các chi nhánh phấn đấu tăng trưởng dư nợ ngay từ đầu năm và tăng đều trong các quý thông qua việc đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng mới (không thụ động ngồi chờ khách hàng) bằng nhiều hình thức như tăng cường quảng bá, giới thiệu về Agribank thông qua mối quan hệ với khách hàng truyền thống, mối quan hệ với cán bộ Agribank; áp dụng các gói sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích, hiện đại, các gói cho vay ưu đãi lãi suất, phí; tăng cường các biện pháp củng cố, phát triển thị phần, thị trường; giữ vững khách hàng truyền thống, khách hàng tốt.
- Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo và các Tổ vay vốn; Tiếp tục duy trì, củng cố mối quan hệ với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, trưởng khu dân cư để nâng cao hiệu quả phối hợp hoạt động giữa các bên, đặc biệt là trong việc nắm bắt, tập hợp nhu cầu vay vốn, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, lãi tồn đọng, nợ đã xử lý rủi ro và xử lý tài sản bảo đảm.
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định 55 của Chính phủ, gồm: họp dân, họp cán bộ chủ chốt để tuyên truyền, phổ biến chính sách tín
dụng của Chính phủ, của Agribank, triển khai các sản phẩm dịch vụ, nắm bắt nhu cầu vay, thông tin phản ảnh từ khách hàng; sơ kết công tác phối hợp hoạt động giữa 2 bên, triển khai mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ phối hợp hoạt động cho giai đoạn tiếp theo.
- Tăng trưởng tín dụng theo hướng an toàn, bền vững, không nới lỏng điều kiện cho vay; mở rộng đi đôi với kiểm soát và nâng cao chất lượng hiệu quả tín dụng; chấp hành đầy đủ, nghiêm túc các quy định của pháp luật và Agribank về quy trình nghiệp vụ tín dụng; triển khai thực hiện tốt Quyết định số 226 về quy chế cho vay; Quyết định số 838/QĐ-NHNo-KHL về quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng pháp nhân; Quyết định số 839/QĐ-NHNo- HSX về quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ.
- Thực hiện điều chỉnh, cập nhật, bổ sung thông tin khách hàng vào hồ sơ kinh tế hộ để khai thác phục vụ công tác thẩm định cho vay và phát triển sản phẩm dịch vụ.
- Chủ động đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn cho khách hàng, đặc biệt là cá nhân, hộ gia đình khu vực nông thôn, phấn đấu đạt kế hoạch về tỷ lệ cho vay trung, dài hạn được Agribank giao.
- Nghiêm túc thực hiện nội dung công văn số 5857/NHNo-HSX ngày 21/7/2017 của Tổng Giám đốc Agribank về việc rà soát, bổ sung nội dung hợp đồng bảo đảm cấp tín dụng; công văn số 792/NHNo-HSX ngày 24/7/2017 của Giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định mới của Pháp luật và Agribank; công văn số 735/NHNo-KHNV ngày 10/7/2017 của Giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ về việc hướng dẫn thực hiện lãi suất cho vay bằng VND theo văn bản số 5341/NHNo- KHNV ngày 7/7/2017 của Tổng Giám đốc Agribank về quy định “Lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam”.
- Chấp hành đầy đủ, nghiêm túc các quy định của pháp luật và Agribank về quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng; thực hiện nghiêm túc quy trình, tần xuất kiểm tra sau khi cho vay; nâng cao chất lượng thẩm định và vai trò, trách nhiệm của cán bộ kiểm soát khoản vay để kịp thời phát hiện, chỉnh sửa những tồn tại, sai sót ngay trước khi giải ngân, đồng thời phát hiện sớm dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro để có biện pháp xử lý, tránh phát sinh nợ xấu, đảm bảo an toàn vốn.
- Tiếp tục hạn chế cấp tín dụng đối với các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro; tăng cường quản lý đối với hình thức cho vay Thấu chi, cho vay không có bảo đảm bằng tài sản (bao gồm cả cho vay đối với cán bộ Agribank); hạn chế nhận tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai, tài sản bảo đảm của bên thứ ba, tài sản bảo đảm khó quản lý, nhanh giảm sút giá trị.
- Không áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng vốn lưu động đối với khách hàng có lịch sử quan hệ tín dụng không tốt, không có nhu cầu vay vốn và trả nợ thường xuyên, chu kỳ luôn chuyển vốn kéo dài. Hạn chế cho vay các khách hàng cùng lúc có quan hệ với nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng.
- Triển khai thực hiện nghiêm túc Quyết định số 1191/QĐ-NHNo-XLRR ngày 13/7/2017 của Tổng Giám đốc Agribank về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 1197/QĐ- NHNo-XLRR về quy định, hướng dẫn vận hành chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank; thực hiện nghiêm túc, đúng quy định việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo quy định.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định của Agribank và Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ về việc đổi địa bàn phụ trách của cán bộ tín dụng; kiểm tra đối chiếu nợ vay; thu nợ gốc, lãi tại điểm trực giao dịch. Nghiêm cấm cán bộ tín dụng một mình thu nợ (gốc, lãi) của khách hàng, thu nợ gốc, lãi tại các điểm trực giao dịch trên địa bàn các xã, phường được phân công phụ trách; thông báo công khai, rộng rãi (trên hệ thống truyền thanh, biển, bảng đặt tại trụ sở
Ngân hàng và các điểm trực giao dịch) về việc khách hàng vay không được nộp tiền trả nợ (gốc, lãi) cho cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn.
3.2.1.4. Về công tác kiểm tra, giám sát
- Tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát thông qua nhiều hình thức, biện pháp: kiểm tra trực tiếp; kiểm tra, giám sát từ xa; kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất; cán bộ tín dụng tự kiểm tra; kiểm tra đối chiếu chéo giữa các cán bộ tín dụng; kiểm tra của phòng chuyên đề, của lãnh đạo phụ trách tín dụng; kiểm tra, phúc tra toàn diện hoạt động kinh doanh hàng năm; kiểm tra nghiệp vụ kết hợp với kiểm tra việc triển khai, cung cấp các văn bản chế độ cho cán bộ tín dụng, việc tổ chức học tập chuyên môn nghiệp vụ nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những tồn tại, sai phạm, hạn chế rủi ro.
- Chỉnh sửa nghiêm túc, kịp thời tồn tại, sai phạm sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và kiểm soát hồ sơ xử lý rủi ro; xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân để xảy ra nhiều sai sót, để sai sót lặp đi, lặp lại.
- Duy trì và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra của chuyên đề tín dụng đối với các chi nhánh loại II và các Phòng giao dịch. Đặc biệt trú trọng công tác tự kiểm tra của các chi nhánh, việc triển khai công tác tự kiểm tra phải nghiêm túc, đảm bảo chất lượng, tránh đối phó, hình thức.
- Kiểm soát tốt nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ đã cơ cấu, các khoản nợ có khả năng chuyển nhóm cao hơn theo thông tin CIC và kết luận thanh tra.
3.2.1.5. Về công tác đào tạo, tập huấn và giáo dục phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng
- Đổi mới tác phong làm việc của cán bộ tín dụng, thực hiện đúng các quy định trong giao tiếp, làm việc với khách hàng và trong quan hệ nội bộ theo cẩm nang văn hóa Agribank; thực hiện nghiêm túc, đúng chế độ, đúng quy định về thời gian giải quyết cho vay, không gây phiền hà, sách nhiễu đối với khách hàng.
- Giao Người phụ trách trực tiếp (Trưởng phòng, Giám đốc phòng giao dịch) trách nhiệm quản lý sâu sát cán bộ tín dụng, thường xuyên giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ vi phạm.
- Tăng cường tập huấn, đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tác nghiệp và xử lý tình huống thực tế cho cán bộ tín dụng. Đồng thời, chỉ đạo các Chi nhánh loại II tổ chức cho cán bộ học tập, nghiên cứu các văn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản liên quan đến cho vay, bảo lãnh nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc và trình độ nghiệp vụ.
- Thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và trách nhiệm cho cán bộ, không để cán bộ vi phạm phẩm chất đạo đức, Nội quy, Quy chế của Agribank.