5. Kết cấu của đề tài
4.2.4. Giải pháp về công tác kiểm tra
- Tổ chức tổng rà soát chất lượng tín dụng, phân tích chi tiết đến từng khoản nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, nợ bán cho VAMC, làm rõ nguyên nhân phát sinh nợ xấu, thực trạng hoạt động kinh doanh, tài sản đảm bảo, tình hình tài chính, khả năng trả nợ... của khách hàng cá nhân.
- Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay ở các bước thuộc quy trình nghiệp vụ thông qua nhiều hình thức kiểm tra như: cán bộ tín dụng tự kiểm tra, kiểm tra chéo giữa cán bộ tín dụng này với cán bộ tín dụng khác; kiểm tra của lãnh đạo các chi nhánh Agribank loại 3, phòng Kế hoạch - Kinh doanh; kiểm tra của chuyên đề tín dụng và kiểm tra của phòng Kiểm tra - Kiểm soát nội bộ Agribank tỉnh nhằm phát hiện, ngăn chặn, chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, sai sót phát sinh trong hoạt động kinh doanh, ngăn ngừa khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích và hạn chế nợ xấu phát sinh; rà soát, chấn chỉnh kịp thời những sai sót phát hiện qua kiểm tra.
- Sau mỗi lần thanh tra, kiểm tra, tự kiểm tra, các chi nhánh và phòng chuyên đề phải có kế hoạch chỉnh sửa cụ thể, hạn chế phát sinh tồn tại mới và tránh sai sót lặp đi lặp lại. Nơi nào, đơn vị nào đã được các đoàn kiểm tra phát hiện, kiến nghị chỉnh sửa tồn tại mà không sửa hoặc sửa chữa mang tính hình thức, đối phó, sai sót cũ chưa sửa, sai sót mới lại phát sinh, thì những cán bộ có liên quan phải chịu trách nhiệm.