5. Kết cấu của đề tài
4.2.1. Giải pháp về chỉ đạo điều hành
- Chỉ đạo thực hiện kiên quyết, đồng bộ có hiệu quả hệ thống các giải pháp của Đề án “Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động cấp tín dụng đối với hộ gia đình và cá nhân giai đoạn 2016-2020”.
- Bám sát định hướng chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để đưa ra mục tiêu và giải pháp đầu tư tín dụng hợp lý cho từng năm và cả giai đoạn.
- Tăng trưởng, mở rộng phải đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, không nới lỏng điều kiện cho vay; chú trọng, tăng cường quản lý đối với hình thức cho vay theo quyết định 889 nhằm phòng ngừa rủi ro; hạn chế và không cho vay các lĩnh vực, ngành nghề có hệ số rủi ro cao, khách hàng cá nhân không hiệu quả, vay đời sống không có nguồn thu nhập ổn định; hạn chế tối đa việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, tài sản đảm bảo hình thành trong tương lai, tài sản đảm bảo của bên thứ ba, tài sản đảm bảo khó quản lý, nhanh giảm sút giá trị như: phương tiện giao thông cơ giới thuỷ, bộ, máy móc, thiết bị ...
- Tiếp tục chỉ đạo điều tra, rà soát, cập nhật kịp thời tình hình thị phần, thị trường tín dụng nông nghiệp, nông thôn; khai thác, sử dụng có hiệu quả hồ sơ kinh tế xã phường, coi đó là căn cứ xác định chiến lược thị trường, thị phần, chiến lược khách hàng.
- Tiếp tục duy trì, củng cố mối quan hệ với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, trưởng khu dân cư để nâng cao hiệu quả phối hợp hoạt động giữa các bên, đặc biệt là trong việc nắm bắt, tập hợp nhu cầu vay vốn, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, lãi tồn đọng và xử lý tài sản đảm bảo.
- Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ vay vốn, Ban chỉ đạo vay vốn phường, xã; tiếp tục tổ chức các cuộc họp dân, họp cán bộ chủ chốt để phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và của ngành Ngân hàng về chính sách tín dụng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội nói chung, nông nghiệp, nông thôn nói riêng kết hợp giới thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu, hình ảnh của Agribank.
- Phòng khách hàng Hộ sản xuất và cá nhân tại Agribank tỉnh và các phòng kế hoạch kinh doanh tại Chi nhánh loại III phải thường xuyên cập nhật các tài liệu về định mức kinh tế kỹ thuật cũng như các cơ chế chính sách liên quan đến khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; cập nhật về giá cả thị trường tại từng thời điểm trên các phương tiện thông tin đại chúng, bản tin hàng ngày... để trang bị thêm kiến thức chuyên ngành cho cán bộ tín dụng phục vụ cho công tác chuyên môn. Nghiên cứu biên soạn và phát hành Sổ tay tín dụng nội bộ.
- Các chi nhánh loại III, trên cơ sở kế hoạch được ngân hàng tỉnh giao, thực hiện việc giao khoán cụ thể đến các tập thể và từng cán bộ tín dụng các chỉ tiêu về huy động vốn và dư nợ cho vay.
- Phát động phong trào thi đua mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân gắn với việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ của Agribank trong tập thể cán bộ viên chức. Coi kết quả thực hiện
phong trào thi đua là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại cán bộ, đoàn viên; khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân đạt thành tích tốt.