Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 79 - 83)

5. Kết cấu của đề tài

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

3.4.2.1. Một số tồn tại, hạn chế

- Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2016-2018 có tăng về số tuyệt đối qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng dư nợ lại có xu hướng giảm xuống qua các năm. Cụ thể là giảm từ 21,4% năm 2016 xuống 14% năm 2017 và chỉ còn tốc độ tăng trưởng

4,3% vào năm 2018.

- Dư nợ cho vay những tháng đầu năm thường tăng trưởng chậm, không ổn định. Nhiều chi nhánh trên địa bàn các huyện có tốc độ tăng trưởng tín dụng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Một số chi nhánh có mức tăng trưởng dư nợ đạt thấp đặc biệt là các chi nhánh trên địa bàn thành phố Việt Trì.

- Trình độ năng lực của một bộ phận đội ngũ cán bộ tín dụng còn hạn chế, nhiều cán bộ làm việc theo lối mòn, thụ động; chất lượng kiểm soát của một số Lãnh đạo chuyên môn chưa tốt dẫn đến việc để xảy ra tồn tại, sai sót lặp đi lặp lại; cán bộ tín dụng trẻ thiếu kiến thức thực tế, thiết lập hồ sơ cho vay tùy tiện, không trên cơ sở kết quả thu thập thông tin về định mức kinh tế-kỹ thuật

để đánh giá, phân tích tính khả thi, hiệu quả của phương án/dự án; công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ tín dụng tại các Chi nhánh chưa thường xuyên, chất lượng chưa cao.

- Chất lượng đạo tạo, tập huấn của các chi nhánh loại II còn yếu, việc tự nghiên cứu học tập văn bản chế độ nghiệp vụ của cán bộ chưa được thực hiện thường xuyên, một bộ phận thiếu sự tự giác.

- Chất lượng công tác tự kiểm tra chuyên đề tín dụng tại các Chi nhánh còn hạn chế (số lượng khách hàng kiểm tra ít, nhiều tồn tại chưa được phát hiện, xử lý kịp thời, một số dạng sai sót lặp đi, lặp lại; có chi nhánh thực hiện kiểm tra hình thức, chiếu lệ).

- Qua kiểm tra, thanh tra phát hiện một số dạng tồn tại, sai sót trong việc thực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng: Chi nhánh tự xử lý tài sản bảo đảm không thông qua bán đấu giá trong trường hợp không thu đủ gốc lãi nợ vay; việc xây dựng phương án xử lý nợ xấu còn qua loa, đại khái; không thực hiện đúng quy định về tần xuất kiểm tra sau cho vay, nội dung kiểm tra sau cho vay chưa đầy đủ; thiếu hóa đơn chứng từ chứng minh mục đích vay vốn; nhiều khách hàng sử dụng tiền vay không đúng mục đích; chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ chưa khách quan, chính xác, đặc biệt là chấm các tiêu chí định tính; định giá tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất thiếu căn cứ; không thực hiện việc xác định lại giá trị tài sản đảm bảo hàng năm theo quy định, đặc biệt là đối với nợ xấu và nợ ngoại bảng.

3.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế * Về phía ngân hàng

- Việc chỉ đạo điều tra, phân tích, xây dựng chiến lược khách hàng, thị phần, thị trường nông nghiệp, nông thôn tại một số chi nhánh chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức.

- Một số chi nhánh chưa gắn kết có hiệu quả với các tổ chức chính trị-xã hội tại địa phương để tuyên truyền, hướng dẫn các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thể lệ chế độ cho vay của ngân hàng tới từng hộ dân.

- Nhiều chi nhánh chưa kiên quyết, chủ động tìm ra các biện pháp xử lý nợ xấu. Còn có trường hợp cán bộ tín dụng thực hiện không đầy đủ quy trình nghiệp vụ, có biểu hiện vi phạm phẩm chất phải xử lý kỷ luật.

- Nhiều cán bộ tín dụng có độ tuổi bình quân cao nên hạn chế về kỹ năng tính toán số liệu, thao tác trên máy tính. Một số cán bộ phong cách làm việc quan liêu, tâm lý nặng nề lo lắng trách nhiệm khi rủi ro xảy ra, ngại khó, ngại khổ nên không muốn mở rộng cho vay; một bộ phận cán bộ tín dụng ý thức chưa cao, chưa tự giác học tập, nghiên cứu nắm bắt các văn bản chế độ để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật và kiến thức chuyên ngành, làm việc theo kiểu lối mòn, cảm tính, tồn tại, sai sót nhiều, năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động thấp.

- Việc mở rộng tín dụng vào đối tượng khách hàng là hộ gia đình và cá nhân của Ngân hàng chính sách xã hội và sự cạnh tranh gay gắt thị phần, thị trường nông nghiệp, nông thôn của các Ngân hàng thương mại cổ phần trong tỉnh làm cho thị phần, thị trường của Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ bị chia sẻ mạnh.

- Số lượng báo cáo quá nhiều, có lúc chồng chéo, nhiều báo cáo phải làm thủ công chi tiết đến từng khách hàng vay, làm phát sinh khối lượng công việc lớn, gây khó khăn cho việc chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện ở cơ sở.

* Về phía khách hàng

- Trình độ, công nghệ, kỹ thuật sản xuất của cá nhân, hộ gia đình chưa cao làm hạn chế đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng.

- Khả năng tài chính của đại bộ phận khách hàng vay là cá nhân, hộ gia đình còn rất hạn hẹp, dễ bị tác động, ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường bên ngoài. Một số khách hàng vay vốn để phát triển kinh tế, nhưng thiếu kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn, nên không đạt được kết quả mong muốn, khi tổn thất xảy ra, nguồn trả nợ ngân hàng gặp khó khăn.

* Về sự phối hợp các cấp ngành, chính quyền địa phương

- Một số nơi, có thời điểm cấp ủy Đảng, chính quyền xã, phường chưa vào cuộc với ngân hàng trong việc triển khai cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Sự phối hợp của các ngành, các cấp nhằm hỗ trợ hộ nông dân trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chưa đạt được kết quả mong muốn; công tác quy hoạch, hỗ trợ hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, có quy mô lớn, với những sản phẩm có năng suất, chất lượng cao nói chung, các chương trình kinh tế nông nghiệp trọng điểm của tỉnh nói riêng chưa thật đồng bộ và còn nhiều hạn chế.

- Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở một số địa phương còn chậm, hạn chế các quyền của người sử dụng đất, trong đó có quyền thế chấp để vay vốn ngân hàng; chủ trương dồn điền, đổi thửa để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo ra các điều kiện thuận lợi để áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào sản xuất làm chưa tốt, chưa thu hút được vốn đầu tư.

Chương 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

4.1. Định hướng, mục tiêu tăng cường cho vay khách hàng cá nhân của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)