5. Kết cấu của đề tài
3.4.1. Những kết quả đạt được
- Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân có xu hướng tăng lên qua các năm trong giai đoạn 2016-2018. Năm 2016, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt 10.207 tỷ đồng. Năm 2017, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt 11.636 tỷ đồng, tăng 1.429 tỷ đồng ứng với tăng 14,0% so với năm 2016. Năm 2018, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt 12.140 tỷ đồng, tăng 504 tỷ đồng ứng với tăng 4,3% so với năm 2017.
- Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Chi nhánh, trung bình chiếm 89,3%. Trong khi đó, dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp chỉ chiếm trung bình 11,7%.
- Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ có tốc độ tăng trưởng dương qua các năm. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đạt 21,4%. Tốc độ tăng trưởng năm 2017 và 2018 lần lượt là 14% và 4,3%.
- Quy mô khách hàng cá nhân có xu hướng tăng lên qua các năm, từ 81.765 khách hàng năm 2016 lên 88.125 khách hàng năm 2017 và đạt 92.464 khách hàng năm 2018.
- Nội dung cho vay đa dạng, từ vay sản xuất kinh doanh; vay xây dựng, sửa chữa và mua nhà ở; bất động sản đến mua sắm phương tiện đi lại; xuất khẩu lao động; học tập và khám chữa bệnh; mua thiết bị nội thất gia đình và đồ dùng gia dụng; cho vay để đáp ứng các nhu cầu chi phí cho hoạt động văn hóa thể thao, du lịch của cá nhân.
- Tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân trong giai đoạn 2016-2018 thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ Chi nhánh và có xu hướng giảm xuống qua các năm, từ 0,71% năm 2016 xuống còn 0,55% năm 2018.
- Chủ động triển khai có hiệu quả các chính sách tín dụng của Agribank đến khách hàng, tiếp tục ưu tiên, tập trung vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là khách hàng cá nhân, hộ gia đình.
- Chủ động đáp ứng nhu cầu vốn vay trung, dài hạn để tăng năng lực sản xuất và thỏa mãn các nhu cầu đời sống cho khách hàng, đặc biệt là cá nhân, hộ gia đình khu vực nông thôn. Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn cũng có xu hướng tăng lên qua các năm, từ 62,4% năm 2016 lên 67% năm 2018.
- Tiếp tục duy trì, củng cố mối quan hệ với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, trưởng khu dân cư; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo vay vốn các xã, phường và các Tổ vay vốn để nâng cao hiệu quả
phối hợp hoạt động giữa các bên, đặc biệt là trong việc nắm bắt, tập hợp nhu cầu vay vốn, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, lãi tồn đọng, nợ đã xử lý rủi ro và xử lý tài sản bảo đảm; kịp thời chi trả hoa hồng dịch vụ trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động của các Ban chỉ đạo và các tổ vay vốn.
- Bám sát định hướng, các chỉ tiêu kế hoạch Agribank giao; các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương để mở rộng tín dụng theo hướng an toàn, bền vững, không nới lỏng điều kiện cho vay; tăng cường quản lý đối với hình thức cho vay thấu chi, cho vay không có bảo đảm bằng tài sản (bao gồm cả cho vay đối với cán bộ Agribank); tiếp tục hạn chế cho vay các lĩnh vực, ngành nghề nhiều rủi ro, các hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh kém hiệu quả; hạn chế nhận tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai, tài sản bảo đảm của bên thứ ba, tài sản bảo đảm khó quản lý, nhanh giảm sút giá trị.