5. Kết cấu của đề tài
4.2.2. Giải pháp về tăng trưởng tín dụng
- Khảo sát, đánh giá, lựa chọn khách hàng, ngành nghề đầu tư để có chính sách tín dụng phù hợp; tiếp tục ưu tiên vốn cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nông nghiệp nông thôn. Đồng thời mở rộng cho vay các đối tượng, lĩnh vực khác, giám sát chặt chẽ việc cho vay các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro (bất động sản, dự án có thời gian thu hồi vốn dài).
- Mở rộng đối tượng đầu tư, cho vay mô hình chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật cao.
- Đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng mới, giữ ổn định khách hàng tốt hiện có, chọn lọc khách hàng để mở rộng tăng trưởng tín dụng có hiệu quả, giữ vững thị phần cho vay, đảm bảo tăng trưởng đều giữa các quý trong năm và phù hợp với cân đối vốn.
- Đẩy mạnh việc cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 55. Tích cực triển khai cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ (Quyết định 889), thông qua đó thực hiện việc cải tiến, đơn giản bớt hồ sơ, thủ tục vay vốn cho khách hàng và giảm tải cường độ lao động cho cán bộ tín dụng.
- Chủ động tìm kiếm, tiếp cận khách hàng trên địa bàn quản lý để mở rộng tín dụng; giao chỉ tiêu khai thác khách hàng mới, chỉ tiêu về tăng trưởng dư nợ đến từng cán bộ tín dụng, từng bộ phận có liên quan; có cơ chế khen thưởng xứng đáng cho các cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong tăng trưởng tín dụng, đồng thời trừ điểm thi đua đối với những cá nhân, tập thể không hoàn thành nhiệm vụ.
- Kịp thời triển khai các chương trình cho vay, gói sản phẩm ưu đãi đối với khách hàng phù hợp với cân đối vốn và tình hình thực tế từng thời kỳ để đảm bảo khả năng cạnh tranh của Agribank.
- Tiếp tục đổi mới phong cách làm việc: phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo, thái độ chân thành cởi mở; xử lý công việc nhanh chóng, chính xác, tạo thiện cảm đối với khách hàng. Xây dựng, thực hiện chính sách thu hút khách hàng mới, giữ khách hàng cũ thông qua việc áp dụng linh hoạt lãi suất cho vay, phí, các sản phẩm tín dụng mới, các gói cho vay ưu đãi lãi suất.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cho vay qua tổ nhằm giảm áp lực cho cán bộ tín dụng, kế toán; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá các tiêu chí về hoạt động tín dụng như: tỷ lệ lãi thực thu, tỷ lệ nợ xấu, tốc độ tăng trưởng dư nợ để xác định hiệu quả hoạt động của các tổ vay vốn và làm căn cứ chi trả hoa hồng; Thường xuyên củng cố mối quan hệ với cấp ủy, chính quyền địa phương, trưởng khu dân cư; yêu cầu cán bộ tín dụng đầu tháng phải báo cáo với Ban chỉ đạo vay vốn về tình hình đầu tư tín dụng tại địa bàn và cung cấp cho trưởng khu dân cư thông tin về nợ xấu, nợ quá hạn, lãi tồn đọng, nợ đến hạn để cùng phối hợp giải quyết.