Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn (Trang 37 - 39)

5. Bố cục luận văn

1.3.2. Các yếu tố chủ quan

Nguồn nhân lực

Sự phát triển của bất kỳ tổ chức nào luôn gắn liền với đội ngũ nhân viên và họ luôn là nhân tố quan trọng quyết định chất lương công việc thực hiện. Nếu nhân viên có năng lực và đáng tin cậy, nhiều quá trình quản trị rủi ro có thể không cần thực hiện mà vẫn đảm bảo được các mục tiêu đề ra của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, mặc dù ngân hàng có thiết kế và vận hành các chính sách và thủ tục quản trị, kiểm soát rủi ro chặt chẽ nhưng đối với đội ngũ nhân viên kém năng lực trong công việc và thiếu trung thực về phẩm chất đạo đức thì công tác quản trị rủi ro tín dụng cũng không thể phát huy hiệu quả.

Như vậy, năng lực và đạo đức của cán bộ nhân viên ngân hàng sẽ có tác động trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Nếu đội ngũ cán bộ trung thực có năng lực tốt thì hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng sẽ đạt hiệu quả cao và ngược lại.

Sự phối hợp giữa các phòng ban

Công tác quản trị rủi ro tín dụng gồm rất nhiều công việc liên quan đến các phòng ban khác nhau tại ngân hàng thương mại. Quản trị rủi ro tín dụng muốn đạt hiệu quả thì tất cả công việc từ khâu nhận hồ sơ, tiếp xúc khách hàng đến thậm định và thanh toán hợp đồng tín dụng phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ với nhau.

Do mỗi công việc được phân công cho một bộ phận một cán bộ chuyên trách thực hiện nên đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận này để thông tin được đảm bảo thông suốt và chia sẻ trong toàn hệ thống. Các bộ phận càng phối hợp chặt chẽ thì các thông tin càng đảm bảo độ chính xác và công tác quản trị rủi ro tín dụng cũng đạt hiệu quả cao.

Công tác thẩm định

Trong công tác xét duyệt hồ sơ tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng thì công tác thẩm định đóng vai trò quan trọng để hoạt động quản trị rủi ro đạt hiệu quả.

Công tác thẩm định đảm bảo chất lương, tuân thủ đúng các quy định của ngân hàng thì sẽ đánh giá chính xác năng lực khách hàng về khả năng tài chính, tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ... từ đó ngân hàng sẽ có các biện pháp cho vay hợp lý hay có những quyết định cấp tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng đảm bảo mức rủi ro thấp nhất.

Công tác thẩm định của ngân hàng có chất lượng càng cao, đội ngũ thẩm định viên càng có năng lực trình độ tốt thì hoạt động quản trị rủi ro tín dụng càng đạt hiệu quả.

Chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Nếu chính sách các chính sách tín dụng được ban lãnh đạo ngân hàng quy định chặt chẽ, phù hợp với điều kiện, tình hình hoạt động của ngân hàng thì hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)