5. Bố cục luận văn
3.3.1. Kết quả đạt được
Quy trình quản trị rủi ro tín dụng: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn khá hoàn thiện, tuân theo hướng dẫn của Hội sở nên giúp chi nhánh hạn chế được nhiều tổn thất do rủi ro phát sinh
Công tác thu thập thông tin tín dụng: Các báo cáo thông tin tín dụng được thu thập tại Chi nhánh không ngừng gia tăng qua các năm. Đây là tiền để đề chi nhánh làm tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng.
Công tác phân tích thông tin:Căn cứ để phân tích thông tin tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn khá chi tiết, cụ thể. Mỗi khách hàng phát sinh quan hệ tín dụng với chi nhánh, đều được áp dụng cách thức phân tích phù hợp, xây dựng dựa vào tình hình thức tế của khách hàng.
Công tácphát hiện rủi ro tín dụng: Chi nhánh đã đa dạng các cách thức nhận diện rủi ro gồm: nhận diện thông qua các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng; các dấu hiệu về trình độ quản lý và tổ chức của khách hàng; các dấu hiệu về tình hình kinh doanh, mức thu nhập của khách hàng và dấu hiệu liên quan đến tình hình nộp báo cáo tài chính của khách hàng. Nhờ vậy, công tác quản trị RR tín dụng của chi nhánh ngày càng hoàn thiện.
Công tác xử lý rủi ro tín dụng: công tác xử lýrủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn được thực hiện khá phù hợp với điều kiện kinh doanh cũng như phù hợp với từng nhóm khách hàng. Tuy mức độ nghiêm trọng của từng loại rủi ro tín dụng của từng khách hàng mà Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đưa ra những hình thức xử lý cụ thể. Các biện pháp xử lý rủi ro tín dụng được áp dụng khá linh hoạt, coi trọng những cách thức xử lý mang lại hiệu quả thu hồi nợ cao.