5. Bố cục luận văn
4.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và NHNN Việt Nam chi nhánh
Trong quản lý vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra các khung lãi suất hợp lý để ổn định và phát triển kinh tế. Mặt khác cũng cần đưa ra các chế tài xử phạt để răn đe những Ngân hàng thương mại có ý vượt rào lãi suất nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở bảo đảm bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng. Đặc biệt thủ tục pháp lý trong việc các Ngân hàng thương mại tự xử lý tài sản đảm bảo khi khách hàng không trả được nợ vay.
Tiếp tục hoàn thiện quy trình cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng xử lý rủi ro một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn nhằm mục hạn chế rủi ro các Ngân hàng thương mại.
Tăng cường các biện pháp quản lý tín dụng của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Ngăn chặn các hành vi như hạ thấp các tiêu chuẩn tín dụng để tranh dành khách hàng. Những sai sót, vi phạm quy chế phải được xử lý nghiêm túc, kịp thời. Đồng thời NHNN cần bổ sung các cơ chế, biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu lực trong việc chấp hành cơ chế, quy trình tín dụng, các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài phải thực hiện một cơ chế tín dụng chung do NHNN ban hành.
Tăng cường hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng cụ thể, thông tin tín dụng phải đầy đủ, cập nhật kịp thời và chính xác…Mặt khác, NHNN cần chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị hệ thống tạo thuận lợi cho các NHTM khai thác thông tin kịp thời, chính xác phục vụ công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Tăng cường thanh tra hoạt động tín dụng của các Ngân hàng: Hiện nay công tác thanh tra hoạt động tín dụng của NHNN chưa thực hiện thường xuyên và thời gian thanh tra còn ngắn vì thế trong thời gian tới NHNN nên thực hiện thanh tra thường xuyên và thời gian đủ dài để kịp thời phát hiện các sai sót nhằm chỉ đạo, phòng ngừa, chỉnh sửa và khắc phục triệt để.
Ngân hàng Nhà nước cần phải phối hợp với Bộ tài chính hoàn thiện và ban hành hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Xây dựng và hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro, quản lý tài sản nợ và tài sản có, quản trị vốn và đầu tư… trong các tổ chức tín dụng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Xây dựng cách thức phân tích tài chính của các tổ chức tín dụng phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Ngân hàng Nhà nước cần phải phối hợp với các Ban, Ngành xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành để làm tiêu chuẩn cho kết quả phân tích đánh giá khách hàng được đúng đắn nhất, từ đó giảm thiểu rủi ro tín dụng.