5. Bố cục luận văn
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụngtại Ngân hàng Nông
3.3.1. Các yếu tố khách quan
Cơ chế chính sách
Hiện nay, cơ chế chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng còn nhiều hạn chế. Các quy định về cho vay, bảo đảm tiền vay, xử lý nợ xấu…chưa hoàn thiện, còn nhiều vấn đề chưa phù hợp với thực tế, hay thay đổi. Mặt khác, sự phối hợp giữa các Ngân hàng và các Bộ tư pháp, Bộ tài nguyên môi trường…chưa thực sự nhịp nhàng.
Việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay là nguồn thu cuối cùng đảm bảo cho các Agribank chi nhánh Bắc Kạn thu nợ. Tuy nhiên, quy trình xử lý tài sản là giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất còn rắc rối, tài sản đã thế chấp nhưng Chi nhánh không thể định đoạt được mà phải khởi kiện ra tòa và thực hiện thi hành án. Luật doanh nghiệp Nhà nước chỉ mới quy định doanh nghiệp được dùng tài sản Nhà nước để thế chấp nhưng việc xử lý tài sản để thu hồi nợ khi doanh nghiệp không trả nợ vay được thì lại không quy định.
Bên cạnh đó, các văn bản luật được ban hành chưa có vai trò định hướng cho lĩnh vực quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại nói chung và tại Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn nói riêng, chưa phân định rõ vai trò của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc, dẫn tới có sự không rõ ràng giữa chức năng kiểm toán nội bộ với chức năng kiểm soát điều hành trong các ngân hàng thương mại. Từ đây dẫn đến Bộ phận kiểm soát rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại nói chung và Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn nói riêng chưa có cơ sở để hoạt động. Như vậy, do thiếu cơ sở pháp lý của hoạt động quản lýrủi ro tín dụng và hạn chế về cơ chế chính sách nên hoạt động quản lýrủi ro tín dụng tại Chi nhánh được tiến hành chưa hiệu quả.
Môi trường kinh tế
Nền kinh tế của nước ta trong những năm gần đây có nhiều biến động, giá xăng dầu, giá vàng, tỷ giá ngoại tệ trong nước và thế giới biến động bất thường, đặc biệt việc Trung Quốc đặt trái phép dàn khoan hải dương 981 trong vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế của cả nước. Năm 2016 kinh tế nước ta chịu tác động từ những yếu tố kinh tế chính trị ở khu vực và thế giới như: kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm hơn so với dự báo; tăng trưởng thương mại đạt mức thấp; vấn đề Brexit; giá dầu thô và nông sản giảm mạnh; cùng với hạn hán, thiên tai do biến đổi của khí hậu;… Song kinh tế Việt Nam vẫn phát triển ổn định, các mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản đạt được: GDP năm 2016 ước tăng trưởng 6,21%, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát (4,74%).
Mặt khác, Việt nam đã ký hiệp định TPP đã mở ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội phát triển kinh doanh. Những chỉ tiêu kinh tế như trên là tín hiệu đáng mừng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nói chung và Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Nhờ những phát triển về mặt kinh tế này, Chi nhánh có thể đẩy mạnh các hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng. Hoạt động tín dụng mở rộng, chi nhánh cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản lýrủi ro tín dụng do tín dung gia tăng sẽ kéo theorủi ro tín dụng tăng lên.
Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế, từ đó tác động đến tình hình kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Hiện nay, môi trường tự nhiên nước ta nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng nhiều biến đổi: nắng nóng, mưa bão; lũ lụt; biến đổi khí hậu…Từ đây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp cũng như các hộ kinh doanh trang trại trên địa bàn. Kinh doanh không hiệu quả khiến khả năng thanh toán nợ khi đến hạn của khách hàng giảm sút và ảnh hưởng đến công tác quản trị RRTD của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn thời gian qua.
Thị trường tài chính
Hiện tại, thị trường tài chính nước ta phát triển chưa đầy đủ và lành mạnh.Các thông tin trên thị trường tài chính thiếu độ tin cậy và chính xác.Từ đó
khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường tài chính. Tín dụng ngân hàng trở thành kênh huy động vốn duy nhất của các doanh nghiệp, từ đó việc quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại nói chung và Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn nói riêng gặp nhiều khó khăn và các khoản tín dụng trung và dài hạn gia tăng.
3.3.2. Các yếu tố chủ quan
3.3.2.1 Đặc điểm đối tượng khảo sát
Về giới tính
Phân tích đặc điểm đối tượng khảo sát về giới tính, tác giả tổng hợp được bảng số liệu như sau:
Bảng 3.12: Đặc điểm giới tính đối tượng khảo sát
Số lượng Tỷ trọng
Valid
Nam 42 42
Nữ 58 58
Tổng cộng 100 100.0
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Trong 100 cán bộ tham gia khảo sát có 42 đối tượng cán bộ nam chiếm 42% và 58 cán bộ nữ chiếm 58%. Như vậy, có sự chênh lệch chút ít giữa cán bộ nam và cán bộ nữ đang công tác tại Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn, song về cơ bản cơ cấu cán bộ về giới tính phù hợp với ngành nghề kinh doanh ngân hàng.
Về độ tuổi
Về độ tuổi, cán bộ được khảo sát trong nhiều nhóm tuổi khác nhau song nhìn chung có nhiều kinh nghiệm công tác, cụ thể như sau:
Bảng 3.13: Đặc điểm độ tuổi của đối tượng khảo sát
Số lượng Tỷ trọng Valid Dưới 30 4 4 31-45 62 62 46-50 34 34 Tổng cộng 100 100.0
Nguồn: Khảo sát của tác giả
45 tuổi chiếm tỷ trọng nhiều nhất, đây là nhóm cán bộ chủ lực của chi nhánh khi được trang bị đầy đủ kỹ năng công việc và kinh nghiệm công tác.
Về thu nhập
Mức thu nhập của nhân viên ngành ngân hàng về cơ bản cao hơn nhân viên các ngành nghề khác. Tại Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn, mức lương tối thiểu của nhân viên chi nhánh là 5 triệu đồng/tháng, số cán bộ nhân mức lương này khá ít. Các mức lương phổ biến của nhân viên chi nhánh như sau:
Bảng 3.14: Đặc điểm về thu nhập của đối tượng khảo sát
Frequency Percent Valid Dưới 9 triệu 30 30 9-12 triệu 41 41 12-15 triệu 14 14 Trên 15 triệu 15 15 Tổng cộng 100 100.0
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Theo kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn cán bộ Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn nhận mức thu nhập từ 9-12 triệu đồng chiếm 41%; Mức thu nhập dưới 9 triệu đồng có 30cán bộ chiếm 30%; có 14 cán bộ nhận thu nhập hàng tháng từ 12-15 triệu đòng tương ứng 14%. Số cán bộ có thu nhập cao trên 15 triệu đồng chiếm 15% (tương ứng 15 cán bộ). Như vậy, về cơ bản, mức thu nhập của cán bộ được khảo sát khá cao, đáp ứng được nhu cầu cá nhân và gia đình cán bộ nhân viên.
Về trình độ
Trình độ đội ngũ cán bộ được khảo sát phần lớn là đại học và trên đại học, số lượng cán bộ trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ lệ thấp hơn, cụ thể như sau:
Bảng 3.15: Đặc điểm về thu nhập của đối tượng khảo sát
Số lượng Tỷ trọng Valid Trên đại học 17 17 Đại học 48 48 Cao đẳng- Trung cấp 35 35 Tổng cộng 100 100.0
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Số lượng cán bộ trình độ trên đại học chiếm 17%, tương ứng 17 cán bộ; cán bộ trình độ đại học chiếm tỷ trọng chủ yếu với 48 cán bộ, tương ứng chiếm 48%;
cán bộ có trình độ cao đẳng - trung cấp chiếm 35% với 35 cán bộ. Đội ngũ cán bộ trình độ cao đẳng - trung cấp tại Chi nhánh đang tiếp tục được đào tạo nâng cao trình độ và nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng tốt nhất các nhiệm vụ được giao tại Chi nhánh.
3.3.2.2 Phân tích nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến quản trị RRTD tại Chi nhánh
Nguồn nhân lực
Hiện tại, Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn chưa có bộ phận chuyên trách đảm nhận công tác quản trị rủi ro tín dụng, Hoạt động này được do nhiều phòng ban cùng thực hiện: Phòng thẩm định và quản lý tín dụng; Phòng tài chính kế toán; Phòng tín dụng; Phòng điện toán (CN thông tin), trong đó, mỗi phòng ban sẽ cử một vài cán bộ đảm nhận những nhiệm cụ nhất định trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng. Số lượng nhân sự thực hiện công tác này tại Chi nhánh như sau:
Bảng 3.16: Thông tin về nguồn nhân lực thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số lượng khách hàng phát
sinh quan hệ TD 1235 1324 1589 1731
Số lượng cán bộ 6 6 7 7
Bình quân 1 cán bộ quản lý
số khách hàng 206 221 227 247
(Nguồn: Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn và tổng hợp của tác giả)
Nhận thấy, số lương khách hàng có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh khá lớn song số lượng cán bộ quản lý rủi ro tín dụngít không tương xứng với quy mô khách hàng. Năm 2014, một cán bộ tín dụng quản lý 206 khách hàng, năm 2015, một cán bộ quản lý 221 khách hàng và năm 2016, bình quân một cán bộ phải quản lý 227 khách hàng. Sang năm 2017, 1 cán bộ tín dụng phải quản lý 247 khách hàng.Khi một khách hàng đến đặt quan hệ vay vốn với Chi nhánh, thì cán bộ quản lý rủi ro tín dụng thuộc phòng tín dụng có nhiệm vụ kiểm tra, rà soát toàn bộ các thông tin về khách hàng, các giấy tờ như: Giấy đề nghị vay vốn; dự án, phương án sản xuất kinh
giấy tờ về tài sản đảm bảo …Như vậy, khối lượng công việc của một cán bộ tín dụng là rất lớn.
Việc quản lý một số lượng khách lớn sẽ khiến công việc của cán bộ tăng lên gấp nhiều lần. Tình trạng này dẫn đến, cán bộ đôi khi không nắm hết thông tin khách hàng, khi thẩm định sẽ không chặt chẽ. Mặt khác, khi Trưởng phòng phê duyệt cũng không có đủ thời gian để thẩm định lại khách hàng và dẫn đến rủi ro phát sinh.
Bảng 3.17: Trình độ nguồn nhân lực tại Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Trình độ nguồn nhân lực
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số lượng (cán bộ) Tỷ trọng (%) Số lượng (cán bộ) Tỷ trọng (%) Số lượng (cán bộ) Tỷ trọng (%) Số lượng (cán bộ) Tỷ trọng (%) Sau đại học 1 16,67 2 33,33 2 28,57 2 28,57 Đại học 4 66,67 3 50,00 4 57,14 4 57,14 Cao đẳng 1 16,67 1 16,67 1 14,29 1 14,29 Tổng cộng 6 100,00 6 100,00 7 100,00 7 100,00
(Nguồn: Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn và tổng hợp của tác giả)
Nhận thấy, trình độ nguồn nhân lực tại Agribank chi nhánh Bắc Kạn khá cao chủ yếu nhân lực có trình độ đại học và sau đại học.Nguồn nhân lực trình độ cao đẳng chỉ chiếm tỷ trọng thấp. Bên cạnh đó, qua các năm trình độ nguồn nhân lực tại Chi nhánh đang thay đổi theo hướng tăng dần nhân lực chất lượng cao và giảm số lượng nhân lực ở trình độ thấp nhờ nỗ lực không ngừng học tập, rèn luyện. Điều này sẽ có những tác động tích cực đến hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh thời gian tới.
Bảng 3.18: Khảo sát về nguồn nhân lực tại Agribank chi nhánh Bắc Kạn
Yến tố Câu hỏi khảo sát Điểm
trung bình
Nguồn nhân lực
Nhân viên ngân hàng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt 3,56 Nhân viên ngân hàng thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong
công việc 2,87
Công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên ngân
hàng được thực hiện tốt 3,15 Nhân viên thể hiện đạo đức nghề nghiệp và tính trung thực
cao trong công việc 3,11
(Nguồn: Kết quả điều tra,tính toán của tác giả)
Theo kết quả đánh giá, nhân viên Agribank chi nhánh Bắc Kạn có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt song trình độ của cán bộ chưa đồng đều, một vài cán bộ hạn chế về khả năng thẩm định, trình độ phân tích tài chính còn thiếu sót, chưa hiểu rõ về mục đích vay vốn các đối tượng…. Một số cán bộ Chi nhánh lại hạn chế về kiến thức hạch toán kế toán. Do đó, không phát hiện ra các bút toán hạch toán nhằm che dấu các khoản lỗ của doanh nghiệp, từ đó phát sinh rủi ro tín dụng. Những hạn chế này xuất phát từ công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên Chi nhánh chưa được thực hiện tốt. Thẻ hiện khi nội dung khảo sát “Công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên ngân hàng được thực hiện tốt” chỉ đạt 3,15 điểm.
Mặt khác, khi đánh giá về đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm của cán bộ chi nhánh, tác giả cũng không nhận được kết quả cao. Nhân viên chi nhánh chưa tự giác thực hiện đúng các yêu cầu của các biện pháp quản lýrủi ro tín dụng, đôi khi còn cố ý làm sai hồ sơ tín dụng cho khách hàng để theo đuổi doanh số tín dụng và chỉ tiêu kế hoạch do cấp trên giao.
Công tác thẩm định
Công tác thẩm định là hoạt động chính giúp Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn thực hiện tốt công tác quản lýrủi ro tín dụngkhi cấp tín dụng cho khách hàng. Công tác này nhằm đánh giá năng lực khách hàng giúp sàng lọc, loại bỏ những khách hàng chất lượng kém khỏi danh sách cấp tín dụng của Chi nhánh. Hiện tại,
Bảng 3.19: Nội dung thẩm định khách hàng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Các bước Nội dung
Bước 1 Thẩm định năng lực pháp lý khách hàng Bước 2 Thẩm định năng lực tài chính khách hàng Bước 3 Thẩm định phương án kinh doanh
Bước 4 Thẩm định dự án đầu tư
Bước 5 Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay
(Nguồn: Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn và tổng hợp của tác giả)
Nhận thấy, công tác thẩm định của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn gồm các nhiệm vụ: thẩm định năng lực pháp lý khách hàng; Thẩm định năng lực tài chính khách hàng; Thẩm định phương án kinh doanh; Thẩm định dự án đầu tư; Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay. Công tác thẩm định được cán bộ chi nhánh thực hiện đúng theo những quy định hướng dẫn của Hội sở nên kiểm soát được chặt chẽ những rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, do trong công tác đánh giá, thẩm định, cán bộ Chi nhánh chỉ dựa vào những thông tin khách hàng cung cấp trong hồ sơ vay vốn mà không thực hiện khảo sát thực địa để đối chiếu thông tin nên công tác thẩm định không đạt hiệu quả cao. Chi nhánh không kiểm soát được mức độ chính xác của thông tin mà khách hàng cung cấp.Điều này khiến hoạt động quản lý RRTD chưa đạt hiệu quả cao.
Bảng 3.20: Kết quả khảo sát nhân viên ngân hàng về chất lượng công tác thẩm định tín dụng
Nhân tố Câu hỏi khảo sát Điểm trung bình
Công tác thẩm định
Công tác thẩm định được thực hiện đầy đủ ở tất
cả các nội dung 3,54
Quy trình thẩm định là chặt chẽ 3,10 Công tác đánh giá, thẩm định tài sản được thực
hiện tốt 3,09
Kết quả thẩm định, đánh giá tài sản là chính xác 3,21
Nhìn chung, công tác thẩm định tại Chi nhánh không được đánh giá cao, hầu hết các nội dung khảo sát chỉ đạt mức trung bình. Trong đó, số điểm đánh giá thấp nhất là nội dung công tác đánh giá, thẩm định tài sản được thực hiện tốt với 3,09 điểm. Theo ý kiến phản hồi của cán bộ nhân viên tại Chi nhánh, do Chi nhánh chưa có cán bộ, chuyên gia thực hiện công tác định giá tài sản đảm bảo của khách hàng nên Chi nhánh phải thuê đơn vị thứ 3 thực hiện định giá. Vì vậy, Chi nhánh không kiểm soát được chất lượng cũng như hiệu quả của công tác thẩm định tài sản của khách hàng. Đây cũng là nguyên nhân khiến nội dung kết quả thẩm định, đánh giá tài sản là chính xác chỉ đạt 3,21 điểm.
Bên cạnh đó, do cán bộ chi nhánh không thực hiện thu thập thông tin ngoài thực địa mà chỉ căn cứ vào các thông tin trong hồ sơ khách hàng cung cấp để thực hiện đánh giá, thẩm định năng lực khách hàng nên công tác thẩm định tại Chi nhánh