Hoàn thiện công tác xử lýrủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn (Trang 98 - 100)

5. Bố cục luận văn

4.2.4. Hoàn thiện công tác xử lýrủi ro tín dụng

Cơ sở hình thành giải pháp

Hiện nay các biện pháp xử lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh đang thiếu tính đa dạng, sự dứt khoát trong việc xử lý rủi ro còn hạn chế vì nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan.

Mục đích giải pháp

Đa dạng hóa các hình thức, cách thức, biện pháp xử lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, nhằm hỗ trợ công tác xử lý rủi ro mang lại hiệu quả tốt hơn.

Nội dung giải pháp

Cán bộ Chi nhánh cần tăng cường giám sát mục đích sử dụng vốn vay và các luồng tiền thanh toán của khác hàng bằng cách hạn chế cho vay tiền mặt, chỉ cho vay những khoản bắt buộc như tiền lương, vật tư nhỏ lẻ, đối với vật liệu chính như sắt thép, xi măng… yêu cầu khách hàng vay chuyển khoản, trả thẳng cho người thụ hưởng.

Bên cạnh việc kiểm tra vốn vay, cán bộ Chi nhánh cần quan tâm đến nguồn tiền thanh toán của khách hàng, yêu cầu khách hàng vận động đối tác mua bán mở tài khoản tại Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn để thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản tại Chi nhánh không cho rút tiền mặt. Cán bộ tín dụng nên giám sát tiền gửi của khách hàng, tránh trường hợp tiền thanh toán về khách hàng không trả nợ mà sử dụng vào việc khác, khi nợ đến hạn không có khả năng trả nợ. Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn nên áp dụng biện pháp thế chấp nguồn thu và quản lý nguồn thu như là một biện pháp đảm bảo tiền vay, hình thức cho vay có đảm bảo tài sản là nguồn thu.

Trong quá trình giám sát vốn vay, Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn cần có những biện pháp cụ thể để hạn chế tối đa những thiệt hại do khách hàng có những khó khăn về tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh. Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn cần phân tích nguyên nhân nợ quá hạn của từng khách hàng, từ đó có biện pháp tháo gỡ. Đối với những khách hàng có nợ quá hạn có tính chất tạm thời, hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, Chi nhánh cần xem xét khả năng trả nợ và phương án sản xuất kinh doanh trong thời gian tới để quyết định cho vay, việc cho vay bảo đảm thu hồi vốn, giúp khách hàng vượt qua khó khăn và có biện

hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ, căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh và ngành nghề kinh doanh, khách hàng chứng minh được khả năng trả được nợ thì Chi nhánh sẽ kéo dài kỳ hạn, điều chỉnh kỳ hạn hay thậm chí hủy bỏ việc trả nợ gốc trong một khoản thời gian. Đồng thời, Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn cần đưa khách hàng vào diện giám sát đặc biệt, cán bộ tín dụng cần phải giám sát chặt chẽ các khoản nợ và hoạt động của khách hàng sau khi cơ cấu.

Đối với khách hàng khó khăn tài chính, kinh doanh thua lỗ, khó khắc phục, Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn cần đưa ra giải pháp khắc phục lỗ, tư vấn và giám sát khách hàng, đề nghị khách hàng đưa ra lộ trình khắc phục với thời gian hoàn thành và phương án kế hoạch trả nợ cụ thể.

4.2.5.Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro

Cơ sở hình thành giải pháp

Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng hiện nay của chi nhánh chưa được kiểm soát chặt chẽ. Từ đây, dẫn đến hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng không cao do tình trạng chuyên môn của đội ngũ cán bộ còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu công việc.

Mục đích giải pháp

Cải thiện hiệu quả hoạt động của bộ máy quản trị rủi ro, tăng cường tính chính xác trong hoạt động quản trị rủi ro tại Chi nhánh.

Nội dung giải pháp

Thời gian tới, Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn cần phải quan tâm đầu tư thời gian và sức lực để hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro sao cho an toàn và hiệu quả, phù hợp với những loại rủi ro đặc thù và với điều kiện của chi nhánh trong môi trường hội nhập quốc tế ngày nay.

Trước yêu cầu cấp thiết của việc quản lý rủi ro tín dụng và dưới sự chỉ đạo của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn, thời gian tới chi nhánh nên thành lập phòng quản lý rủi ro, phân tich bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như quan hệ khách hàng: tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng, bộ phận quản lý rủi ro của chi nhánh sẽ thực hiện việc thẩm định tín dụng độc lập và đưa ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá

trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận tác nghiệp thực hiện việc lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý các khoản cho vay.

Khithiết lập bộ phận quản trị rủi ro tín dụng, bộ phận này sẽ hoạt động độc lập với các bộ phận khác tại Chi nhánh. Các chức năng của bộ phận này cần được quy định gồm:

- Phân tích và định lược một cách đầy đủ các loại rủi ro tín dụng. Để thực hiện được công việc này, đòi hỏi bộ phận này phải phối hợp với bộ phận nghiên cứu, phân tích diễn biến, dự báo kinh tế vĩ mô để định lượng các rủi ro thuộc về môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, bộ phận này cần có những chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm về tín dụng, am hiểu về các sản phẩm cho vay, có kỹ năng phân tích sâu rộng, có khả năng phán đoán và được cập nhật thường xuyên về các thông tin ngành nghề, kinh tế, xã hội, pháp luật... tư vấn đưa ra các loại rủi ro đúng với thực tế.

- Phân tích và đánh giá các loại rủi ro tín dụng trước khi xét duyệt cho vay trên phương diện loại hình cho vay, khách hàng cho vay, rủi rovĩ mô, rủi ro hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. .. Nhân viên bộ phận này có thể kết hợp đi thẩm định trực tiếp với nhân viên tín dụng của Chi nhánh nếu khoản tín dụng có giá trị lớn nhằm có sự đánh giá chính xác về rủi ro tín dụng.

- Sau khi giải ngân bộ phận kiểm soát rủi ro tín dụng của Chi nhánh có thể kiểm tra đột xuất khách hàng để xác minh việc giám sát khách hàng vay của cán bộ tín dụng. Họ có thể trao đổi trực tiếp với khách hàng trong trường hợp có dấu hiệu thanh toán trễ hạn thường xuyên hoặc có dấu hiệu bất thường khác.

- Thực hiện đánh giá định kỳ về các loại rủi ro tín dụng trong danh mục cho vay của từng đơn vị và của toàn Chi nhánh để kịp thời điều chỉnh chính sách tín dụng và đề ta các giải pháp đối phó, hạn chế rủi ro cũng như cách thức giám sát đối với từng nơi cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)