Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn (Trang 43 - 44)

5. Bố cục luận văn

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

+ Phỏng vấn chuyên gia về các nội dung liên quan đến đề tài. Trong luận văn, tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia là các lãnh đạo thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn và một số cán bộ làm việc tại phòng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Nội dung của phỏng vấn chuyên gia sẽ giúp tác giả khám phá ra những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.

+ Phương pháp điều tra qua bảng hỏi khảo sát. Tác giả thực hiện một cuộc điều tra khảo sát với đối tượng điều tra là đội ngũ cán bộ và nhân viên Ngân hàng về công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng để tìm ra những mặt đạt được và hạn chế đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Hiện tại, số lượng cán bộ và nhân viên tại Chi nhánh là 132 cán bộ nhân viên. Theo quy tắc chọn mẫu của Yamane (1967- 1986), ta có:

Trong đó: N là tổng thể

e là sai số. Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn e =5%=0,05 n là cỡ mẫu.

Số lượng cán bộ và nhân viên là 132. Do đó số mẫu tối thiểu cần phải nghiên cứu là:

N = 132/(1+132 x 0,052) = 100 mẫu.

Do đó, cỡ mẫu tối thiểu phải đạt 100 mẫu. Tuy nhiên, việc lựa chọn mẫu nghiên cứu là khá thuận tiện, vì tất cả các đối tượng điều tra phỏng vấn đều là đồng nghiệp của tác giả. Do đó, tác giả sẽ nghiên cứu tổng thể mẫu với quy mô là 132 cán bộ nhân viên của Chi nhánh. Để thực hiện cuộc điều tra, tác giả thiết kế bảng hỏi và gửi đến tất cả các đồng nghiệp của mình tại các phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thông qua email.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)