Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn (Trang 42)

5. Bố cục luận văn

1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông

Qua kinh nghiệm quản trị RRTD của một số ngân hàng thương mại Việt Nam, có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn như sau:

Thứ nhất, xây dựng quy trình tín dụng quy định rõ trách nhiệm các khâu nghiệp vụ, tách biệt giữa bộ phận tiếp nhận hồ sơ khách hàng, bộ phận thẩm định cho vay và thu nợ, tránh chồng chéo giữa các bộ phận, gây mất thời gian cho khách hàng.

Thứ hai, xây dựng hệ thống các tiêu chí để chấm điểm khách hàng.Việc chấm điểm khách hàng có thể dựa trên mô hình phù hợp. Sau khi có kết quả chấm điểm khách hàng, ngân hàng cần đưa ra những chính sách đối xử với từng khách hàng.

Thứ ba, sử dụng những biện pháp hỗ trợ như thiết lập quỹ dự phòng rủi ro, mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi, tiền vay, phân chia giới hạn rủi ro… giúp hạn chế được rủi ro đáng kể trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Thứ tư, tăng cường công tác thu thập, lưu trữ thông tin và giám sát khoản vay. Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay được tăng cường giúp thu thập thêm thông tin để đánh giá, xếp hạng khách hàng hoặc khoản vay, từ đó có thể giúp các NH quản lý rủi ro một cách toàn diện hơn.

Thứ năm, cần thành lập tại mỗi TCTD một bộ phận quản trị rủi ro tín dụng có đủ trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp để có thể quản trị được hoạt động tín dụng một cách có hiệu quả.Bộ phận đó phải độc lập với bộ phận tín dụng tại mỗi TCTD.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

(1) Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn hiện nay như thế nào?

(2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn?

(3) Những giải pháp nào tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Nhằm mục đích làm rõ thực trạng về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn, tác giả tiến hành lựa chọn điểm nghiên cứu tại chính Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

+ Phỏng vấn chuyên gia về các nội dung liên quan đến đề tài. Trong luận văn, tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia là các lãnh đạo thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn và một số cán bộ làm việc tại phòng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Nội dung của phỏng vấn chuyên gia sẽ giúp tác giả khám phá ra những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.

+ Phương pháp điều tra qua bảng hỏi khảo sát. Tác giả thực hiện một cuộc điều tra khảo sát với đối tượng điều tra là đội ngũ cán bộ và nhân viên Ngân hàng về công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng để tìm ra những mặt đạt được và hạn chế đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Hiện tại, số lượng cán bộ và nhân viên tại Chi nhánh là 132 cán bộ nhân viên. Theo quy tắc chọn mẫu của Yamane (1967- 1986), ta có:

Trong đó: N là tổng thể

e là sai số. Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn e =5%=0,05 n là cỡ mẫu.

Số lượng cán bộ và nhân viên là 132. Do đó số mẫu tối thiểu cần phải nghiên cứu là:

N = 132/(1+132 x 0,052) = 100 mẫu.

Do đó, cỡ mẫu tối thiểu phải đạt 100 mẫu. Tuy nhiên, việc lựa chọn mẫu nghiên cứu là khá thuận tiện, vì tất cả các đối tượng điều tra phỏng vấn đều là đồng nghiệp của tác giả. Do đó, tác giả sẽ nghiên cứu tổng thể mẫu với quy mô là 132 cán bộ nhân viên của Chi nhánh. Để thực hiện cuộc điều tra, tác giả thiết kế bảng hỏi và gửi đến tất cả các đồng nghiệp của mình tại các phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thông qua email.

2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Do nguồn thu thập thông tin gồm hai nguồn thông tin: sơ cấp và thứ cấp. Do đó, tác giả sẽ tiến hành xử lý thông tin như sau:

+ Đối với thông tin sơ cấp bằng cách phỏng vấn chuyên gia tác giả sẽ tổng hợp lại bằng phần mềm Excel để tổng hợp và đưa những ý kiến đóng góp giống nhau và khác nhau.

+ Bên cạnh đó, tác giả còn xử lý thông tin thông qua các phần mềm Word để tổng hợp dữ liệu

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Sau khi thu thập các thông tin, tác giả tiến hành phân tích các thông tin bằng phương pháp sau

+ Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích diễn biến sự thay đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu qua thời gian, trong luận văn tác giả so sánh các nội dung sau: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua các giai đoạn, kết quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh qua các giai đoạn thông qua các chỉ tiêu nghiên cứu để thấy được mức độ của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

hạn chế của chỉ tiêu nghiên cứu, sau đó tổng hợp lại và rút ra những nguyên nhân của các hạn chế trong chỉ tiêu nghiên cứu.

2.3.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu kết quả kinh doanh

Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của Chi nhánh qua giai đoạn 2014-2017 gồm:

+ Chỉ tiêu phán ảnh hoạt động huy động vốn

Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu của NHTM, thực chất là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu mà Ngân hàng tạm thời quản lý, sử dụng và có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời và đầy đủ khi khách hàng có yêu cầu. Nguồn vốn huy động được phân theo các khía cạnh:

- Nguồn vốn không kỳ hạn: Là nguồn tiền mà người sở hữu có thể rút ra để sử dụng bất kỳ lúc nào. Loại tiền này tuy biến động thường xuyên nhưng vẫn có được một số dư ổn định do số tiền gửi và rút ra trong một thời kỳ có thể bù trừ cho nhau, nên ngân hàng ngoài việc sử dụng cho vay ngắn hạn còn có thể sử dụng cho vay trung và dài hạn đối với số dư trên. Về nguyên tắc do mục đích người có tiền gửi không kỳ hạn là nhờ ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán nên đối với loại này Ngân hàng sẽ không trả lãi hoặc trả lãi thấp.

- Nguồn vốn có kỳ hạn: Là nguồn tiền mà chủ sở hữu chỉ sử dụng rút ra khi tới hạn hoặc muốn rút ra phải báo trước. Nguồn vốn này bao gồm các kỳ hạn: dưới 12 tháng; từ 12 đến 24 tháng; trên 24 tháng. Ngân hàng muốn tăng nguồn vốn ở các kỳ hạn phải trả lãi thỏa lãi thỏa đáng tương đương với các kỳ hạn sao cho người gửi vừa được đảm bảo an toàn về vốn vừa có khoản thu nhập hợp lý từ tiền gửi của mình. Nguồn vốn có kỳ hạn là nguồn vốn tương đối ổn định nên Ngân hàng có thể sử dụng để cho vay trung và dài hạn.

Tổng nguồn vốn = Nguồn vốn không kỳ hạn + Nguồn vốn có kỳ hạn Trong đó:

Nguồn vốn có kỳ hạn = Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng + Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng + Tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng

Dựa trên số liệu nguồn vốn huy động, tính toán tốc độ tăng trưởng nguồn vốn qua các năm như sau:

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn =

Nguồn vốn năm t -Nguồn vốn năm t-1

* 100% Nguồn vốn năm t-1

+ Chỉ tiêu phản hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là một hệ thống quan hệ kinh tế liên quan đến các giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trọng một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Nguồn vốn cho vay hay dư nợ tín dụng được phân theo các khía cạnh:

- Dư nợ ngắn hạn: Là lượng tiền cho vay với kỳ hạn vay đến 12 tháng

- Dư nợ trung hạn: Lượng tiền cho vay với kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng - Dư nợ dài hạn: Lượng tiền cho vay với kỳ hạn trên 60 tháng

Tổng dư nợ = Dư nợ ngắn hạn + Dư nợ trung hạn + Dư nợ vào hạn

Dựa trên số liệu dư nợ để tính toán tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng như sau:

Tốc độ tăng trưởng = Dư nợ năm sau−Dư nợ năm trước

Dư nợ năm trước ∗ 100% (2)

+ Chỉ tiêu phản ánh hoạt động dịch vụ

Nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán trong nước: Ngân hàng mở rộng liên kết, hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ: thanh toán hóa đơn, dịch vụ thu hộ chi hộ như: viễn thông, tiền điện, tiền nước; truyền hình;… Tất cả các dịch vụ ngân hàng cung cấp đều áp dụng các mức phí, do vậy các ngân hàng sẽ có những khoản thu từ phí trong nhóm dịch vụ này bằng tổng các khoản phí.

Nhóm sản phẩm dịch vụ thẻ: Ngân hàng cung cấp các tính năng, tiện ích khi khách hàng sử dụng thẻ như: rút tiền, chuyển khoản, thanh toán hàng hóa, dịch vụ, nạp tiền điện thoại, nộp tiền điện,… Ngân hàng thống kê số lượng thẻ phát hành theo thời gian và xác định được phí dịch vụ thẻ hàng năm thu được.

Nhóm dịch vụ Mobilebanking:Đây là loại hình sản phẩm dịch vụ yêu cầu công nghệ cao. Các sản phẩm dịch vụ ngày càng được hoàn thiện và bổ sung các

tiện ích như: thanh toán, chuyển tiền, mua bán trực tuyến,…Đối với nhóm dịch vụ này, ngân hàng sẽ thống kê số khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp) sử dụng dịch vụ và tổng thu phí dịch vụ hàng năm ngân hàng thu được.

+ Chỉ tiêu lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận với sự biến động của lợi nhuận theo từng thời kỳ.

Lợi nhuận = Thu nhập - chi phí Tốc độ tăng trưởng

lợi nhuận =

Lợi nhuận năm t - Lợi nhuận năm t-1

* 100% Lợi nhuận năm t-1

Chỉ tiêu này phản ánh khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo từng năm và so sánh năm sau với năm trước.

2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng

- Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn * 100% Tổng dư nợ (4) Tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp càng tốt thể hiện chính sách tín dụng cũng như khả năng quản lý rủi ro của ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi Tỷ lệ nợ quá hạn có

khả năng thu hồi =

Nợ quá hạn có khả năng thu hồi

* 100% Tổng dư nợ (5) - Tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi

Tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi =

Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi

* 100% Tổng dư nợ (6) Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi càng cao, rủi ro càng thấp. Và ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi càng cao, rủi ro càng cao.

- NQH có Tài sản đảm bảo và NQH không có tài sản đảm bảo Tỷ lệ nợ quá hạn có tài sản

đảm bảo =

Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo

* 100% Tổng dư nợ (7)

Tỷ lệ nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo =

Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo

* 100% Tổng dư nợ (8) - Tỷ lệ nợ khó đòi Tỷ lệ nợ khó đòi = Nợ khó đòi * 100% Tổng dư nợ (9) Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt. - Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) * 100% Tổng dư nợ (10) Chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng, chỉ tiêu này càng nhỏ thể hiện chất lượng tín dụng càng cao.

- Số tiền trích lập dự phòng

Giá trị dự phòng phải trích lập theo các nhóm nợ từ 1 đến 5. Đây là chỉ tiêu phẩn ánh mức độ bù đắp tổn thất của ngân hàng khi có rủi ro tín dụng phát sinh.Chỉ tiêu này càng lớn, rủi ro càng tăng.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

CHI NHÁNH TỈNH BẮC KẠN

3.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

Hiện nay, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Namcó rất nhiều chi nhánh trên toàn quốc và Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn là một trong các chi nhánh của Agribank. Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn được thành lập theo Quyết định số 62/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.Từ tháng 01 năm 1997 trên cơ sở chia tách và tái lập từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Thái và 2 chi nhánh ngân hàng huyện (huyện Ngân Sơn và huyện Ba Bể) của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Cao Bằng.Năm 1998 thành lập thêm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Chợ mới, năm 2004 thành lập thêm chi nhánh huyện Pác Nặm. Như vậy cho đến nay mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn có 1 Hội sở chính đặt tại trung tâm thành phố Bắc Kạn,địa chỉ 264 đường thành công, phường Phùng Chí Kiên, TP Bắc Kạn,Tỉnh Bắc Kạn.7 chi nhánh loại III trực thuộc và 4 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại III; 4 phòng giao dịch trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn. Như vậy, hiện nay có tổng cộng 15 địa điểm giao địch của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn hoạt động rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

Là một chi nhánh của Agribank nên Agribank Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn cũng có những quy định rõ ràng về việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực

khác của Agribank Trung ương, việc sử dụng các nguồn vốn huy động, tiếp nhận và đi vay theo quyết định của pháp luật và hướng dẫn của trung ương để thực hiện các nhiệm vụ của mình:

- Hoàn trả đầy đủ và đúng thời hạn tiền vốn cho khách hàng gửi tiền theo thoả thuận.

- Các khoản nợ phải thu, phải trả trả trong bảng tổng kết tài sản phải trong số vốn do chi nhánh quản lý.

- Hoàn trả các khoản tín dụng do chi nhánh trực tiếp vay hoặc thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng được chi nhánh bảo lãnh nếu khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

Như vậy, sau nhiều năm hoạt động Agribank Bắc Kạn đang dần dần củng cố và hoàn thiện cơ cấu tổ chức để phù hợp với sự thay đổi ngày càng phức tạp của nền kinh tế nói chung và của toàn hệ thống ngân hàng thương mại nói chung trong quá trình hội nhập.

3.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)