Bài học kinh nghiệm trong quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn (Trang 39)

5. Bố cục luận văn

1.4. Bài học kinh nghiệm trong quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

thương mại

thương mại

Cách đây vài năm VPBank là một trong số các NHTM hoạt động yếu kém, hiệu quả thấp, quy mô nhỏ. Đặc biệt là hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp rơi vào tình trạng xấu, có dấu hiệu rủi ro cao, nợ quá hạn tăng đột biến, khả năng thanh toán kém vì vậy được xếp vào tình trạng quản lý đặc biệt của NHNN. Dưới sự chỉ đạo của NHNN, ban lãnh đạo VPbank đã sắp xếp cải tổ lại toàn bộ hoạt động của mình, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Sau hai năm hoạt động VPbank đã có nhiều khởi sắc, dần đi vào ổn định và hiệu quả, quy mô ngày càng tăng và được mở rộng, thoát khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt, nợ xấu giảm xuống dưới 1%. Để đạt được kết quả đó, VPbank đã tích cực tìm giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng đối với cácdoanh nghiệp nói riêng. Trong đó, việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro đã được VPbank đặc biệt chú trọng thể hiện ở một số điểm:

- Ban hành sổ tay tín dụng:

Sổ tay tín dụng là cuốn cẩm nang hệ thống và tổng hợp các quy định chung, các bước cơ bản mà mỗi cán bộ tín dụng cần thực hiện trong quy trình tác nghiệp.Sổ tay tín dụng được xây dựng với mục đích trở thành công cụ hỗ trợ quan trọngcho mỗi cán bộ tín dụng tra cứu để thực hiện phần hàng công việc của mình một cách nhuần nhuyễn. Bên cạnh đó sổ tay tín dụng còn đề cập đến nội dung quản lý rủi ro tín dụng để các nhà quản lý có thể điều hành tín dụng trong khuôn khổ pháp lý và để kiểm soát, loại trừ các rủi ro tín dụng đã được lường trước.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VPbank được xây dựng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.Thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để tiến hành chấm điểm, xếp loại khách hàng. Mục tiêu của chính sách khách hàng nhằm tăng cường quan hệ, có chính sách ưu tiên về lãi suất, phí, điều kiện tài sản đảm bảo với các nhóm khách hàng xếp hạng cao và ngược lại hạn chế quan hệ tín dụng, tăng cường các biện pháp đảm bảo với các nhóm khách hàng xếp hạng thấp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)